Chia Sẻ "Đàn ghita của Lorca" (Thanh Thảo) - Một bài thơ lạ (Bài viết của Nguyễn Thư)

Chia Sẻ "Đàn ghita của Lorca" (Thanh Thảo) - Một bài thơ lạ (Bài viết của Nguyễn Thư)

baivanhay
baivanhay
  • Thành viên BQT
  • Moderator
Việc đưa bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo vào Chương trình Ngữ văn 12 đã tạo nên một dư luận khá sôi động. Quả thật, so với những giai phẩm được đưa vào nhà trường từ trước đến nay và trong thói quen tiếp nhận của đông đảo công chúng thì dẫu sao đây vẫn là một bài thơ lạ. Lạ nên còn gây không ít lúng túng cho việc tiếp cận.

Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài viết của Nguyễn Thư về tác phẩm "Đàn ghita của Lorca" (Thanh Thảo) để hiểu hơn về bài thơ này nhé!


5176

Đàn ghita của Lorca - một bài thơ lạ​


ĐÀN GHITA CỦA LORCA – MỘT BÀI THƠ LẠ

Có người từng băn khoăn: đọc bài thơ thì thấy có một “chất men” rất cuốn hút nhưng “chất men” đó là gì, toát ra từ đâu thì chịu. Đã thế, khi được hỏi về nội dung tư tưởng trong bài thơ, chính Thanh Thảo cũng trả lời một cách rất mơ hồ: “Tôi không dám nói chắc cái gì, chỉ biết, tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn” (thethaovanhoa.vn).

Đúng là với những bài thơ dạng này thì không thể trông mong vào những gợi ý từ tác giả để cắt nghĩa, lý giải. Những phát hiện của Freud về cõi vô thức quả là có ý nghĩa với việc nghiên cứu quy luật sáng tạo, giải mã những biểu tượng văn hóa trong tác phẩm. Sáng tạo nghệ thuật không hoàn toàn giống như trạng thái “lên đồng” nhưng nhiều khi, nhà nghệ sĩ cũng bị dẫn dắt bởi một linh lực bí ẩn nào đó, thăng hoa trong những xúc cảm mãnh liệt để (có khi) chỉ trong một thời khắc ngắn ngủi mà có thể tạo ra những kiệt tác “ngàn thu”. Sau những phút thăng hoa ythường chính tác giả cũng không hiểu tại sao mình viết được như vậy. Chuyện Hoàng Cầm viết Bên kia sông Đuống chẳng hạn. Chả thế mà Nguyễn Bính cứ than thở làm thơ là do “giời đày”, còn Chế Lan Viên thì nói là “ma làm”,… Tất nhiên, nói thế cũng là để cực đoan hóa một chút vai trò của vô thức chứ với người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu văn học thì vẫn phải dùng tư duy phân tích, suy biện để tìm ra dòng mạch (dù là “vô thức”) của tác phẩm. Chỉ từ đó may ra mới tìm ra giá trị thẩm mĩ, nét đặc sắc về phong cách, ý nghĩa, tư tưởng… của tác phẩm.

Vậy đâu là căn cứ để hiểu bài thơ?

Cần bắt đầu từ lí do khiến Thanh Thảo dành niềm tri âm sâu sắc với Lor-ca. Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 - 1936) là một trong những thiên tài của thi ca Tây Ban Nha. Ông được ngợi ca trên hai phương diện: trước một nền chính trị độc tài Phrăng-cô, Lor-ca là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh vì tự do; trước một nền nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi hồi đầu thế kỷ XX, ông là thi sĩ nồng nhiệt khát vọng cách tân. Thanh Thảo dễ xúc cảm trước thi hào Tây Ban Nha này trước hết vì Lor-ca là một kiểu người nghĩa khí – thuộc mẫu người mà thơ Thanh Thảo thường dành những ưu ái đặc biệt; sau nữa, còn vì chính Thanh Thảo cũng là một trong những nghệ sĩ luôn chan chứa một khát vọng cách tân thơ Việt sau 1975. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca nằm trong tập Khối vuông ru-bích - Tập thơ hoàn thành năm 1985, là thời kì mà văn học, nghệ thuật Việt Nam đã qua thời chiến, làm tròn trách nhiệm của một nền văn nghệ kháng chiến nhưng vẫn chưa kịp đổi mới để thích ứng với chặng đường mới của đất nước.

Căn cứ thứ hai chính là nhan đề và lời đề từ của bài thơ. Hình tượng đàn ghi ta và những biến ảnh của nó như tiếng đàn, tiếng ghi ta, chiếc ghi ta trong bài thơ là một biểu tượng, là tượng trưng cho thơ Lor-ca, tượng trưng cho tư tưởng của Lor-ca. Tính biểu tượng thể hiện rõ hơn trong lời đề từ mà Thanh Thảo mượn một câu thơ nổi tiếng. Đó là câu thơ có ý nghĩa như một di nguyện của thi hào Tây Ban Nha này - Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã đọc ra ý nghĩa của câu thơ không chỉ đơn giản nói lên tình yêu nghệ thuật của Lor-ca. Nghĩ đến tương lai của nền nghệ thuật Tây Ban Nha, ông lo lắng vì sự thành công của mình có thể trở thành vật cản án ngữ con đường sáng tạo của thế hệ sau. Lor-ca muốn chôn theo cây đàn khi ông chết tức là muốn hậu thế thoát khỏi cái bóng của mình để tự do bước tới tương lai.

Cũng cần nói đến nguồn thi liệu trong bài thơ. Thanh Thảo đã huy động rất nhiều hình ảnh, thi liệu từ thơ Lor-ca rồi nhào nặn lại bằng phép tương giao của thơ Tượng trưng và tính bất trật tự cú pháp kiểu Siêu thực. Điều này khiến bài thơ chứa đựng một “bầu khí quyền” đặc trưng của văn hoá Tây Ban Nha và rất giàu nhạc tính. Có nhà phê bình đã rất tinh tế khi nhận ra Đàn ghi ta của Lor-ca vừa mang màu sắc thơ ai điếu phương Đông lại vừa chứa đựng âm hưởng của nhạc giao hưởng phương Tây. Có thể nhận ra những nét đặc sắc ấy ngay trong khổ thơ đầu. Hình tượng Lor-ca được tái hiện trên phông nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha cùng những thi ảnh quen thuộc trong thơ của thi hào: tiếng đàn ghi ta, áo choàng đấu sĩ, hoa li- la, con ngựa đen, vầng trăng đỏ,...

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn.


Trong những câu thơ này, hai câu đầu tạo ra một sự tương phản gay gắt như nước với lửa : "tiếng đàn bọt nước" và "áo choàng đỏ gắt". Đành rằng cả thơ Tượng trưng và Siêu thực, nhất là thơ Siêu thực đều khước từ lối cú pháp thông thường để tạo ra những làn nghĩa cộng hưởng giao thoa nhưng trong trường hợp này, có thể tạm khôi phục lại ngữ pháp câu thơ để hiểu lớp nghĩa sơ giản nhất (?). Như thế ngữ pháp hoàn chỉnh của câu thơ đầu sẽ là: những tiếng đàn thơ Lor-ca như bọt nước? như những khối cầu bong bóng nước; tròn trịa, là biểu tượng của cái đẹp toàn bích nhưng rất đỗi mong manh và càng trở nên mong manh khi đặt cạnh màu chói gắt như lửa của sắc áo choàng. Áo choàng đỏ là trang phục của các đấu sĩ trong những trận đấu bò tót ở các đấu trường - một truyền thống thượng võ đặc trưng của Tây Ban Nha. Nhưng “áo choàng đỏ gắt” thì lại rất bất thường, chữ “gắt” ở cuối câu thơ thứ hai không chỉ tả được màu sắc mà còn gợi lên một “độ nóng” đến ngạt thở. Hình ảnh bất thường và nhạc điệu cũng bất thường. Điều đó gợi không khí chính trị nóng bỏng của đất nước Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài. Như vậy, trong mối quan hệ với đời sống chính trị đương thời, tiếng đàn - thơ Lor-ca đứng trước đầy những nguy cơ bất trắc và đây là những hình ảnh dự báo trước những bi kịch oan khuất của một đấng tài hoa. Bốn câu thơ sau lại diễn tả hình ảnh thi sĩ Lor-ca cùng cây đàn hành trình về "miền đơn độc". Câu thơ thứ ba mô phỏng những nốt tỉa ghi ta có dạng một khúc thức trong âm nhạc - Li-la li-la li-la - được tấu lên, kết hợp với những hình ảnh vầng trăng, yên ngựa gợi bóng dáng chàng nghệ sĩ lãng tử cùng tiếng đàn cứ mải miết trong một cuộc lãng du. Câu thơ “với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn’’ có thể được hiểu là con người cùng với vầng trăng chếnh choáng, cùng trong trạng thái say sưa dâng hiến. Đó là hình ảnh một thi sĩ Lor-ca đầy nhiệt huyết say sưa trong sáng tạo. Nhưng càng nồng nhiệt thì càng dấn sâu vào “miền đơn độc”. Nghĩa là những tư tưởng tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật của thi sĩ (do quá mới mẻ) chưa được sự đồng hành của đất nước Tây Ban Nha. Nếu hai câu đầu đặt tiếng đàn thơ Lor-ca trong quan hệ với đời sống chính trị thì bốn câu sau của khổ thơ lại đặt tiếng đàn thơ ấy trong mối quan hệ với nền nghệ thuật Tây Ban Nha. Trong mối quan hệ này, thi sĩ là kẻ độc hành cô đơn. Đó là một bi kịch của người nghệ sĩ - sự thiếu vắng tri âm.

Và bi kịch Lor-ca được đẩy cao hơn với những câu gợi lại thời khắc định mệnh khi Lor-ca bị chính quyền độc tài hành hình:

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”



Có nên diễn xuôi khổ thơ này là: “Tây Ban Nha đang hát nghêu ngao thì bỗng kinh hoàng vì áo choàng bê bết đỏ”? Nghĩa cú pháp của khổ thơ có thể là thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì chẳng cần phải mượn đến tài thơ Thanh Thảo mới viết được. Mỗi câu thơ được viết ra một cách tự nhiên như văn xuôi, và chúng đang kể với ta về một đất nước Tây Ban Nha (đang) “hát nghêu ngao”. Hát “nghêu ngao” là giọng hát vô hồn, lạc điệu, là những âm thanh nhàm tẻ, rời rạc. Phải chăng, đó là chi tiết ám chỉ một đất nước Tây Ban Nha đang tồn tại một nền nghệ thuật già nua, bằng lặng. Và sẽ cứ bằng lặng, già nua như thế nếu không có cú sốc “bỗng kinh hoàng”, đột ngột khi Lor-ca bị “điệu về bãi bắn”. Có lúc, tôi đã tin vào sự cắt nghĩa này là đúng nhưng càng ngày càng thấy hoài nghi. Trong những câu thơ này, có lẽ không phải đất nước Tây Ban Nha mà chính là Lor-ca hát “nghêu ngao”. Nếu hiểu như thế thì từ “ngêu ngao” đã xóa đi tính trang trọng của âm nhạc thính phòng, gợi nhớ âm điệu Flamenco hoang dã, tự do, khỏe khoắn. Và hình như phải hiểu như thế mới hợp với hình tượng người nghệ sĩ hát dong lãng tử, đang say sưa dâng hiến, say sưa đem tiếng đàn - thơ của mình đến với công chúng. Trong đoạn thơ này, đáng chú ý là câu “bỗng kinh hoàng”. Đó là cú đảo phách rất đột ngột nhằm diễn tả sự giật mình choáng váng. Tác giả đã phục hiện lại thời khắc định mệnh của thi hào Tây Ban Nha bằng những thủ pháp đặc trưng của trường phái ấn tượng. Từ “áo choàng đỏ gắt” có độ căng giãn hết mức rồi vỡ ra thành “áo choàng bê bết đỏ” đã chứa đựng một sự tăng “cường độ” những bi thương. Thanh Thảo hóa thân vào hình tượng Lor-ca để thể hiện tâm trạng của chàng nghệ sĩ “đi như người mộng du” ra pháp trường. Trong sáng tác thơ ca, Lor-ca hay nhắc đến thần chết và cái chết. Nhà nghệ sĩ luôn dự cảm được những bất trắc sẽ đến với mình bởi một lẽ đơn giản; trong một thể chế độc tài, bất kỳ người nghệ sĩ nào ca ngợi tự do cũng đều có đều có thể chuốc lấy những nguy cơ bất trắc. Chỉ có điều, dường như Lor-ca không ngờ bi kịch lại đến với mình sớm như vậy khi mà khát vọng cách tân còn dang dở. Không ngờ nên mới “bỗng kinh hoàng” choáng váng. Nói tóm lại, khổ thơ này là một tầng khác của bi kịch - Đó là bi kịch của người chiến sĩ bị hành quyết, bị thủ tiêu sinh mệnh.

Sát hại Lor-ca, kẻ thù của nền dân chủ cũng vùi dập cả tiếng đàn của chàng:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy


Những câu thơ này đã miêu tả tiếng đàn của Lor-ca như một sinh mệnh trong bi kịch. Ở đây, tiếng đàn được nhân hóa, có tâm trạng, cảm giác; được hữu hình hóa thành màu sắc, hình khối.

Từ góc độ ngữ âm, có thể thấy mỗi câu thơ như một cung bậc của tiếng đàn mà các âm giai đã hòa vào thành hợp âm bi tráng của một bản nhạc cứ tăng dần về cường độ và trường độ. Cách hòa phối âm thanh như thế đã gợi liên tưởng đến hình ảnh một con người kiên gan, bất khuất như cố ngẩng cao đầu trước khi ngã gục, "ròng ròng máu chảy".

Từ góc độ ngữ nghĩa, những câu thơ này lại mở ra một trường liên tưởng khác. Kể cũng có lý khi lý luận văn học hiện đại đã phân biệt rõ văn bản tác phẩm và tác phẩm. Văn bản tác phẩm thì chỉ có một, cùng lắm là có thêm một vài dị bản (trừ văn học dân gian) còn tác phẩm thì có muôn vàn. Tác phẩm là cái phần cảm thụ mang màu sắc chủ quan của mỗi người đọc. Tôi đã đọc khá nhiều bài viết về Đàn ghi ta của Lor-ca và ở khổ thơ này, mỗi người lại “nghe” ra những ý nghĩa thú vị. Trong số đó chắc chắn không khỏi có những ý áp đặt nhưng tôi tin Thanh Thảo cũng không nỡ trách người đọc bởi cấu trúc cú pháp thơ và đặc biệt là cú pháp bài thơ này vốn lỏng lẻo, mơ hồ. Vả lại người đọc - ở một chừng mực nào đó cũng có quyền “vẽ” ra cho mình một tác phẩm riêng từ những gợi ý trong văn bản của tác giả. Trở lại với khổ thơ thứ ba bài thơ, bắt đầu là "tiếng ghi ta nâu" còn hiền hoà với chủ âm là thanh bằng, là hình ảnh tả thực, là tiếng của chiếc ghi ta màu nâu (khác với “chiếc ghi ta màu bạc” mà có người đó cho rằng đó là chiếc ghi ta đã được hóa, như nghi lễ hóa vàng trong tín ngưỡng dân gian). Gắn với âm thanh ấy là hai hình ảnh tương phản : “bầu trời” và “cô gái ấy”. Tương phản bởi lẽ, “bầu trời” là hình ảnh thuộc về cái bao la, vô cùng, “cô gái ấy” là hình ảnh con người hữu hạn. Câu thơ tái hiện bóng dáng một cô gái lẻ loi trên một nền trời trống trải, mênh mang. Theo chú thích của hai bộ sách giáo khoa ngữ văn 12 hiện hành, đó có thể là An-na Ma-ri-a, người mà sau khi Lor-ca chết đã chưa từng một lần lên xe hoa, đó cũng là người đã từng gợi bao tứ thơ kỳ diệu về tình yêu, cuộc sống cho thơ Lor-ca. Nếu tin như vậy thì câu thơ này còn là sự ngậm ngùi thương cảm cho một mối tình tan vỡ mà thi sĩ bỏ lại?. Hình ảnh "tiếng ghi ta lá xanh biết mấy’’ lại là ẩn dụ nói lên một bi kịch xót xa. Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy hay tài năng Lor-ca đang ở độ chín, sức dâng hiến đang dồi dào mà cái chết “bỗng kinh hoàng” xảy đến mang theo bao nỗi tức tưởi. Những thi ảnh nối tiếp từ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” đến “ròng ròng máu chảy” tạo tính lôgic của những dòng thơ càng gợi lên nỗi bàng hoàng. “Tròn bọt nước” là toàn bích, là độ hoàn mĩ của tiếng đàn nhưng cũng là cái mốc dẫn đến “vỡ tan” rồi ứa ra “dòng dòng máu chảy”. Không chỉ là “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay’’ (Truyện Kiều) mà là tiếng đàn đang tuôn máu. Tâm trạng của Nguyễn Du khi than thở cho tập ký của Tiểu Thanh “văn chương vô mệnh lụy phần dư” (văn chương vốn không có số mệnh mà sao vẫn bị đốt đến chỉ còn lại phần dư cảo) hay Hoàng Cầm than khóc cho số phận tranh Đông Hồ trước sự tàn phá của giặc Pháp chắc cũng đến thế là cùng. Như thế, nếu khổ thơ trên tái hiện bi kịch của người chiến sĩ bị hành quyết thì khổ thơ này lại thể hiện bi kịch của người nghệ sĩ bị thủ tiêu tác phẩm.

Nhưng chưa hết, điều băn khoăn nhất trong mối tri âm của Thanh Thảo là những di nguyện của Lor-ca: “không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang / giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng”. Nếu cần viện dẫn để chứng minh tính giao thoa giữa các lớp nghĩa của thơ ca viết theo lối tương giao thì đây là một ví dụ điển hình. Ở lớp nghĩa bề mặt có thể hiểu Lor-ca tuy chết nhưng tiếng đàn bất tử, bất diệt, dẫu là "dòng dòng máu chảy". Kẻ thù của nền dân chủ có thể giết hại Lor-ca nhưng không thể chôn nổi tiếng đàn. Nó vẫn như "cỏ mọc hoang" lan nhanh và mạnh mẽ. Khi hành quyết, bọn độc tài đã ném xác Lor-ca xuống giếng hòng phi tang. Đây là nỗi đau của cả đất nước Tây Ban Nha mà sự thật, đến nay, hài cốt của Lor-ca vẫn lẫn khuất trong số hàng bao nhiêu nạn nhân của các vụ đàn áp. Nếu “diễn nghĩa” ý thơ của những câu này thì có thể hiểu, Lor-ca chết thảm, vốn đã đau đớn nhưng còn đau đớn hơn vì di nguyện “hãy chôn tôi với cây đàn” đã không được thực hiện. Sự nghiệp cách tân nghệ thuật của thi hào không có người kế tiếp. Đó là vì thần tượng Lor-ca quá lớn khiến người ta không thể chôn vùi được tiếng đàn hay vì quá yêu Lor-ca mà hậu thế không nỡ quên, không thể quên? Và vì thế tiếng đàn trở thành một thứ cỏ mọc hoang níu chân người đến sau. Thế nên những giọt nước mắt tức tưởi kia không chịu ngủ yên, không thể nguôi yên, không thể lặn chìm ngay vào cõi vĩnh hằng mà cứ ánh lên, nhức nhối một niềm đau “long lanh trong đáy giếng”. Nghĩa là hình ảnh "giọt nước mắt vầng trăng" kia lại thêm một lần tổn thương. Càng long lanh càng đau xót. Không hiểu trong lúc viết những câu thơ này, Thanh Thảo có bị ám ảnh bởi những câu thơ tả nhạc trong bài Nguyệt cầm của Xuân Diệu không nhưng rõ ràng giữa Thanh Thảo và Xuân Diệu vẫn có nét tương đồng. Mượn tứ bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị để viết về cái chết của người thiếu phụ trên bến Tầm Dương (Vì nghe nương tử trong câu hát / Đã chết đêm rằm theo nước xanh), Xuân Diệu cũng dùng từ “long lanh” để diễn tả nỗi sầu hận: “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận / Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người”. Tuy nhiên ở Nguyệt Cẩm, Xuân Diệu chỉ muốn mượn lời tri âm với nàng “nương tử” để trải nghiệm đến cùng nỗi sầu, muốn được “Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” còn Thanh Thảo thì khác. Nhắc lại di nguyện của Lor-ca, chắc chắn, tác giả muốn bộc lộ khát vọng thực hiện di nguyện ấy - khát vọng muốn góp phần cách tân thơ ca Việt Nam sau chiến tranh.

Với Lor-ca, cái chết là bi kịch nhưng cũng thật bất ngờ, cái chết lại là một sự giải thoát: “đường chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng / Lor-ca bơi sang ngang / trên chiếc ghi ta màu bạc”. Dựa trên cách phối thanh của những câu thơ này, có thể nhận thấy ở đây có một hụt hẫng, ngậm ngùi. Hình ảnh “đường chỉ tay đã đứt” tượng trưng cho định mệnh nghiệt ngã. Nghiệt ngã vì Lor-ca muốn gắn bó với cuộc đời mà đường chỉ tay đoản mệnh của đấng tài hoa chỉ có vậy, không thể bước tiếp về phía trước cùng làn sóng dân chủ, cùng xu hướng cách tân nghệ thuật mà đành phải tách mình, phải bơi tạt “sang ngang”. Phương tiện giúp người nghệ sĩ ham cách tân bơi “sang ngang” (tức là siêu thoát) lại chính là cây đàn, là chiếc ghi ta màu bạc. Những câu cuối miêu tả hành trình đi vào cõi bất tử của Lor-ca thật mãnh liệt, dữ dội:

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la...


Hành động “ném” được miêu tả hai lần với hai mục đích khác nhau. Ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước là ném vào cái dữ dội, danh giới giữa khổ đau và siêu thoát, để "dòng sông rộng vô cùng" trở nên bình lặng, giúp thi sĩ sang bờ bên kia một cách bình yên. Như đã nói ở trên, một con người tha thiết gắn bó với cuộc sống, đấu tranh hết mình vì tự do mà bỗng phải rời khỏi thế giới này là điều không dễ. Sự ra đi khó nhọc ấy được hình tượng hóa thành hình tượng một “dòng sông rộng vô cùng” với những xoáy nước dữ dằn. Cũng trên con đường siêu thoát ấy, trước khi phải rời bỏ thế giới này để sang bên kia bờ, “chàng” nghệ sĩ lãng tử đã kịp ném trái tim mình - một biểu tượng của sự sống nồng nhiệt về phía cuộc đời. Nghĩa là thi sĩ dùng chính bầu nhiệt huyết cách tân nghệ thuật, khát vọng đấu tranh vì tự do của mình gửi lại cho đất nước Tây Ban Nha đang ngột ngạt, nóng bỏng. Thanh Thảo hình dung khi trái tim ấy được ném trở lại, nó lập tức khiến cõi “lặng im” bỗng “bất chợt” tấu lên rộn rã những âm thanh: “li-la li-la li-la...”. Đó liệu có thể là những chi tiết ngầm chỉ vai trò, ảnh hưởng của thơ Lor-ca với làn sóng đấu tranh vì tự do của Tây Ban Nha hồi đầu thế kỷ XX? Nghĩa là trước khi chết, Lor-ca đã kịp để lại một di sản nghệ thuật có sức thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân. Mặt khác, điệp khúc “li-la li-la li-la” trở lại cuối tác phẩm không chỉ nhằm mô phỏng lại tiếng đàn. Li-la - như người ta đã đọc ra - còn là tên gọi khác của hoa tử đinh hương, một loài hoa đặc trưng của Tây Ban Nha. Thế nên, cái nhịp điệu li-la còn gợi hình ảnh những sắc hoa cứ bừng nở dần như những vòng nguyệt quế dành cho Lor-ca, là những sắc hoa tôn vinh sự chiến thắng, sự bất diệt của nghệ thuật, của những tư tưởng tự do dân chủ trong cuộc sống và trong thơ Lor-ca.

Đàn ghi ta của Lor-ca không chỉ là tiếng nói tri âm, không chỉ là lời tôn vinh cao nhất mà Thanh Thảo dành kính tặng Lor-ca; thể hiện sự ngưỡng mộ, đồng cảm với một bậc tài hoa, oan khuất. Hơn thế, thi phẩm còn gửi vào đó một triết lí về sức sống của nghệ thuật: nghĩa là dù bị vùi giập nhưng những gì là nghệ thuật chân chính vẫn luôn bất diệt, bất tử.

Nguyễn Thư
 
Từ khóa
hình tượng đàn ghi ta lor-ca thanh thảo đàn ghita của lorca
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021
1K
1
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Việc đưa bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo vào Chương trình Ngữ văn 12 đã tạo nên một dư luận khá sôi động. Quả thật, so với những giai phẩm được đưa vào nhà trường từ trước đến nay và trong thói quen tiếp nhận của đông đảo công chúng thì dẫu sao đây vẫn là một bài thơ lạ. Lạ nên còn gây không ít lúng túng cho việc tiếp cận.

Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài viết của Nguyễn Thư về tác phẩm "Đàn ghita của Lorca" (Thanh Thảo) để hiểu hơn về bài thơ này nhé!


View attachment 5176
Đàn ghita của Lorca - một bài thơ lạ


ĐÀN GHITA CỦA LORCA – MỘT BÀI THƠ LẠ

Có người từng băn khoăn: đọc bài thơ thì thấy có một “chất men” rất cuốn hút nhưng “chất men” đó là gì, toát ra từ đâu thì chịu. Đã thế, khi được hỏi về nội dung tư tưởng trong bài thơ, chính Thanh Thảo cũng trả lời một cách rất mơ hồ: “Tôi không dám nói chắc cái gì, chỉ biết, tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn” (thethaovanhoa.vn).

Đúng là với những bài thơ dạng này thì không thể trông mong vào những gợi ý từ tác giả để cắt nghĩa, lý giải. Những phát hiện của Freud về cõi vô thức quả là có ý nghĩa với việc nghiên cứu quy luật sáng tạo, giải mã những biểu tượng văn hóa trong tác phẩm. Sáng tạo nghệ thuật không hoàn toàn giống như trạng thái “lên đồng” nhưng nhiều khi, nhà nghệ sĩ cũng bị dẫn dắt bởi một linh lực bí ẩn nào đó, thăng hoa trong những xúc cảm mãnh liệt để (có khi) chỉ trong một thời khắc ngắn ngủi mà có thể tạo ra những kiệt tác “ngàn thu”. Sau những phút thăng hoa ythường chính tác giả cũng không hiểu tại sao mình viết được như vậy. Chuyện Hoàng Cầm viết Bên kia sông Đuống chẳng hạn. Chả thế mà Nguyễn Bính cứ than thở làm thơ là do “giời đày”, còn Chế Lan Viên thì nói là “ma làm”,… Tất nhiên, nói thế cũng là để cực đoan hóa một chút vai trò của vô thức chứ với người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu văn học thì vẫn phải dùng tư duy phân tích, suy biện để tìm ra dòng mạch (dù là “vô thức”) của tác phẩm. Chỉ từ đó may ra mới tìm ra giá trị thẩm mĩ, nét đặc sắc về phong cách, ý nghĩa, tư tưởng… của tác phẩm.

Vậy đâu là căn cứ để hiểu bài thơ?

Cần bắt đầu từ lí do khiến Thanh Thảo dành niềm tri âm sâu sắc với Lor-ca. Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 - 1936) là một trong những thiên tài của thi ca Tây Ban Nha. Ông được ngợi ca trên hai phương diện: trước một nền chính trị độc tài Phrăng-cô, Lor-ca là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh vì tự do; trước một nền nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi hồi đầu thế kỷ XX, ông là thi sĩ nồng nhiệt khát vọng cách tân. Thanh Thảo dễ xúc cảm trước thi hào Tây Ban Nha này trước hết vì Lor-ca là một kiểu người nghĩa khí – thuộc mẫu người mà thơ Thanh Thảo thường dành những ưu ái đặc biệt; sau nữa, còn vì chính Thanh Thảo cũng là một trong những nghệ sĩ luôn chan chứa một khát vọng cách tân thơ Việt sau 1975. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca nằm trong tập Khối vuông ru-bích - Tập thơ hoàn thành năm 1985, là thời kì mà văn học, nghệ thuật Việt Nam đã qua thời chiến, làm tròn trách nhiệm của một nền văn nghệ kháng chiến nhưng vẫn chưa kịp đổi mới để thích ứng với chặng đường mới của đất nước.

Căn cứ thứ hai chính là nhan đề và lời đề từ của bài thơ. Hình tượng đàn ghi ta và những biến ảnh của nó như tiếng đàn, tiếng ghi ta, chiếc ghi ta trong bài thơ là một biểu tượng, là tượng trưng cho thơ Lor-ca, tượng trưng cho tư tưởng của Lor-ca. Tính biểu tượng thể hiện rõ hơn trong lời đề từ mà Thanh Thảo mượn một câu thơ nổi tiếng. Đó là câu thơ có ý nghĩa như một di nguyện của thi hào Tây Ban Nha này - Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã đọc ra ý nghĩa của câu thơ không chỉ đơn giản nói lên tình yêu nghệ thuật của Lor-ca. Nghĩ đến tương lai của nền nghệ thuật Tây Ban Nha, ông lo lắng vì sự thành công của mình có thể trở thành vật cản án ngữ con đường sáng tạo của thế hệ sau. Lor-ca muốn chôn theo cây đàn khi ông chết tức là muốn hậu thế thoát khỏi cái bóng của mình để tự do bước tới tương lai.

Cũng cần nói đến nguồn thi liệu trong bài thơ. Thanh Thảo đã huy động rất nhiều hình ảnh, thi liệu từ thơ Lor-ca rồi nhào nặn lại bằng phép tương giao của thơ Tượng trưng và tính bất trật tự cú pháp kiểu Siêu thực. Điều này khiến bài thơ chứa đựng một “bầu khí quyền” đặc trưng của văn hoá Tây Ban Nha và rất giàu nhạc tính. Có nhà phê bình đã rất tinh tế khi nhận ra Đàn ghi ta của Lor-ca vừa mang màu sắc thơ ai điếu phương Đông lại vừa chứa đựng âm hưởng của nhạc giao hưởng phương Tây. Có thể nhận ra những nét đặc sắc ấy ngay trong khổ thơ đầu. Hình tượng Lor-ca được tái hiện trên phông nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha cùng những thi ảnh quen thuộc trong thơ của thi hào: tiếng đàn ghi ta, áo choàng đấu sĩ, hoa li- la, con ngựa đen, vầng trăng đỏ,...

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn.


Trong những câu thơ này, hai câu đầu tạo ra một sự tương phản gay gắt như nước với lửa : "tiếng đàn bọt nước" và "áo choàng đỏ gắt". Đành rằng cả thơ Tượng trưng và Siêu thực, nhất là thơ Siêu thực đều khước từ lối cú pháp thông thường để tạo ra những làn nghĩa cộng hưởng giao thoa nhưng trong trường hợp này, có thể tạm khôi phục lại ngữ pháp câu thơ để hiểu lớp nghĩa sơ giản nhất (?). Như thế ngữ pháp hoàn chỉnh của câu thơ đầu sẽ là: những tiếng đàn thơ Lor-ca như bọt nước? như những khối cầu bong bóng nước; tròn trịa, là biểu tượng của cái đẹp toàn bích nhưng rất đỗi mong manh và càng trở nên mong manh khi đặt cạnh màu chói gắt như lửa của sắc áo choàng. Áo choàng đỏ là trang phục của các đấu sĩ trong những trận đấu bò tót ở các đấu trường - một truyền thống thượng võ đặc trưng của Tây Ban Nha. Nhưng “áo choàng đỏ gắt” thì lại rất bất thường, chữ “gắt” ở cuối câu thơ thứ hai không chỉ tả được màu sắc mà còn gợi lên một “độ nóng” đến ngạt thở. Hình ảnh bất thường và nhạc điệu cũng bất thường. Điều đó gợi không khí chính trị nóng bỏng của đất nước Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài. Như vậy, trong mối quan hệ với đời sống chính trị đương thời, tiếng đàn - thơ Lor-ca đứng trước đầy những nguy cơ bất trắc và đây là những hình ảnh dự báo trước những bi kịch oan khuất của một đấng tài hoa. Bốn câu thơ sau lại diễn tả hình ảnh thi sĩ Lor-ca cùng cây đàn hành trình về "miền đơn độc". Câu thơ thứ ba mô phỏng những nốt tỉa ghi ta có dạng một khúc thức trong âm nhạc - Li-la li-la li-la - được tấu lên, kết hợp với những hình ảnh vầng trăng, yên ngựa gợi bóng dáng chàng nghệ sĩ lãng tử cùng tiếng đàn cứ mải miết trong một cuộc lãng du. Câu thơ “với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn’’ có thể được hiểu là con người cùng với vầng trăng chếnh choáng, cùng trong trạng thái say sưa dâng hiến. Đó là hình ảnh một thi sĩ Lor-ca đầy nhiệt huyết say sưa trong sáng tạo. Nhưng càng nồng nhiệt thì càng dấn sâu vào “miền đơn độc”. Nghĩa là những tư tưởng tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật của thi sĩ (do quá mới mẻ) chưa được sự đồng hành của đất nước Tây Ban Nha. Nếu hai câu đầu đặt tiếng đàn thơ Lor-ca trong quan hệ với đời sống chính trị thì bốn câu sau của khổ thơ lại đặt tiếng đàn thơ ấy trong mối quan hệ với nền nghệ thuật Tây Ban Nha. Trong mối quan hệ này, thi sĩ là kẻ độc hành cô đơn. Đó là một bi kịch của người nghệ sĩ - sự thiếu vắng tri âm.

Và bi kịch Lor-ca được đẩy cao hơn với những câu gợi lại thời khắc định mệnh khi Lor-ca bị chính quyền độc tài hành hình:

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”



Có nên diễn xuôi khổ thơ này là: “Tây Ban Nha đang hát nghêu ngao thì bỗng kinh hoàng vì áo choàng bê bết đỏ”? Nghĩa cú pháp của khổ thơ có thể là thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì chẳng cần phải mượn đến tài thơ Thanh Thảo mới viết được. Mỗi câu thơ được viết ra một cách tự nhiên như văn xuôi, và chúng đang kể với ta về một đất nước Tây Ban Nha (đang) “hát nghêu ngao”. Hát “nghêu ngao” là giọng hát vô hồn, lạc điệu, là những âm thanh nhàm tẻ, rời rạc. Phải chăng, đó là chi tiết ám chỉ một đất nước Tây Ban Nha đang tồn tại một nền nghệ thuật già nua, bằng lặng. Và sẽ cứ bằng lặng, già nua như thế nếu không có cú sốc “bỗng kinh hoàng”, đột ngột khi Lor-ca bị “điệu về bãi bắn”. Có lúc, tôi đã tin vào sự cắt nghĩa này là đúng nhưng càng ngày càng thấy hoài nghi. Trong những câu thơ này, có lẽ không phải đất nước Tây Ban Nha mà chính là Lor-ca hát “nghêu ngao”. Nếu hiểu như thế thì từ “ngêu ngao” đã xóa đi tính trang trọng của âm nhạc thính phòng, gợi nhớ âm điệu Flamenco hoang dã, tự do, khỏe khoắn. Và hình như phải hiểu như thế mới hợp với hình tượng người nghệ sĩ hát dong lãng tử, đang say sưa dâng hiến, say sưa đem tiếng đàn - thơ của mình đến với công chúng. Trong đoạn thơ này, đáng chú ý là câu “bỗng kinh hoàng”. Đó là cú đảo phách rất đột ngột nhằm diễn tả sự giật mình choáng váng. Tác giả đã phục hiện lại thời khắc định mệnh của thi hào Tây Ban Nha bằng những thủ pháp đặc trưng của trường phái ấn tượng. Từ “áo choàng đỏ gắt” có độ căng giãn hết mức rồi vỡ ra thành “áo choàng bê bết đỏ” đã chứa đựng một sự tăng “cường độ” những bi thương. Thanh Thảo hóa thân vào hình tượng Lor-ca để thể hiện tâm trạng của chàng nghệ sĩ “đi như người mộng du” ra pháp trường. Trong sáng tác thơ ca, Lor-ca hay nhắc đến thần chết và cái chết. Nhà nghệ sĩ luôn dự cảm được những bất trắc sẽ đến với mình bởi một lẽ đơn giản; trong một thể chế độc tài, bất kỳ người nghệ sĩ nào ca ngợi tự do cũng đều có đều có thể chuốc lấy những nguy cơ bất trắc. Chỉ có điều, dường như Lor-ca không ngờ bi kịch lại đến với mình sớm như vậy khi mà khát vọng cách tân còn dang dở. Không ngờ nên mới “bỗng kinh hoàng” choáng váng. Nói tóm lại, khổ thơ này là một tầng khác của bi kịch - Đó là bi kịch của người chiến sĩ bị hành quyết, bị thủ tiêu sinh mệnh.

Sát hại Lor-ca, kẻ thù của nền dân chủ cũng vùi dập cả tiếng đàn của chàng:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy


Những câu thơ này đã miêu tả tiếng đàn của Lor-ca như một sinh mệnh trong bi kịch. Ở đây, tiếng đàn được nhân hóa, có tâm trạng, cảm giác; được hữu hình hóa thành màu sắc, hình khối.

Từ góc độ ngữ âm, có thể thấy mỗi câu thơ như một cung bậc của tiếng đàn mà các âm giai đã hòa vào thành hợp âm bi tráng của một bản nhạc cứ tăng dần về cường độ và trường độ. Cách hòa phối âm thanh như thế đã gợi liên tưởng đến hình ảnh một con người kiên gan, bất khuất như cố ngẩng cao đầu trước khi ngã gục, "ròng ròng máu chảy".

Từ góc độ ngữ nghĩa, những câu thơ này lại mở ra một trường liên tưởng khác. Kể cũng có lý khi lý luận văn học hiện đại đã phân biệt rõ văn bản tác phẩm và tác phẩm. Văn bản tác phẩm thì chỉ có một, cùng lắm là có thêm một vài dị bản (trừ văn học dân gian) còn tác phẩm thì có muôn vàn. Tác phẩm là cái phần cảm thụ mang màu sắc chủ quan của mỗi người đọc. Tôi đã đọc khá nhiều bài viết về Đàn ghi ta của Lor-ca và ở khổ thơ này, mỗi người lại “nghe” ra những ý nghĩa thú vị. Trong số đó chắc chắn không khỏi có những ý áp đặt nhưng tôi tin Thanh Thảo cũng không nỡ trách người đọc bởi cấu trúc cú pháp thơ và đặc biệt là cú pháp bài thơ này vốn lỏng lẻo, mơ hồ. Vả lại người đọc - ở một chừng mực nào đó cũng có quyền “vẽ” ra cho mình một tác phẩm riêng từ những gợi ý trong văn bản của tác giả. Trở lại với khổ thơ thứ ba bài thơ, bắt đầu là "tiếng ghi ta nâu" còn hiền hoà với chủ âm là thanh bằng, là hình ảnh tả thực, là tiếng của chiếc ghi ta màu nâu (khác với “chiếc ghi ta màu bạc” mà có người đó cho rằng đó là chiếc ghi ta đã được hóa, như nghi lễ hóa vàng trong tín ngưỡng dân gian). Gắn với âm thanh ấy là hai hình ảnh tương phản : “bầu trời” và “cô gái ấy”. Tương phản bởi lẽ, “bầu trời” là hình ảnh thuộc về cái bao la, vô cùng, “cô gái ấy” là hình ảnh con người hữu hạn. Câu thơ tái hiện bóng dáng một cô gái lẻ loi trên một nền trời trống trải, mênh mang. Theo chú thích của hai bộ sách giáo khoa ngữ văn 12 hiện hành, đó có thể là An-na Ma-ri-a, người mà sau khi Lor-ca chết đã chưa từng một lần lên xe hoa, đó cũng là người đã từng gợi bao tứ thơ kỳ diệu về tình yêu, cuộc sống cho thơ Lor-ca. Nếu tin như vậy thì câu thơ này còn là sự ngậm ngùi thương cảm cho một mối tình tan vỡ mà thi sĩ bỏ lại?. Hình ảnh "tiếng ghi ta lá xanh biết mấy’’ lại là ẩn dụ nói lên một bi kịch xót xa. Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy hay tài năng Lor-ca đang ở độ chín, sức dâng hiến đang dồi dào mà cái chết “bỗng kinh hoàng” xảy đến mang theo bao nỗi tức tưởi. Những thi ảnh nối tiếp từ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” đến “ròng ròng máu chảy” tạo tính lôgic của những dòng thơ càng gợi lên nỗi bàng hoàng. “Tròn bọt nước” là toàn bích, là độ hoàn mĩ của tiếng đàn nhưng cũng là cái mốc dẫn đến “vỡ tan” rồi ứa ra “dòng dòng máu chảy”. Không chỉ là “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay’’ (Truyện Kiều) mà là tiếng đàn đang tuôn máu. Tâm trạng của Nguyễn Du khi than thở cho tập ký của Tiểu Thanh “văn chương vô mệnh lụy phần dư” (văn chương vốn không có số mệnh mà sao vẫn bị đốt đến chỉ còn lại phần dư cảo) hay Hoàng Cầm than khóc cho số phận tranh Đông Hồ trước sự tàn phá của giặc Pháp chắc cũng đến thế là cùng. Như thế, nếu khổ thơ trên tái hiện bi kịch của người chiến sĩ bị hành quyết thì khổ thơ này lại thể hiện bi kịch của người nghệ sĩ bị thủ tiêu tác phẩm.

Nhưng chưa hết, điều băn khoăn nhất trong mối tri âm của Thanh Thảo là những di nguyện của Lor-ca: “không ai chôn cất tiếng đàn / tiếng đàn như cỏ mọc hoang / giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng”. Nếu cần viện dẫn để chứng minh tính giao thoa giữa các lớp nghĩa của thơ ca viết theo lối tương giao thì đây là một ví dụ điển hình. Ở lớp nghĩa bề mặt có thể hiểu Lor-ca tuy chết nhưng tiếng đàn bất tử, bất diệt, dẫu là "dòng dòng máu chảy". Kẻ thù của nền dân chủ có thể giết hại Lor-ca nhưng không thể chôn nổi tiếng đàn. Nó vẫn như "cỏ mọc hoang" lan nhanh và mạnh mẽ. Khi hành quyết, bọn độc tài đã ném xác Lor-ca xuống giếng hòng phi tang. Đây là nỗi đau của cả đất nước Tây Ban Nha mà sự thật, đến nay, hài cốt của Lor-ca vẫn lẫn khuất trong số hàng bao nhiêu nạn nhân của các vụ đàn áp. Nếu “diễn nghĩa” ý thơ của những câu này thì có thể hiểu, Lor-ca chết thảm, vốn đã đau đớn nhưng còn đau đớn hơn vì di nguyện “hãy chôn tôi với cây đàn” đã không được thực hiện. Sự nghiệp cách tân nghệ thuật của thi hào không có người kế tiếp. Đó là vì thần tượng Lor-ca quá lớn khiến người ta không thể chôn vùi được tiếng đàn hay vì quá yêu Lor-ca mà hậu thế không nỡ quên, không thể quên? Và vì thế tiếng đàn trở thành một thứ cỏ mọc hoang níu chân người đến sau. Thế nên những giọt nước mắt tức tưởi kia không chịu ngủ yên, không thể nguôi yên, không thể lặn chìm ngay vào cõi vĩnh hằng mà cứ ánh lên, nhức nhối một niềm đau “long lanh trong đáy giếng”. Nghĩa là hình ảnh "giọt nước mắt vầng trăng" kia lại thêm một lần tổn thương. Càng long lanh càng đau xót. Không hiểu trong lúc viết những câu thơ này, Thanh Thảo có bị ám ảnh bởi những câu thơ tả nhạc trong bài Nguyệt cầm của Xuân Diệu không nhưng rõ ràng giữa Thanh Thảo và Xuân Diệu vẫn có nét tương đồng. Mượn tứ bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị để viết về cái chết của người thiếu phụ trên bến Tầm Dương (Vì nghe nương tử trong câu hát / Đã chết đêm rằm theo nước xanh), Xuân Diệu cũng dùng từ “long lanh” để diễn tả nỗi sầu hận: “Long lanh tiếng sỏi vang vang hận / Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người”. Tuy nhiên ở Nguyệt Cẩm, Xuân Diệu chỉ muốn mượn lời tri âm với nàng “nương tử” để trải nghiệm đến cùng nỗi sầu, muốn được “Sống toàn thân và thức nhọn giác quan” còn Thanh Thảo thì khác. Nhắc lại di nguyện của Lor-ca, chắc chắn, tác giả muốn bộc lộ khát vọng thực hiện di nguyện ấy - khát vọng muốn góp phần cách tân thơ ca Việt Nam sau chiến tranh.

Với Lor-ca, cái chết là bi kịch nhưng cũng thật bất ngờ, cái chết lại là một sự giải thoát: “đường chỉ tay đã đứt / dòng sông rộng vô cùng / Lor-ca bơi sang ngang / trên chiếc ghi ta màu bạc”. Dựa trên cách phối thanh của những câu thơ này, có thể nhận thấy ở đây có một hụt hẫng, ngậm ngùi. Hình ảnh “đường chỉ tay đã đứt” tượng trưng cho định mệnh nghiệt ngã. Nghiệt ngã vì Lor-ca muốn gắn bó với cuộc đời mà đường chỉ tay đoản mệnh của đấng tài hoa chỉ có vậy, không thể bước tiếp về phía trước cùng làn sóng dân chủ, cùng xu hướng cách tân nghệ thuật mà đành phải tách mình, phải bơi tạt “sang ngang”. Phương tiện giúp người nghệ sĩ ham cách tân bơi “sang ngang” (tức là siêu thoát) lại chính là cây đàn, là chiếc ghi ta màu bạc. Những câu cuối miêu tả hành trình đi vào cõi bất tử của Lor-ca thật mãnh liệt, dữ dội:

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la...


Hành động “ném” được miêu tả hai lần với hai mục đích khác nhau. Ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước là ném vào cái dữ dội, danh giới giữa khổ đau và siêu thoát, để "dòng sông rộng vô cùng" trở nên bình lặng, giúp thi sĩ sang bờ bên kia một cách bình yên. Như đã nói ở trên, một con người tha thiết gắn bó với cuộc sống, đấu tranh hết mình vì tự do mà bỗng phải rời khỏi thế giới này là điều không dễ. Sự ra đi khó nhọc ấy được hình tượng hóa thành hình tượng một “dòng sông rộng vô cùng” với những xoáy nước dữ dằn. Cũng trên con đường siêu thoát ấy, trước khi phải rời bỏ thế giới này để sang bên kia bờ, “chàng” nghệ sĩ lãng tử đã kịp ném trái tim mình - một biểu tượng của sự sống nồng nhiệt về phía cuộc đời. Nghĩa là thi sĩ dùng chính bầu nhiệt huyết cách tân nghệ thuật, khát vọng đấu tranh vì tự do của mình gửi lại cho đất nước Tây Ban Nha đang ngột ngạt, nóng bỏng. Thanh Thảo hình dung khi trái tim ấy được ném trở lại, nó lập tức khiến cõi “lặng im” bỗng “bất chợt” tấu lên rộn rã những âm thanh: “li-la li-la li-la...”. Đó liệu có thể là những chi tiết ngầm chỉ vai trò, ảnh hưởng của thơ Lor-ca với làn sóng đấu tranh vì tự do của Tây Ban Nha hồi đầu thế kỷ XX? Nghĩa là trước khi chết, Lor-ca đã kịp để lại một di sản nghệ thuật có sức thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân. Mặt khác, điệp khúc “li-la li-la li-la” trở lại cuối tác phẩm không chỉ nhằm mô phỏng lại tiếng đàn. Li-la - như người ta đã đọc ra - còn là tên gọi khác của hoa tử đinh hương, một loài hoa đặc trưng của Tây Ban Nha. Thế nên, cái nhịp điệu li-la còn gợi hình ảnh những sắc hoa cứ bừng nở dần như những vòng nguyệt quế dành cho Lor-ca, là những sắc hoa tôn vinh sự chiến thắng, sự bất diệt của nghệ thuật, của những tư tưởng tự do dân chủ trong cuộc sống và trong thơ Lor-ca.

Đàn ghi ta của Lor-ca không chỉ là tiếng nói tri âm, không chỉ là lời tôn vinh cao nhất mà Thanh Thảo dành kính tặng Lor-ca; thể hiện sự ngưỡng mộ, đồng cảm với một bậc tài hoa, oan khuất. Hơn thế, thi phẩm còn gửi vào đó một triết lí về sức sống của nghệ thuật: nghĩa là dù bị vùi giập nhưng những gì là nghệ thuật chân chính vẫn luôn bất diệt, bất tử.

Nguyễn Thư
baivanhayCảm ơn @baivanhay hay đã chia sẻ bài viết này. Một cách nhìn mới mẻ về tác phẩm "Đàn ghita của Lorca" (Thanh Thảo)
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top