Còn Cha còn Mẹ là còn cả đường đi lối về !

Còn Cha còn Mẹ là còn cả đường đi lối về !

3849

"Lỡ mai Hồng thắm phai tàn, Hồng trắng ở lại lệ buồn đời con !". Ảnh sưu tầm​

Những cơn mưa mùa hạ đã ngớt dần, bầu trời trong veo, xanh ngắt bước vào thu cũng là lúc mùa Vu Lan lại về. Làm sao chúng con quên được ngày ấy, cứ đến mỗi tháng 7 âm lịch không khí nhộn nhịp chuẩn bị cho đại lễ Vu Lan lại ùa về trong niềm hạnh phúc của mỗi người.

Không phải chỉ có ngày lễ chúng con mới tưởng nhớ đến 2 đấng sinh thành, mà ngày ngày khi màn đêm buông xuống, chúng con quây quần cùng gia đình để trò chuyện, để sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn của 1 ngày trôi qua, không khí gia đình thật ấm cúng và hạnh phúc biết bao!

Thế nhưng, đối với những trẻ mồ côi hoặc những trẻ có cha có mẹ cũng như không do nhiều lí do khác nhau của cuộc đời này đã khiến cho những đứa trẻ ấy đượm buồn, thiếu thốn tình thương rất nhiều, nỗi bất hạnh luôn đến với số phận của mình, thế thì các em biết chia sẻ cùng ai? Xin chớ bi quan, đừng buồn, đừng khóc nữa mà hãy nhìn về phía trước, cuộc đời này cũng đáng yêu, đáng sống lắm bởi có biết bao nhiêu trái tim cùng đồng cảm với những nỗi bất hạnh, có biết bao nhiêu đôi tay cùng chăm sóc, vun vén cho những mảnh đời thiếu may mắn kia. Cụ thể là đạo Phật, một đạo từ bi, cứu khổ chúng sanh và chính những ngôi chùa là nơi không chỉ dành riêng cho những người con Phật mà còn luôn mở rộng vòng tay chào đón những người con ở khắp mọi nơi. Giúp cho chúng con an lạc trong cuộc sống, tinh tấn để tu tập, luôn giữ được đạo lí làm người, bổn phận làm con và trách nhiệm với xã hội.

“Nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ
Đừng nói phải chi… quá trễ rồi
Chiếc bóng thời gian nào chảy ngược
Dòng đời gõ nhịp chẳng ngừng trôi
Bông hồng dưỡng dục đây lòng mẹ
Hoa thắm công ơn tựa biển trời
Tháng bảy vu lan mùa báo hiếu
Ai ơi kẻo muộn – lá vàng rơi”

Cứ đến tháng 7, tiếng đàn bầu, đàn tranh thánh thót hòa quyện vào nhau tạo nên những cung bậc tình cảm lúc sâu lắng đậm đà, lúc êm dịu tha thiết nghe như âm thanh ngọt ngào của tiếng mẹ ru, giọng nói trầm ấm của tiếng cha luôn văng vẳng bên tai như dõi mắt theo những đứa con yêu dấu của mình. Rồi chợt con nghĩ không biết vô thường sẽ đến lúc nào đây? Rồi cũng sẽ đến lúc chúng ta phải chia lìa cha mẹ của mình, đó là qui luật nghiệt ngã “sinh, lão, bệnh, tử” của thế gian mà không ai có thể cưỡng lại được.

Chính vì thế, sư phụ đã nhắc nhở: “vai trò của người xuất gia và người Phật tử tại gia rất quan trọng vì sẽ hướng dẫn cho gia đình mình hay những người xung quanh biết Phật pháp vì đạo Phật là đạo tỉnh thức, đạo trí tuệ đồng thời biết dựa vào suối nguồn tâm linh, thực hành theo gương đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát có như thế thì nỗi bất hạnh sẽ được xóa mờ”. Chúng con sẽ cảm thấy an vui, ấm áp cõi lòng và khi vô thường có đến với bất cứ ai, Phật pháp sẽ giúp chúng ta thoát khỏi biển sanh tử luân hồi mà siêu sanh Tịnh Độ.

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Tuyệt vời thay! Cao quí thay! Khi chúng con được hưởng hạnh phúc ấy, đã có biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… viết về tình cảm thiêng liêng này, 1 đề tài muôn đời khó phai.

“Thuyền không bến lái thuyền quay
Con không cha mẹ ai bày con nên”

Đại lễ Vu Lan là một ngày quan trọng của đạo Phật luôn nhắc nhở mỗi người con báo hiếu cha mẹ của mình trong ánh sáng từ bi, trí tuệ, giải thoát của đức Thế Tôn. Hàng đệ tử chúng con luôn ghi nhớ lời đức Phật và sư phụ đã dạy cần phải báo tứ trọng ân (ân quốc gia, ơn cha mẹ, ơn tổ quốc và ơn Tam Bảo) và chắc chắn rằng mỗi mùa Vu Lan về càng hun đúc chúng con 1 tình yêu bất diệt ấy giữa khói hương trầm lung linh lan tỏa, chan chứa cội nguồn yêu thương nơi quê nhà và nơi chốn thiền môn.

Bông Hồng đỏ thắm trên tim
Con đây vui sướng Mẹ còn dương gian
Lỡ mai Hồng thắm phai tàn
Hồng trắng ở lại lệ buồn đời con.


3851

"Con không về được mẹ ơi ! Quê hương gần lắm mà vời vợi xa". Ảnh sưu tầm
Tác giả: Lê Tuấn
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
cha mẹ hiếu hạnh mênh mông vu lan yeu thuong đức phật đường đi lối về
5K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top