Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2021 có đáp án

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2021 có đáp án

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
ĐỀ THI
Số 01
Fourm Văn Học Trẻ
KÌ THI HỌC KÌ 1 LỚP 9
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút

Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“…Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2:(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 3:(1,0 điểm) Ý nghĩa hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
Câu 4:(1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ (khoảng 3-5 câu).

Phần 2. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa tình bạn trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
đề thi học kì 1 ngữ văn 9 năm 2021.jpg


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC – HIỂU
3,0
1
- Đoạn thơ trích trong văn bản “Đồng chí”
- Của tác giả Chính Hữu.
0,5​
2
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
0,5​
3
Ý nghĩa hình ảnh “Đầu súng trăng treo”:
- Ý nghĩa thực: Hình ảnh thực từ thực tiễn chiến đấu: trăng ở vị trí thẳng trên đầu ngọn súng.
- Ý nghĩa biểu tượng:
+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường - lãng mạn, chất chiến sĩ - chất thi sĩ.
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính -tinh thần đồng chí sâu sắc, một tâm hồn trong trẻo, thi vị, khát khao hòa bình.
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam - bàn tay giữ chắc cây súng và trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.
1,0​
4
Vẻ đẹp người lính trong khổ thơ:
- Người lính trong tư thế điềm tĩnh, chủ động, sẵn sàng chờ giặc tới.
- Tinh thần đồng đội gắn bó chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn.
- Tâm hồn thi vị, lãng mạn.
1,0​
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết đoạn văn về vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc – xích, song hành.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để có hạnh phúc?
0,25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
- Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống
1. Giải thích tình bạn là gì?

Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng…
2. Bàn luận vấn đề:
- Vai trò, ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống: san sẻ niềm vui, nỗi buồn, học được từ bạn những điều hay lẽ phải.
- Cách ứng xử trong tình bạn: phải chân thành, tin tưởng lẫn nhau, luôn sẻ chia và giúp đỡ.
3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
- Những biểu hiện sai trái trong tình bạn: thiếu chân thành, vụ lợi trong tình bạn.
- Liên hệ bản thân.
1,0​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25​
2
Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
(trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
(trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
0.5​
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm rõ ràng
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
*Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu khái quát được tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
0,5​
*Thân bài: Phân tích 8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều
Đoạn thơ gồm 4 cặp câu lục bát. Mỗi cặp câu làm hiện lên một bức tranh cảnh vật. Mỗi bức tranh cảnh vật đồng thời là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng nàng Kiều.
- Cặp câu thứ nhất:
+ Trước mắt người đọc là bức tranh cửa bể rộng lớn lúc hoàng hôn.
+ Hình ảnh “thuyền ai” đơn độc gợi ra thân phận nàng Kiều khi xa nhà, xa quê, bơ vơ, trơ trọi, lênh đênh chẳng cặp được bến bờ nào.
+ Cảnh vật trong câu thơ vì thế góp phần thể hiện tâm tư nàng Kiều. Đó là tâm tư buồn – nỗi buồn da diết vì quê nhà xa cách, vì đơn chiếc, lẻ loi.
- Cặp câu thứ hai:
+ Cảnh trong hai câu thơ này là hoa trôi mặt nước. Thấy “hoa” mà không thấy đẹp. Từ “trôi” chỉ sự vận động, rời chuyển nhưng là vận động chuyển trong thế thụ động.
+ Những cánh hoa rơi trôi nổi, phiêu dạt gợi ra số kiếp mỏng manh của Kiều giữa bể trời dài rộng.
+ Trước dòng đời chảy trôi, mênh mông, vô định, Kiều nhìn hoa như cũng thấy hoa buồn! Từ “man mác” hoa nhưng lại gợi nỗi chán chường, thất vọng của nhân vật trữ tình – Thuý Kiều.
- Cặp câu thứ ba:
+ Cảnh trong hai câu thơ là “nội cỏ rầu rầu”.Rầu rầu” vốn là từ láy tả tâm trạng được Nguyễn Du để tả màu sắc. Trải dài trong một không gian như vô tận, nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây” là màu xanh nhợt nhạt và héo hắt. Bức tranh nội cỏ vì thế cảm thật u ám!
+ Kiều thất vọng và mất phương hướng, không biết thoát ra bằng cách nào- đấy vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của nàng khi đó.
- Cặp câu cuối:
+ Cảnh trong hai câu thơ là cảnh giông bão, sóng gió. Âm thanh bây giờ mới xuất hiện nhưng không phải âm thanh sự sống mà là tiếng thét gào của “sóng kêu”, “gió cuốn”, “ầm ầm”, dữ dội. Chới với giữa cái bất tận, sôi sục cả ở quanh Kiều, cả trong lòng Kiều.
+ Nàng Kiều như đang đứng trước tai ương dữ dội. Hiểm nguy như đang dồn đuổi, vây bủa quanh nàng chờ thời cơ là nhấn xuống.
+ Còn lòng Kiều thì như lớp lớp sóng dồn – lớp sóng của buồn đau, hãi hùng, lo sợ. Tiếng “sóng kêu” còn là tiếng kêu thương đơn độc của một kiếp hoa bị vùi dập!
2,5​
*Kết bài:
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật đoạn thơ
(HS bám sát vào tình tiết, sự việc trong văn bản “Chiếc lược ngà” để đảm bảo tính logic, chính xác của câu chuyện
0,5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5​
Tổng kết
10


Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2021 có đáp án do các thầy cô Văn học trẻ biên soạn để gửi tới các bạn học sinh và quý thầy cô đề thi và đáp án tham khảo sát nhất với chương trình học và phù hợp năng lực học sinh để làm tư liệu cho các cuộc thi khảo sát chất lượng học kì 1 năm học 2021. Rất mong các bạn có được tài liệu hữu dụng, bổ ích để có một kì thi thuận lợi.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
phân tích tâm trạng của thuý kiều suy nghĩ về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống vẻ đẹp người lính ý nghĩa hình ảnh đầu súng trăng treo đề thi học kì 1 ngữ văn 9 năm 2021 có đáp án đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top