CON THỎ CÂU CÁ BẰNG CÀ RỐT

CON THỎ CÂU CÁ BẰNG CÀ RỐT

Đề: Đọc câu chuyện
Con thỏ câu cá bằng cà rốt
Ngày thứ nhất thỏ đi câu cá và nó không thu hoạch được gì cả.
Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi.
Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: "Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi".

*Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên .

Bài làm
Trong quyển "Con mèo dạy hải âu bay" của tác giả Luis sepúlveda, khi nuôi hải âu, mèo Zorba từng tâm sự "Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương một ai đó khác mình thật sự rất khó khăn". Có lẽ, trong cuộc sống này, đã có lần ta cố gắng để yêu thương một ai đó bằng tất cả lòng chân thành và nhiệt huyết nhưng đôi khi những điều ta cho đi lại không nhận lại được lời hồi đáp “như ý”, bởi những gì bạn cho đi không trùng khớp với những gì mà người khác cần, như những điều đã gợi lên từ câu chuyện "Con thỏ câu cá bằng cà rốt" đã đưa ra bài học về sự cần thiết của việc đặt đúng nơi những giá trị mà mình có.

Pascal cho rằng "Con người là một cây sậy yếu ớt nhất trong thiên nhiên nhưng đó là một cây sậy biết suy nghĩ". Thật vậy, mỗi con người luôn có cho mình những suy nghĩ về cuộc sống, ước mơ hay mục tiêu của riêng mình, dù có tổn thương vấp ngã hay thất bại thì mọi suy nghĩ và hành động của con người đều xoay quanh mục tiêu đó. Cũng như con thỏ kia nó muốn có một con cá, không ai biết nó câu cá để làm gì? Trên thực tế nó không ăn cá, nhưng nó vẫn câu cá. Vậy phải chăng mục tiêu của nó là đang tìm kiếm một người bạn để san sẻ? Nó cứ nghĩ rằng nó sẽ câu được cá bằng cà rốt của mình, và nó nghĩ rằng cá cũng thích cà rốt như bản thân, cho đến khi một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên lớn tiếng quát "Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá ta sẽ làm thịt ngươi". Có lẽ chú thỏ kia đã luôn tin rằng chỉ cần cho đi thứ mà bản thân trân quý nhất rồi sẽ nhận lại hồi đáp như quy luật tất yếu của việc cho và nhận. Trong cuốn "Think and grow rich", Napoleon Hill cho rằng "Bạn cho đi nhiều bao nhiêu bạn sẽ nhận được nhiều bấy nhiêu", nhưng rõ ràng con cá không hề thích cà rốt; và đôi khi, sự cho đi không phải lúc nào cũng khiến người nhận vui lòng và nhận được đền đáp. Qua câu chuyện, ta thấy rằng những gì bạn muốn cho không nhất định là những gì mà người khác muốn nhận. Vì vậy hãy cân nhắc những giá trị của bản thân và đặt nó đúng chỗ trước khi cho đi.

Mỗi ngày đi qua con người trải qua muôn vạn ý nghĩ: Nghĩ về công việc, về gia đình, về tương lai,… khi ta biết suy nghĩ nghĩa là ta đang tồn tại "Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội" (Mác) và dĩ nhiên "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (Tố Hữu) hay các Winston Churchill từng nói rằng "Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận nhưng chúng ta sống nhờ những gì cho đi". Đúng vậy, hạnh phúc là thứ tài sản duy nhất mà bạn sẽ nhận được nhiều hơn khi bạn biết san sẻ cho người khác, nhưng cuộc sống này thực sự có những lúc con người cho đi sai cách. Thứ mà bạn cho đi có những lúc không phải là thứ mà họ cần.

Ngoài ra, chúng ta có thể nhìn về hiện thực xã hội ngày nay một phần những đứa con từ miền quê lên thành phố định cư có được sự nghiệp và gia đình êm ấm. Mỗi mùa tết đến xuân về họ chọn làm thêm để kiếm thật nhiều tiền gửi cha mẹ vui tết nhưng nhiều người cha, người mẹ rất buồn họ đau lòng và khóc bởi lẽ thứ họ cần là niềm vui sum họp gia đình gặp gỡ con cháu chứ không phải là những sắp tiền nằm lạnh lùng trong phong bì đóng kính. Cũng như chú thỏ kia cố gắng rất nhiều để câu con cá bằng cà rốt nhưng con cá đã tức giận quát tháo chú thỏ rất nhiều. Từ đó, ta thấy rằng mỗi con người rất cần cho đi nhưng hãy cho đi thứ người khác cần đừng để những giá trị mà bản thân nỗ lực tạo ra để trao gởi người khác lại trở thành một nỗi buồn không chỉ với người gửi mà còn cho cả người nhận nó.

Mỗi chúng ta hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu họ muốn gì để cho đi thay vì áp đặt những gì mà bản thân muốn là những gì họ muốn như Haruki Murakami từng nói "Mỗi con người đều đau đớn theo một cách riêng, và đều có những vết sẹo của riêng mình." Có thể phần lớn con người đều cho rằng tiền là thứ khiến người khác vui nhất khi nhận được nhưng có lẽ đối với một đứa trẻ mồ côi thì tiền bạc không đáng quý bằng tình thương của cha mẹ, đối với một tang gia tiền bạc không đáng quý bằng những lời quan tâm chia sớt niềm đau. Ngay cả đối với Chí Phèo, tiền bạc cũng không đáng quý bằng lương thiện "Tao cần lương thiện, Ai cho tao lương thiện?" - Đó phải chăng là tiếng kêu oai oán của những có người đang cần giúp đỡ và chỉ khi mỗi người chúng ta biết đặt mình vào hoàn cảnh của họ mới hiểu rằng họ cần gì để cho họ được hạnh phúc?

Sau tiếng quát của cá, có lẽ chú thỏ sẽ buồn bã ra về với củ cà rốt trên tay và cho rằng nó thật sự không có giá trị gì cả. Đúng, đúng vậy, củ cà rốt không là gì cả trong mắt của cá nhưng nói nó không có giá trị thật sự là một điều rất sai lầm như những gì mà Franklin từng nói "Tôi cho rằng phần lớn những nỗi thống khổ của nhân loại đều do con người tự gây ra vì đánh giá nhầm giá trị của nhiều điều." Bởi lẽ, vạn vật của tạo hoá sinh ra đều có một giá trị nhất định và ta chỉ thấy rõ ràng khi nó được đặt đúng chỗ. Thomas Edison từng bị đuổi học vì bệnh tật, bị cho là bất tài với lá thư có dòng chữ "Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa.” nhưng những năm tháng sau khi bị đuổi học Edison nhanh chóng bộc lộ tài năng phát minh của mình trong xã hội và trở thành một thiên tài trên thế giới. Bạn thấy đó, con người không bất tài không phải không có giá trị chỉ vì giá trị của họ đặt sai chỗ nên không ai nhận ra mà thôi. Qua đó ta thấy rằng việc nhìn nhận giá trị của bản thân là rất quan trọng: "Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời và tin rằng nó là kẻ ngốc nghếch. (Albert Einstein)

Câu chuyện về chú thỏ đã giúp ta hiểu rằng mỗi con người ko nên vội vã cho đi điều gì khi chưa hiểu gì về họ hay bài học về những giá trị khi đặt sai chỗ nhưng có phải vì sợ đánh mất giá trị bản thân sợ những gì mà bản thân cho đi sẽ không mang một ý nghĩa gì cả mà mỗi con người luôn đắn đo suy nghĩ khi giúp đỡ người khác. Như Albert Einstein từng nói "Thế giới bị hủy diệt không phải những người làm điều ác mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả". Quả vậy, mỗi con người dù biết khi cho đi có đôi lúc không khiến người khác vui lòng nhưng ít ra bạn đã dám cho và dám thử đặt giá trị bản thân ở đó tất nhiên là nó không ảnh hưởng quá nhiều vào người khác. Bởi thế, "Đừng quá nhút nhát và đắn đo trong hành động cuộc sống là thử nghiệm." (Emerson)

Bạn biết không, khi làm bất cứ việc gì – phục vụ khách hàng, làm việc với đối tác, với nhân viên hay chăm lo cho gia đình – bạn hãy tập thói quen làm nhiều hơn một chút so với những gì mọi người mong đợi ở bạn. Cũng giống như khi bạn chọn đi đường vòng, dù phải đi xa hơn một dặm, nhưng bạn sẽ tránh được nạn kẹt xe. Một chút nỗ lực như thế cũng khiến bạn trở nên nổi bật hơn cuộc sống này cũng giống như việc bạn đặt ra mục tiêu vậy thay vì lao đầu hết mình làm nó hãy chuẩn bị kỹ càng tìm hiểu bằng trí tuệ xác định đúng phương pháp như những gì mà Abraham Lincoln từng nói “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu" thì thành công sẽ đến sớm nhất với bạn, vậy đó!

Có bao giờ bạn tự hỏi nếu một ngày nào ở bạn cũng như chú thỏ kia luôn nỗ lực dùng cà rốt để câu cá nhưng không nhận được gì ngoài sự thờ ơ và quát tháo thì bạn sẽ đổi mặt với điều đó như thế nào? Có thể giá trị của bạn đã không đặt đúng chỗ hay bạn đã cho đi thì mà người khác không cần? Đều không sao cả, điều quan trọng là mỗi con người chúng ta trước những thất bại trước những sai lầm thì luôn đứng lên làm lại. Bởi lẽ "Bí mật của cuộc sống chính là ngã bảy lần và đứng dậy tám lần." (Paulo Coelho). Sau mỗi lần cho đi không hồi đáp, sau mỗi lần đặt sai giá trị bản thân con người lại có thêm những bài học để nhận thức sự phức tạp của cuộc sống không đơn giản như những gì ta nghĩ. Là một cánh chim chưa đủ dày dặn trước sóng gió cuộc đời nhưng cũng đang chập chững cất cánh, tôi tin rằng bản thân cần nhận thức rõ ràng về giá trị mình có mà đặt nó đúng chỗ, tôi không buồn bởi sự chê trách của người khác khi những gì bản thân cho đi không giúp gì cho họ bởi tôi hiểu rằng rồi cũng có ngày họ nhận ra giá trị mà tôi trao gửi.

Gary Shteyngart từng nói “Tất cả chúng ta đều khác biệt. Tất cả chúng ta đều có những khả năng khác nhau”. Đúng vậy, mọi mỗi con người đều có một khả năng, một suy nghĩ, một giá trị hoàn toàn riêng biệt vì thế đừng cố áp đặt ai đó cũng thích nó và hơn hết là trân trọng những giá trị bản thân ngay cả khi đối phương không cần nó, bạn nhé!
-sưu tầm-

1673246010243.png
 
  • Like
Reactions: QuangNhat
383
1
3

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
439
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Đề hay. Bài viết khá tốt. Tuy nhiên đưa quá nhiều dẫn chứng và trích dẫn sẽ làm bài viết quá dài, lan man. Còn một số lỗi đánh máy. Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết.
 

QuangNhat

Thành Viên
15/7/22
175
217
43,000
Xu
1,103,427
Chủ đề rất hay và có ý nghĩa giáo dục. Bài văn mẫu cũng thành công khi nêu bật được hàm ý của luận đề. Tuy nhiên có một số dẫn chứng minh họa không ăn nhập với dòng tư duy của người viết. Dù sao đây cũng là sưu tầm chứ không phải do thành viên forum VHT viết.
 
  • Love
Reactions: Trần Thùy

Trần Thùy

Thành Viên
18/10/22
100
86
28,000
Xu
2,097,293
Chủ đề rất hay và có ý nghĩa giáo dục. Bài văn mẫu cũng thành công khi nêu bật được hàm ý của luận đề. Tuy nhiên có một số dẫn chứng minh họa không ăn nhập với dòng tư duy của người viết. Dù sao đây cũng là sưu tầm chứ không phải do thành viên forum VHT viết.
QuangNhatdạ vâng
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top