Baivanhay Đạo đức của tuổi trẻ hiện nay

Baivanhay Đạo đức của tuổi trẻ hiện nay

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Đạo đức luôn là một vấn đề luôn được quan tâm nhất trong xã hội. Nó là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đúng đắn được xã hội quy định nhằm hướng hành động của con người và những việc tốt đẹp trong cuộc sống, gắn kết con người lại với nhau trong những mục tiêu chung nhất nhằm xây dựng một xã hội phồn vinh, trật tự và giàu lòng nhân ái.
Cùng văn học trẻ nghị luận về đạo đức của tuổi trẻ hiện nay nhé!


5430


Đạo đức của tuổi trẻ hiện nay

Từ xưa đến nay, trong bất kì thời đại nào, đạo đức luôn là một vấn đề luôn được quan tâm nhất trong xã hội. Một xã hội đói nghèo có thể khắc phục được. Một xã hội không có đạo đức nhất định sẽ diệt vong. Việc hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức phù hợp với chuẩn mực và thời đại cho con người luôn được các nhà lãnh đạo đất nước quan tâm, đặc biệt là thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước.

Đạo đức là một phạm trù triết học. Theo Không Tử, đạo là con đường, đức là thành tựu của những việc đúng với luân thường, đạo lí ở đời. Như vậy, theo Không tử, đọa đức chính là những nguyên tắc nhằm giúp còn người làm đúng, sống đúng với những chuẩn mực của xã hội đã quy ước và đặt ra thành nguyên tắc ứng xử.

Theo Lão Tử, đạo đức có nghĩa là sống và làm những việc phù hợp với quy luật của tự nhiên. Ông cho rằng: “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh”. Nghĩa là trong đạo có đạo là đạo phi thường, trong danh có danh là danh phi thường. Như vậy, đạo đức cũng nằm trong đạo đức, nằm trong bản thân và đời sống của mỗi con người.

Đạo đức là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đúng đắn được xã hội quy định nhằm hướng hành động của con người và những việc tốt đẹp trong cuộc sống, gắn kết con người lại với nhau trong những mục tiêu chung nhất nhằm xây dựng một xã hội phồn vinh, trật tự và giàu lòng nhân ái.

Nhìn ở mặt biểu hiện xã hội, có thể thấy, đạo đức của giới trẻ đang xuống cấp đến mức đáng báo động. Tuổi trẻ ngày nay chạy đua theo lối sống vật chất và tự do cá nhân, xem thường các giá trị đạo đức nền tản, xem thường văn hóa và thiếu sự tôn trọng con người và xã hội. Một bộ phận không nhỏ tuổi trẻ ngày nay sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương yêu trước cuộc sống, không quan tâm đến trách nhiệm của mình đối với xã hội và đất nước. Vì lợi ích mà nhiều người sẵn sàng dẫm đạp lên tình người, phỉ báng các giá trị văn hóa truyền thống vốn rất đúng đắn và cao đẹp trong lịch sử dân tộc. Từng ngày, sự tha hóa nhân cách, xói mòn đạo đức của con người giống như con tằm ăn lá dâu. đe dọa trực tiếp đến an ninh trật tự xã hội và văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc.

Từ sự tha hóa, suy thoái ấy, đã dẫn đến những hậu quả to lớn. Hậu quả lớn nhất đó là con người ngày càng vô cản, nghi kị lẫn nhau, khiến cho đời sống tình cảm trong xã hội trở nên lạnh nhạt, thiếu tình người. Hàng loạt các vụ án có liên quan đến tuổi trẻ được phản ánh trên báo chí không khỏi khiến chúng ta giật mình và sự vo cảm của con người. Nó thực sự cảnh tỉnh chúng ta trước sự băng hoại đạo đức, nhân cách và nhân phẩm của con người trong thời đại toàn cầu hóa khốc liệt như hiện nay.

Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đau lòng ấy một phần do sự phát triển như vũ bão của thời đại. Chưa bao giờ công nghệ xâm nhập và chi phối đời sống con người mạnh mẽ như ngày nay. Đời sống vật chất tăng cao, sự giao thoa của các nền văn hóa, tệ nạn xã hội khó kiểm xoát, tội ác hoành hành, khiến cho giới trẻ mất định hướng trong tiếp cận các giá trị đúng đắn và rèn luyện mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Xã hội cũng thiếu quan tâm đến việc bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức cho giới trẻ. Nhà trường chưa có chương trình giáo dục đạo đức hiệu quả, đúng đắn và tích cực. Bởi thế, sự hình thành đạo đức trong giới trẻ còn chịu nhiều sự tác động và chi phối từ bên ngoài.

Một bộ phận thế hệ trẻ lạc lõng, mất định hướng, mất niềm tin và đang khao khát tìm lại chính mình trong lòng dân tộc. Nếu xã hội không nhanh chóng có những định hướng thiết thực và hiệu quả trong giáo dục và tuyên truyền thì sự lệch chuẩn đạo đức của bộ phận giới trẻ ấy càng nặng nề hơn, có thể làm lây nhiễm đến nhiều người khác, thậm chí là gây hại cho xã hội.

Mỗi người học sinh đều phải có trách nhiệm sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống. Ngoài ra còn phải học hỏi từ những người có đạo đức trong xã hội hiện tại. Sống có trách nhiệm với bản thân, với xã hội và đất nước. Sống và rèn luyện lý tưởng sống cao đẹp, có ước mơ, hoài bão lớn lao, sống có mục đích, hướng tới tương lai. Không ai có thể làm cho bạn trở nên tốt đẹp hơn ngoài chính bạn mong muốn điều đó.

Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được nhân cách làm người. Muốn con cái có được nền tảng đạo đứ vững mạnh, mỗi bậc làm cha làm mẹ phải là một tấm gương đạo đức để con cái noi theo. Việc tiếp thu và học tập từ cha mẹ là quy luật tất yếu của tâm lí con người.

Nhà trường chính là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Qua mỗi bài học bổ ích, học sinh sẽ hình thành và rèn luyện được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát triển thành những con người hữu ích trong xã hội. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức và lối sống trong sạch, vững mạnh để học sinh học tập và noi theo.

Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ, giúp họ trở thành những con người có ích cho xã hội. Nền tảng đạo đức xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển nhân cách con người. Một xã hội luôn đề cao đạo đức, đề cao tình người sẽ là cơ sở giúp con người phát triển nhân cách nhân phẩm, hạn chế cái xấu, cái tiêu cực. Kỉ cương nghiêm khắc, đúng đắn có vai trò điều hướng hành vi trong xã hội, giúp con người nhận thức rõ ràng cái đúng, cái sai mà điều chỉnh hành vi hợp lí.

Sống không có đạo đức là không thể thành người được. Bản chất con người được khẳng định là bưởi chúng ta sống có đạo đức, tuân thủ đạo đức và lấy đó làm nguyên tắc để duy trì mối quan hệ với người khác. Tuổi trẻ phải rèn luyện đạo đức của mình phù hợp với dân tộc và thời địa. Đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng đối với dân tộc, đối với tương lai của đất nước.

Bác Hồ đã từng khuyên thành niên ràng: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Tuổi trẻ còn có tương lai. Không bao giờ là muộn nếu chúng ta biết sửa đổi và hướng đến những điều tốt đẹp và hữu ích trong cuộc sống.
 
Từ khóa
gắn kết lí tưởng truyen thong van hoa đạo đức
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top