Content curation là gì?

Content curation là gì?

Vanhoctre
Vanhoctre
  • Thành viên BQT
  • Văn Học Trẻ đến từ Việt Nam
Content curation (làm nội dung từ những nguồn đã phát hành) là xu hướng phổ biến ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam thì rất ít đội ngũ sáng tạo nội dung biết làm content curation một cách xuất sắc.

CONTENT CURATION VÀ CÁCH ÁP DỤNG CONTENT CURATION CHO THƯƠNG HIỆU

Ngày nay, không phải chỉ những chuyên gia, bất cứ ai cũng có thể làm content. Tính độc quyền sáng tạo nội dung của nhà truyền thông đã chấm dứt. Chúng ta sống trong thời đại mà tài sản trí tuệ rất nhiều, có rất nhiều những con người, những câu chuyện hay trong xã hội, vấn đề chỉ còn là chúng ta có biết tận dụng hay không. Ấy thế mà khái niệm "xào bài" - vốn không được coi trọng trong giới content lại ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Mình biết là có nhiều người đang nhầm lẫn content curation với khái niệm "xào bài", thế chúng khác nhau thế nào và làm sao để ứng dụng content curation một cách tốt nhất?

Content copy: sao chép lại bài viết từ nguồn khác khi chưa được phép, thiếu tính sáng tạo, không rút ra được kiến thức mới, không nhắc đến nguồn gốc...

Content curation: dùng các nội dung đã có làm tiền đề, mở rộng góc nhìn, câu chuyện, cung cấp thêm kiến thức mới, nhắc đến nguồn gốc một cách không-giấu-diếm.

Content phái sinh vanhoctre.jpg


Một ví dụ gần gũi cho content curation là Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, trong đó có đoạn: “Mỗi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”. Câu nói này đã trở thành tiền đề để nước Mỹ phát triển phồn vinh đến tận bây giờ. Tư tưởng này cũng xuất hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – một case study về content curation xuất sắc. Trên thực tế trong hoạt động truyền thông tại Việt Nam, thương hiệu PhinDeli của anh Phạm Đình Nguyên chính là ví dụ về content curation rất hay, trong đó có tuyên ngôn cafe Việt trên đất Mỹ lấy cảm hứng từ tuyên ngôn độc lập. Một thương hiệu Việt ra mắt tại nước ngoài là Phở Truly Viet cũng xây dựng content bằng cách mượn văn Thạch Lam viết về phở Hà Nội xưa. Thế mới nói, nguồn nguyên liệu cho người làm content là khổng lồ. Nếu sáng tạo câu chuyện của riêng mình là cực kỳ vất vả, thì hãy tìm kiếm những câu chuyện liên quan với thương hiệu của bạn.

Danh họa Picasso từng tuyên bố rằng: “Người nghệ sĩ tốt thì sao chép, người nghệ sĩ vĩ đại thì ăn cắp”. Tất nhiên, đừng hiểu ăn cắp theo nghĩa đen, nhưng tại sao chúng ta không “đánh cắp” ý tưởng của người khác, có nhiều người giỏi hơn tôi rất nhiều và tôi chỉ giỏi ở chỗ dùng lại ý tưởng của họ mà thôi. Đây chính là tư tưởng cho tư duy làm content. Vấn đề là chúng ta phải biết lọc, biết chọn, biết phân loại, biết quên đi, biết trình bày và bình luận. Trình bày và bình luận chính là khả năng tạo một content hấp dẫn hơn content gốc, nó phân biệt người làm content giỏi và người cóp nhặt thủ công.

Bài viết là những đánh giá của mình từ góc nhìn của anh Nguyễn Đức Sơn (Nhà Sáng lập & Giám đốc chiến lược Interloka, Chủ tịch sáng lập Học viện Thương hiệu Plato), chia sẻ trong cuốn sách "Createch - Cuộc hôn phối của sáng tạo và công nghệ", xuất bản năm 2020.

Mọi người nghĩ sao về content curation và content copy?

----
Bài này không phải content cuaration ^^
 
Từ khóa
content
  • Like
Reactions: Anh Tony
2K
1
2

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top