Dàn ý cho phân tích diễn biến tâm lý của Mị trong đêm tình mùa xuân

Dàn ý cho phân tích diễn biến tâm lý của Mị trong đêm tình mùa xuân

*Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ:

-Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn.

-Ban đầu cô còn phản kháng, khóc lóc, toan ăn lá ngón tự tử nhưng rồi thương cha nên Mị tiếp tục sống, lâu dần, Mị mất hẳn ý thức về cuộc đời, về thời gian, không gian, “ở lâu trong cái khổ, Mị khổ quen rồi”, Mị sống mà như đã chết, không còn cả chút ý niệm nào về cuộc sống diễn ra xung quanh.

Đêm cởi trói cho A Phủ :

-Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn “thản nhiên thổi lửa hơ tay”

à dù còn mơ hồ nhưng có lẽ hơi ấm từ ngọn lửa trong đêm đông là điều duy nhất níu kéo Mị không đi đến tuyệt vọng.

*Thương người cùng cảnh ngộ:

-Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại:” Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị dậy thổi lửa.Ngọn lửa bùng sáng lên thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở một dòng nước lập lánh bò xuông hai hõm má xám đen lại.”

+ Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. “ Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ mà không lau đi được”.

+ Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa : “Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết thế?” - có sự thương cảm dành cho A Phủ.

+ Mị nhận ra “ Chúng nó thật độc ác” – điều mà Mị chưa từng nghĩ tới.

*Tình thương lớn hơn cái chết:

Trước khi cắt dây :

-Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ tới thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.

+ Mị rón rén bước lại “ rút con dao nhỏ cắt lúa cắt đứt dây mây” à sự phản kháng đầu tiên của Mị trước cái ác.

+ Cắt xong Mị cũng hốt hoảng vì không ngờ dám làm một chuyện động trời như thế.

*Từ cứu người đến cứu mình :

· Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. “Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất.”

· “Bước chân vụt chạy” – bước chân đạp đổ tất cả rào cản phong kiến để đến với tự do.



· “A Phủ, cho tôi đi với “ – tiếng nói thể hiện khao khát hạnh phúc
→ Bước ngoặt quan trọng trong đời của Mị. Từ thân phận của một nô lệ vươn lên tự làm chủ đời mình.
→ Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.


Nhận xét về hình tượng nhân vật Mị trong đêm đông :
· Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đọa đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn.
· Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ miền núi nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

· Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy. à khẳng định chân lý : có áp bức có đấu tranh.
Tây Bắc.jpg
 
Từ khóa
mị đêm tình nlvh vợ chồng a phủ
479
2
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top