Nhà Con gái nhỏ của cha

Nhà Con gái nhỏ của cha

H
Hoài Sa
  • Outstanding Сasual Dating Live Women 18 đến từ GB
Nắng nhạt dần, ánh chiều tà chạy vội về phía chân núi tựa như cái cách mà tôi chạy vội về phía căn nhà bé nhỏ phía xa xa nơi đối diện với cánh đồng, đối diện với đám cỏ lau mọc um tùm như muốn chiếm lĩnh cả bãi đất mênh manh hoang vắng. Trời lạnh quá! Ở cái đất Sa Pa khi đông sang, sương khói không hiểu ở đâu ùn ùn kéo đến. Sương giăng mắc khắp đất trời, sương phủ trên nóc nhà nghi ngút khói ở bản làng xa, sương lãng đãng trên sườn đồi sườn núi. Sương xuống khiến vạn vật lờ mờ, khiến tôi suýt thì té khi tất tả vượt qua con dốc dài hoăm hoẳm để xuống buôn bán buổi chợ phiên lúc chiều. May quá hôm nay bán đắt hàng tôi mua món chả cá mà con bé Thêm thích nhất, cái món ăn vặt ấy bọn trẻ con thích lắm. Tôi thường cấm con bởi món đó không hợp vệ sinh, mỗi lần như thế con bé Thêm cứ thường trách tôi nghèo, không có nôi rvài đồng bạc mua cho nó. Những lúc như vậy tôi chỉ biết cười trừ, thôi thì cứ lấy cái nghèo ra làm cái cớ để những thương yêu trong tôi theo gió cuốn mây bay mà tới cái xó xỉnh bào trong lòng đi.

Vội vàng chạy về phía căn nhà, tôi thấy con đang trò chuyện với thằng nhóc nào trước hiên nhà. Trên môi con bé nở nụ cười tươi rói, lấp lánh hơn cả đôi bông tai có đính cái hạt bé tin hin vô cùng đắt mà con bé thích lắm. Tôi ngơ ngác đứng hình mất mấy giây, con hiếm khi cười khi ở với tôi nhưng không hiểu sao nó lại tươi tắn thế trước mặt người khác, chắc có lẽ do tôi quá nghiêm khắc với con chăng? Những câu hỏi miên man trong đầu tôi bị kéo trở về thực tại bởi hành động của thằng bé đang trò chuyện với con. Nó ngó nghiêng xung quanh như kẻ trộm rồi đặt lên môi con bé Thêm một nụ hôn. Tôi không dám tin vào mắt mình nữa, đầu óc tôi thực sự nổ tung rồi:

- Aaaaaaa…!

Tôi thét lên một tiếng rồi chạy thục mạng tới trước hiên nhà. Ánh chiều tà nhễ nhại, lòe nhòe cố soi cho rõ hình bóng hai con người đang quấn quít. Tiếng thét dài của tôi như được nhúng trong hang, vang xa đến nơi hai người có thể nghe thấy. Cả hai đứa nó giật mình và vội vàng buông nhau ra như đứa bé lén mẹ ăn vụng kẹo. Ba người chúng tôi đối mặt với nhau, bây giờ thì tôi có thể nhìn rõ thằng bé đứng trước mặt mình là ai. Ra là cái thằng Huân ở đầu làng mà tôi thường nghe mấy bà bán buôn ở phiên chợ tôi làm tán dóc với nhau rằng ‘Cái thằng đấy, lớn đầu rồi mà không có công ăn việc làm, chỉ được cái mẽ giàu có’; ‘Đúng đó, tôi nghe nói nó khiến mấy đứa con gái có bầu rồi, nhưng không chịu trách nhiệm. Bố mẹ nó lấy tiền bịt miệng người nhà người ta cả rồi. Quả nhiên là cái lẽ đời, người giàu có mấy ai một lòng’; ‘Nhắc mới nhớ ha, anh Hai Tú hôm nọ tôi thấy con bé Thêm với thằng Đăng đi chơi với nhau đấy, nom thân thiết lắm. Anh phải dặn dò con bé cẩn thận đấy, con bé năm nay cũng lên 12 rồi đừng để bị con trai nó lừa cho thì hỏng cả một đời’. Nghe thế tôi cũng chỉ cười cho qua, tôi tin tưởng con bé Thêm lắm, xưa nay nó ngoan ngoãn lại học hành giỏi giang, năm nào nó cũng đứng nhất lớp, chắc có khi là Hên nhầm con gái mình với mấy đứa khác trong làng thôi mà.

Bây giờ thằng Huân đứng trước mặt tôi, nó còn làm cái chuyện tệ như thế, nó khiến những ngờ vực về nhân cách bẩn thỉu của nó trong tôi dần hiện ra càng lúc càng sáng tỏ. Tôi giận dữ chạy lại túm lấy cổ áo nó. Tôi rống lên giận dữ như thể hổ mẹ đang cố bảo vệ bầy con trước đàn sư tử hung ác.

- Sao mày dám làm như thế với con gái tao. Nó còn bé như thế, nó còn phải học hành, nó còn có tương lai. Tao cấm mày không được tới đây nữa.

Thằng Đăng có vẻ hoảng nó nắm chặt lấy tay tôi muốn kéo ra nhưng rồi lại bất lực mà buông thõng. Tôi không biết mình lấy đâu ra sức lớn như vậy để chống chọi với một đứa con trai cao to đang ở độ tuổi ăn tuổi lớn nhưng tôi biết một điều rằng nếu tôi không khiến thằng Đăng sợ thì tôi sợ con gái tôi sẽ khổ. Suy nghĩ đó vụt qua đầu tôi đã bị đập nát bằng tiếng khóc thét của Thêm:

- Dượng bỏ tay ra, đừng có làm anh Đăng bị thương. Dượng vào nhà đi, đây là chuyện của tôi.

Âm thanh của con vang lên, nghe thật mỏi mệt, từ khi nào thế nhỉ? Con bé vốn xinh đẹp, giọng nói của con lanh lảnh đáng yêu như có nghìn con chim sâu đang đậu lên giọng nói của con, chúng nhảy nhót và ca hót véo von, ngay cả khi nổi giận hoặc không vừa ý với tôi, âm thanh của con nghe vẫn cứ lanh lảnh đáng yêu như thế. Tôi buông thằng Đăng ra, như một luật sư bị thua vụ kiện cáo. Tôi lặng người, không nói gì hết mà chỉ nhìn xoáy vào mắt con, để thấy cho rõ những mỏi mệt mà con đang chịu đựng, để giọt nước mắt lăn dài trên má con soi sáng thân ảnh nhếch nhác dơ bẩn hiện tại của tôi.

Thằng Đăng được thả ra, nó lặng lẽ bỏ chạy, âm thầm như ngọn lửa xấu xa ngày xưa đã từng đã đốt rụi nhà bà Thường rồi tan biến theo mây khói lúc nào không hay nhờ cơn mưa của ông trời. Con bé Thêm nhìn tôi thét toáng lên:

- Ông thật quá đáng, anh ấy là người tôi thương. Bao nhiêu năm từ khi ba mẹ mất, tôi mới có người tôi thương thực sự mà ông cũng muốn cấm đoán tôi sao. Ông đúng là cái đồ độc ác.

Từng lời từng lời của con tựa những chiếc dằm đâm thẳng vào trái tim tôi, chằng chịt không một chút kẽ hở khiến tôi như thể bị nghiền nát đến thoi thóp không thể thở được. Tôi lặng lẽ nhìn bước chân con vội vã chạy vào phòng, tiếng “rầm” thật lớn có lẽ do con vô tình để cơn hậm hực trút giận lên cánh cửa màu trắng tinh khôi mà tôi sơn từ tuần trước. Con chê cánh cửa được làm từ gỗ du sam vừa xấu vừa quê mùa, con ghét bỏ cái sự xù xì cũ kĩ của gỗ đã để từ lâu, con trách tôi sao cứ cổ hủ lạc hậu vậy. Vì con tôi thay đổi tất cả, nhưng có lẽ chưa đủ để con có thể cảm nhận được, tôi hối hận lắm vì đã quát thằng Huân trước mặt con. Con gái lúc nào cũng nhạy cảm mà, chắc con bé cảm thấy xấu hổ lắm, đặc biệt là trước mặt người nó thương mà tôi lại làm ra hành động như vậy. Thằng Huân dù nó là người không ra gì nhưng ít nhất nó cũng là người đứa con gái duy nhất của tôi yêu thương. Ai mà lại muốn người mình yêu thương bị tổn thương chứ. Cái Thêm cũng giống tôi thôi, con lúc nào cũng muốn bảo vệ người con yêu.

Ba ngày trôi qua rồi con bé cứ tự nhốt bản thân trong phòng, con bé bướng bỉnh lắm. Nó nhất quyết không chịu ăn cơm tôi để phần lại t mỗi bữa, tôi sợ con bé đói mà cố tình đun sẵn ấm nước, cố tình mua thật nhiều mì gói và thức ăn nhanh để trong tủ nơi con biết được, và trong mỗi bữa ăn tôi cố ăn thật nhanh rồi vờ như ra ngoài có việc để con bé có thêt ăn. Con cứ như vậy vụng trộm ăn, còn tôi thì vụng trộm ra ngoài lén nhìn con ăn uống qua loa cho xong bữa, rồi thu dọn bát đũa vờ như chưa có chuyện gì xảy ra, đợi tới khi con bé vào phòng rồi tôi mới vào nhà. Ngoài đường lạnh lẽo quá, tuyết rơi trắng xóa cả khoảng trời, tuyết giăng trắng từng mái nhà, từng con ngõ, từng ngóc ngách trong thị trấn. Từng nhành cây kẽ lá, hay những giọt sương mai chỉ kịp đậu trên cành, chưa kịp tan cũng đã bị đóng băng. Tôi đứng ngoài trời mà nghe lòng buốt giá nhưng cũng chỉ dám âm thầm thở hắt ra một hơi thật dài, con cứ ăn mì hoài như vậy sẽ ốm mất.

Đến ngày thứ tư con bé cuối cùng cũng chịu ra ngoài, tôi mừng lắm. Hình như con định đi đâu, vai con đeo chiếc cặp, tôi chạy lại hỏi:

- Con đi đâu vậy?

Con bé không chịu đáp, cứ vậy mà cố bỏ đi. Tôi cuống quít không tự chủ được mà dùng bàn tay thô ráp xấu xí gàn:

- Cha hỏi sao con không trả lời. Con định đi đâu? Con định đến chỗ thằng Đăng đúng không? Cái thằng đó không tốt gì đâu con đừng dây dưa với nó nữa, nó sẽ làm khổ co…

Con lạnh lùng hất tay tôi ra rồi ngắt lời tôi bằng giọng nói lanh lảnh nhạt dần:

- Không phải chuyện của dượng, dượng làm ơn đừng gọi mình là cha được không. Dượng đừng có lúc nào cũng ra cái vẻ quan tâm săn sóc tôi như thế được không. Tôi gặp ai là chuyện của tôi. Dượng không có quyền quyết định.

Tôi sững người, những chiếc dằm trong tái tim tôi như đang rục rịch, như cố tình khiến tôi đau hơn. Cơn đau hóa thành sự giận dữ choán hết đầu tôi, tôi hét lên:

- Mày ở nhà cho tao không được đi đâu hết, tao dù không phải cha mày thì cũng không để mày trở thành đứa con gái hư hỏng.

Tôi kéo con trở lại phòng rồi định khóa cửa lại, nhưng con bé cũng đâu kém. Có lẽ tôi đã chạm vào điều gì đó nhạy cảm trong lòng con, nó cắn tay tôi rồi dùng hết sức bình sinh xô tôi một cái thật mạnh xuống đất. Trong tiếng rè rè phát ra từ máy sưởi tôi cố tình đặt trong phòng con, chợt tôi nghe thấy tiếng nức nở của con bé Thêm, nó nghẹn ngào:

- Ông là đồ xấu xa, ông không phải cha tôi.

Con bé chỉ để lại câu nói đó rồi vội vã tông cửa thật mạnh chạy ra ngoài. Hình như khi con mới 8 tuổi, lần đầu tiên tôi gặp con bé, cũng vào mùa đông, ngoài trời rét buốt. Con bé ôm chặt lấy mẹ rồi cũng hét vào mặt tôi như thế lúc tôi cố gắng lấy lòng nó và muốn nói cho nó biết rằng mình sẽ trở thành cha nó.

“Thêm ơi, con gọi chú là cha nhé.”

“Không bao giờ, ông là đồ xấu xa ông không phải cha tôi.”

Cơn gió như giận dữ mà càng mạnh hơn, thổi những câu nói lạnh lẽo của con vào đầu tôi, găm chặt trong đó không gỡ ra được. Kí ức cũ ùa về trong đầu như muốn kìm hãm tôi, không cho tôi đứng lên, cùng với cái lưng vừa rồi đập vào vách tường đau điếng lại càng khiến tôi khó khăn không thể đứng rồi. Tôi cố lết đến chiếc bàn rồi dùng hết sức cố đứng dậy, chậm chạp đi từng bước từng bước tìm miếng dán giảm đau trong hộp sơ cứu. Dán qua loa mấy miếng vào lưng, một lúc sau cơn đau đớn giảm xuống một chút nhờ sự mát mát dìu dìu từ miếng cao dán tỏa ra. Im lặng tựa bức tượng đá tôi cô đơn ngồi trên chiếc ghế đẩu rồi bắt đầu suy nghĩ miên man.

Tôi hiểu điều gì đang xảy ra và cố đốn nhận nó bằng một thái độ bình tĩnh như đón nhận một vết thương của cuộc đời. Tôi cũng tự nhủ tôi đừng trách cái Thêm. Rằng con có quyền lựa chọn tình yêu cho riêng con. Rằng tôi không thể buộc con phải gắn bó lòng mình với người mà nó không coi là cha. Tôi không thể bắt con giống tôi, không thể bắt con yêu thương tôi như cái cách tôi yêu thương nó.

Tôi khác. Không ai bắt tôi phải yêu thương cái Thêm như con ruột. Không ai bắt tôi đêm nào cũng túc trực con gái trở về nhà rồi mới ngủ. Không ai bắt tôi đêm nào cũng mơ thấy cô con gái nhỏ chạy đùa trên đường làng để những giọt nắng vàng rơi xuống chạm nhẹ lên gò má con. Những điều đó xảy ra một cách tự nhiên, cũng giống như cái hồi tôi mới gặp con bé lần đầu, tôi nhìn con bé mà lòng dậy sóng. Nhưng chẳng biết vì sao?

Bây giờ thì tôi biết rồi, ra là cái cảm giác thèm được làm cha của một người không có khả năng có con. Ra là cái cảm giác thèm muốn có một gia đình hạnh phúc của một cậu bé đã từng mất cả cha lẫn mẹ khi với lên 9 tuổi. Ra là cái cảm giác thèm được chăm sóc cho một người và muốn theo từng bước người đó trưởng thành. Và tôi cũng biết rằng thằng Huân hấp dẫn hơn tôi nhiều, so với nó một người chỉ là kẻ làm cha nuôi như tôi đây chẳng có quyền gì mà lên tiếng, chẳng có quyền gì mà cấm đoán cả. Tôi cứ âm thầm như vậy, hèn gì mà hồn tôi chết đuối. Tôi cố gột rửa tâm trạng bằng cái rét nhưng cũng không thể ngăn được nỗi buồn ráo riết chạy vào lòng.

Tôi thương con bé Thêm với một tình thương đặc biệt. Nó là hóa thân bé bỏng của Cải. Cái miệng hình trái tim nhỏ nhắn đáng yêu, đôi chân vòng kiềng mà nó lúc nào cũng tự ti, cả giọng nói lanh lảnh. Tất cả giống y đúc mẹ nó, người mà tôi yêu đến nhường nào. Con bé bướng bỉnh và gay gắt từ lần đầu gặp tôi, có lẽ nỗi mất mát khi ba ruột nó qua đời đã len lỏi đâu đó trong đầu óc nó rồi dần dần hình thành nên bức tường thành vô hình mà vững chắc trước tất cả những người đàn ông có ý định muốn tới gần mẹ nó. Tôi thấu hiểu cảm giác của nó, cảm giác mất đi cha mẹ những người thân yêu nhất cảm giác nơm nớp sợ hãi việc người thân còn lại cũng biến mất. Vậy nên tôi càng thương nó hơn. Tôi cứ nghĩ sự đồng cảm sâu sắc sẽ trở thành sợ dây kết nối giữa tôi và con nhưng không, có lẽ cái sự bướng bỉnh và cánh cửa trái tim của nó ngày càng thu hẹp lại kể từ cái ngày Cải ra đi. Kể từ ngày em ra đi con bé Thêm ngày càng lặng lẽ. Tôi thì buồn.

Tờ mờ tinh sương, gà chưa gáy đợt đầu. Ngôi sao vượt còn ngang trời đợi trăng. Côn trùng rỉ rả. Tiếng hoẵng kêu xa. Những con chồn vừa vọt ra khỏi bụi cây quắc lên từng cặp mắt vì bị đánh động sau mỗi bước chân người rậm rịch. Thêm vẫn chưa về nhà, nó không bao giờ về muộn như thế, nỗi lo lắng bắt đầu dâng lên trong lòng tựa lửa thiêu đốt khiến tôi nhấp nhổm không yên. Tôi đợi tới tận khi trời sáng, vẫn chưa thấy bóng cái Thêm. Tôi vội vàng chạy khắp làng khắp xóm. Gặp ai tôi cũng hỏi:

- Mọi người có ai thấy con bé Thêm không?

Tôi không biết mình đã ngã bao nhiều lần, nhưng tôi vẫn cố đứng dậy, phải tìm bằng được con bé Thêm. Tôi đi dọc khu bán quần áo, phụ kiện nơi mà con bé thích nhất nhưng vẫn không thất. Đến tận khi tối mịt, khi quả đồi đã im lìm ngủ, con chuột cũng chẳng buồn nhúc nhích sau một ngày lặn lội kiếm môì, tôi vẫn chưa tìm thấy con bé. Năm ngày trôi qua tôi chẳng buồn tới phiên chợ mỗi sớm để buôn bán, đàn cá rô phi cũng chết dần vì không có người chăm nom. Tôi cứ như người mất hồn mà đi tới đi lui tìm con nghe ai nhắc tên con bé Thêm là tôi như kẻ điên túm áo người ta lại hỏi cho bằng được, nhưng rốt cục vẫn chẳng thấy tin tức gì.

Đờ đẫn ngồi trước hiên nhà, tôi nhìn ra xa xăm nơi chân núi kia là mặt trời đỏ ối. Mùa đông rét mướt chỉ tầm năm giờ chiều là trời bắt đầu tối, hoàng hôn buông dần xuống. Từ trên cao, mặt trời từ từ lùi về ngôi nhà nhỏ ở phía cuối chân trời. Mặt trời đi xuống đến đâu, đất trời tối lại đến đó. Thoạt đầu là một sắc đỏ rực bao trùm lên mọi vật, khiến đất trời trở nên nhá nhem. Cũng là màu đỏ như lúc bình minh. Nhưng tông đỏ của buổi hoàng hôn như trầm lặng và nặng nề hơn rất nhiều. Những cơn gió theo đó bỗng chốc thổi nhanh và mạnh hơn, quét từng cơn rét buốt. Trời về tối, nên càng thêm lạnh lẽo. Hàng tre đan thành bụi thành đàn, oằn mình chống lại gió rét. Trên bầu trời vắng tanh, bởi đàn chim đàn vội kéo nhau về tổ trước khi đêm đen sụp xuống. Tiếng dế, tiếng chim im phăng phắc. Cả không gian chỉ còn tiếng xào xạc của lá cây.

Trên những con đường xi măng trong làng, các bóng đèn đường vàng cam ấm áp dần bật sáng lên. Lúc này, trời đã gần tối hẳn, chỉ còn thấy những vùng sáng tờ mờ trên nền trời sậm sịt. Cây cối cũng chỉ còn là những hình khối đen nhẻm. Sương đêm cũng dần dần ướp xuống, rải đều lên mặt đường, lên mái nhà, lên ngọn cây. Những ngôi nhà gạch mái đỏ nhỏ bé, dần sáng đèn và đỏ lửa. Mọi người sung sướng ngồi cạnh nhau, sẻ chia cho nhau những ấm áp. Rủ rỉ cho nhau nghe những chuyện của ngày dài. Ngoài đường, lác đác vài người đi làm về muộn, cúi gằm lao nhanh để mong sớm về nhà. Họ chạy vụt qua, để lại những vệt sáng trong đêm. Và rồi, trời tối hẳn, đất trời lạnh lẽo, yên ắng, chỉ còn tiếng lá rít gào, tiếng lá khô xào xạc. Tất cả mọi người đều đã yên vị trong mái ấm của mình. Thế là trời đã về đêm.

- Anh Tư, anh Tư ơi. Tìm thấy con bé Thêm rồi anh ơi.

Cảm nhận được có ai đang lay tôi. Tôi lẩm thẩm trong miệng. “Thêm… Thêm… Thêm. Cái gì, ai đang nhắc đến con bé Thêm. Chắc nhầm rồi” Tôi giật mình bừng tỉnh hét lên:

- Cái gì cơ con bé Thêm đâu?

Cô Dần bạn thân cũ của vợ tôi, bà giật mình vì tiếng hét của tôi. Cô vội nói:

- Anh Tư ơi, có mấy người đi đánh dậm trong làng tìm thấy con bé Thêm bị thương đang nằm dưới vách núi. Không biết con bé bị làm sao nữa người ta đưa con bé vào bệnh viện tỉnh rồi, anh mau tới đi.

Tôi tất tả bắt xe rồi chạy thật nhanh tới bệnh viện, mùi thuốc sát trùng nồng nặc trong bệnh viện khiến tôi có phần buồn nôn. Tôi chạy tới phòng mà cô Dần chỉ cho tôi, tôi vọi vàng mà bị nhầm phòng mấy lần. Tới cuối hành lang tầng 2 phòng bệnh sô 301 tôi tông cửa chạy vào trong. Tôi thấy con bé Thêm đang nằm, đôi mắt nhắm chặt, môi tái nhợt mất sức sống. Con nằm yên lặng như vậy như cô công chúa ngủ trong rừng, chờ đợi chàng hoàng tử của đời mình. Nhưng chỉ có ông già bẩn thỉu xấu xí là tôi đây tới thăm. Tôi tiến tới gần nhìn cho kĩ gương mặt của con, bỏ đi mấy bận mà người gầy rộc hẳn, làn da trắng bệch làm nổi bật mấy vết bầm tím loang lổ trên mặt con. Tôi vén lại góc chăn cho gọn gàng rồi toan ra ngoài hỏi thăm bác sĩ về tình hình của con. Bác sĩ nhìn chằm chằm và bệnh án rồi ngước lên nhìn tôi dè dặt nói:

- Bệnh nhân hình như bị xây xát cho ẩu đả. Cô bé bị mất máu do xảy thai, về sau anh nhớ bồi bổ cho cô bé cẩn thận. Rồi sẽ sớm khỏe lại thôi.

Tôi không tin được vào tai mình mà hỏi lại:

- Bác sĩ nói con gái tôi xảy thai sao? Có thật không?

Bác sĩ nhìn tôi bằng ánh mắt cảm thông, rồi chậm rãi bảo:

- Cô bé có lẽ gặp sự cố, nhưng việc cô bé bị xảy thai là sự thật, cái thai được bốn tuần rồi. Tôi nghĩ anh nên nói chuyện với con gái anh.

Nói rồi bác sĩ lặng lẽ đi trước, tôi thẫn thờ nhìn nền nhà trắng muốt bị vấy bẩn bởi những vết lem nhem do ai đi qua dẫm phải. Thằng Huân, chắc là nó rồi, vết lem nhem trên sàn nhà kia chắc là do thằng Huân làm rồi. Tôi ngồi phịch xuống hàng ghế chờ ngoài phòng bệnh mà gục mặt xuống, khóc không ra tiếng nữa, chỉ biết cười. Cười thật trào phúng vì số phận nghiệt ngã khiến con gái tôi lâm vào cảnh khốn khổ này, rồi lòng nó sẽ mang vết thương không bao giờ chữa lành. Đêm đó tôi ngủ lại bệnh viện để chăm sóc con. Nhìn vết thương trên người con mà lòng tôi buồn hiu hắt.

Hôm sau cái Thêm tỉnh lại đúng lúc cô Hai tới, cô là bạn thân của vợ tôi, cô cũng buôn bán ở khu chợ phiên tôi thường tới bán mỗi ngày. Cô là người con bé Thêm tin tưởng và yêu quý nên tôi mới nhờ:

- Cô Dần vào mang cháo cho con bé Thêm nhé. Cô khuyên nó ăn hộ tôi, tôi sợ tôi mà vào nó không thèm nhìn mặt tôi, giận dỗi không chịu ăn thì khổ nó.

Cô Dần nhìn tôi, cô bất lực chép miệng định khuyên tôi:

- Anh Tư à, anh đừng...

Thấy tôi có vẻ không muốn nghe cô lại nói:

- Thôi được rồi để em vào khuyên con bé, anh ra ngoài làm tô phở đi chứ mấy ngày nay anh không buôn bán gì, chũng chẳng chịu ăn uống, cả ngày cứ như người mất hồn ấy. Chuyện con bé Thêm chắc liên quan đến thằng Huân.

Tôi chỉ biết lặng thinh, cô Dần vào phòng bệnh, tôi bồn chồn ngồi ngoài thỉnh thoảng lại lén nhìn vào trong xem con có ăn được nhiều không. Một lúc lâu sau, cô Dần đi ra, cô treo lên môi nụ cười khó tả, cô bảo tôi:

- Anh vào thăm cái Thêm đi, con bé bảo muốn nói chuyện với anh. Em về trước đây.

Tôi ngỡ ngàng:

- Con bé cuối cùng cũng chịu gặp tôi rồi sao. Cảm ơn cô nhé.

Cô chỉ cười cười rồi bỏ đi. Tôi bước vào phòng bệnh mà hồi hộp như tên tội phạm chuẩn bị phải lên tòa bởi tội lỗi gì hắn gây ra. Đẩy cánh cửa phòng bệnh ra, thân ảnh gầy gò của con đập lên mắt tôi, con bé ngồi chống tay lên bậu cửa nhìn ra xa xăm, cổ họng con di chuyển liên tục như đang cố nuốt thứ gì. Tôi lặng lẽ ngồi xuống cạnh giường, cố giữ một khoảng cách an toàn để con bé không nhảy dựng lên đuổi tôi đi. 1 phút, 2 phút, 3 phút bầu không khí trở nên nặng nề hơn bởi cả hai đều không mở lời nói với nhau câu gì.

- Con có chuyện muốn nói.

Âm thanh của con vang lên đã xé tan không gian gò bó, ngượng nghịu giữa cả hai con người đang mang trong lòng những nỗi niềm khó nói. Tôi chớp khẽ mắt:

- Con nói đi. những ngày qua con đã gặp chuyện gì, cứ nói cho ch… à cho dượng nghe.

Gương mặt con hiện chút ngỡ ngàng, con kể:

- Sau khi bỏ đi, con tới nhà anh Huân ở nhờ. Ở mấy ngày con nói với ảnh chuyện con… con có thai, anh Huân anh ấy tệ quá. Ảnh chối, ảnh nói không phải con ảnh. Con sợ lắm sợ phải làm mẹ đơn thân con nằng nặc bám theo ảnh bắt ảnh phải chịu trách nhiệm. Nhưng ảnh không chịu, ảnh gọi bọn côn đồ tới đánh con. Con cố chạy trốn thì bị ngã từ vách núi xuống.

Vừa nghe, lòng tôi vừa buồn rười rượi. Nghe con kể mới biết. Mối tình giữa con và Huân dùng dằng như vậy, suốt năm. Huân chập chờn như cánh bướm, nay đóa hoa này, mai đóa hoa khác thỉnh thoảng lại quay về với con bé Thêm. Tôi nghiến răng ken két. Tôi thương con đến nát ruột. Tôi chẳng biết nói gì, chỉ cười. Một nụ cười buồn. Tôi im lặng như vậy một lúc để giằn nỗi đau trong lòng xuống. Rồi tôi nói, miệng vẫn treo nụ cười buồn:

- Con biết chuyện con bị xảy thai chưa.

Con đáp:

- Con biết rồi ạ.

Giọng con trầm xuống hình như mấy con chim sâu đậu trên tiếng nói của con ốm mất rồi, tôi nghe lòng chua chát. Tất cả là lỗi tại tôi, có một đứa con gái mà cũng không bảo vệ cho được. Tôi không sợ người đời nói tôi là bố dượng không biết dạy con nên con tôi mới như vậy, tôi không sợ tôi không có gì để bào chữa cho bản thân cả. Tôi chỉ sợ việc này sẽ trở thành vết thương trong lòng con mà cả đời sẽ không bao giờ xóa được, cứ âm ỉ đau và mãi không lành. Giá như ngày hôm đó tôi cố ngăn cản con, giá như tôi mềm mỏng và lắng nghe con hơn nữa, giá như tôi là … bố ruột của con bé thì mọi chuyện đã khác. Tôi dằn vặt:

- Tất cả là lỗi của dượng, là do dượng vô ý cứ thích xen vào chuyện của con, cả đời này dượng nợ con. Dượng xin lỗi, dượng có lỗi với con, có lỗi với cải. Dượng không xứng làm cha của co…

- Cha!

Con ngắt lời tôi, tôi sững sờ. Chắc tôi nghe nhầm thôi:

- Con vừa nói gì.

- Cha! Con xin lỗi. Thời gian qua là con đang lừa dối chính mình. Con là vì không thể chịu đựng được việc phải nghe lời châm chọc, mỉa mai của mọi người. Con là vì không nghe trôi câu “đồ mồ côi”, “đồ chỉ có cha dượng” nên mới trút hết những đau đớn đó lên cha. Con biết cha yêu thương con nhiều đến nhường nào, sai lầm nào của con cha cũng gạt đi rồi thầm tự trách bản thân. Là con quá ích kỉ, con xấu xa quá. Cha ơi, tha thứ cho con được không?

Con nói, giọng mang theo sự nghẹn ngào. Những đau đớn dồn nén trong lòng con lũ lượt kéo nhau chạy ra ánh sáng. Tôi không thể tin được sẽ có một phán quyết khoan hồng độ lượng đến vậy, ngẩn ngơ siết chặt nắm tay. Cơ hồ có cái gì đó ấm nóng trào ra từ đôi mắt xấu xí nhăn nheo của tôi. Tiếng cha của con mơ hồ quá, như thể nó đang nhòe dần theo dòng nước mắt tuôn ra lăn dài trên gò má xinh đẹp của con và trên gò má đầy những vệt nhăn nhúm tôi. Con là vì sao đẹp nhất mà thượng đế tạo ra đặt vào tay tôi, nhưng tôi không chạm vào được. Ngôi sao ấy quá sáng, quá trong trắng. Còn tay tôi thì sần sùi thô ráp. Tình yêu của con dành cho tôi dù chỉ là sự chắp vá giữa hối hận và đau đớn thì tôi cũng nguyện nhận lấy. Tiếng gọi ‘cha’ con trao cho cha dù là tiếng gọi buồn bã thì cha cũng nguyện cả đời lắng nghe.

Tôi không nói gì chỉ lặng lẽ ôm chầm lấy con, nghe tiếng khóc rấm rứt của con xuyên qua ngực. Ngoài trời hình như có tuyết, tuyết đang rơi, tuyết rơi êm ả tĩnh mịch, trắng phau như thoang thoảng hương thơm, khiến hết thảy sự nôn nóng không yên trong lòng đều trở nên phẳng lặng và nhẹ nhõm. Lớp tuyết trắng ngần đã gột sạch hoặc phủ lên hết thảy những đau đơn, che lấp những ghét bỏ và lỗi lầm của quá khứ. Những bông tuyết trắng lơ lửng rơi xuống mặt đất, không có tiếng sét giật sấm gầm giận dữ, không có tiếng gió gào thét trách móc, mà lặng lẽ từ trên bầu trời yên tĩnh, bay lơ lửng trên bầu trời hư vô, dường như mang theo tín hiệu của mây mưa yêu thương. Những bông tuyết trắng ấy, chúng không ngừng bay xoáy trên không trung, sau khi rơi lả tả xuống mặt đất chúng như vừa được sàng qua, chúng phủ bằng phẳng trên mặt đất, như tấm chăn bông mới do cha đắp lên đó, đều đặn và bằng phẳng...

A! Đau quá.

Có cảm giác đau nhói. Ra là cái lưng hôm nọ bị đập vào tường, tôi quên khuấy mất đấy. Tôi không biết mấy ngày qua làm cách nào mà tôi không cảm nhận được cơn đau, nhưng bây giờ chỉ đứng lên cũng khiến tôi gặp khó khăn. Chắc ngày mai phải khám thử thôi.

1632705304910.png


(Ảnh: sưu tầm
)



 
998
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top