Hướng dẫn Đề thi học sinh giỏi về bài Chí Phèo - Nam Cao

Hướng dẫn Đề thi học sinh giỏi về bài Chí Phèo - Nam Cao

Viet Phong
Viet Phong
  • Du Mục Số 39 đến từ Vietnam
Từ cách nhìn của Thị Nở đối với nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo– Nam Cao), nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã liên hệ đến thiên chức của người nghệ sĩ. Và ông đã quả quyết rằng : Nhà văn như Thị Nở.

Anh/ chị hãy bàn về quan niệm trên và chứng minh rằng với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã làm tròn thiên chức của một nhà văn.

Đáp án

1. Giải thích

– Cái nhìn của Thị Nở đối với Chí Phèo là cái nhìn bằng sự yêu thương, bằng lòng cảm thông.
+ Trong khi cả làng Vũ Đại xa lánh Chí, không xem Chí là con người thì Thị Nở đã chăm sóc Chí. Bát cháo hành là biểu hiện của tình người ấm áp.
+ Chính nhìn Chí Phèo bằng sự cảm thông như vậy nên: Thị Nở đã thấy Chí rất đáng thương. Còn gì đáng thương bằng đang ốm mà phải nằm một mình. Thị Nở đã thấy nỗi buồn, nỗi cô độc của Chí. Thị đã phát hiện ra phần con người của Chí Phèo. Chính Thị Nở đã khẳng định :
* Ôi sao mà hắn hiền, có phải đây mới là bản chất của Chí mà ngày thường bị lấp đi không.
* Sao có lúc nó hiền như đất

– Thiên chức của người nghệ sĩ: Phải nhìn đời bằng con mắt của tình thương. Phải tìm tòi và thấu hiểu những điều mà chưa ai ngờ tới, phải biết khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.

2. Ở tác phẩm Chí Phèo, nhà văn Nam Cao thực sự đã làm tròn thiên chức của người nghệ sĩ.

a. Nhà văn đã biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.
– Chí Phèo, không chỉ là nỗi khổ vật chất mà đau đớn hơn là bi kịch tinh thần, nỗi đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Nam Cao muốn khẳng định còn có những nỗi đau, đau khổ hơn tất cả là con người bị loại ra khỏi cộng đồng.

– Nhưng bên trong cái lốt của quỷ dữ là đốm sáng nhân tính.
-> Đây là những phát hiện mới mẻ của nhà văn Nam Cao so với các nhà văn cùng thời.

b. Nhà văn phải nhìn đời bằng con mắt của tình thương để tìm tòi để thấu hiểu
– Trong các tác phẩm của mình, Nam Cao thường trân trọng giá trị của tình thương. Chính tình người có khả năng thức tỉnh tính người. Nam Cao đã xây dựng nhiều nhân vật biểu hiện cho lối sống tình thương. Và đó chính là tấm lòng của Nam Cao dành cho con người. (Là Từ trong Đời thừa, và ở Chí Phèo là Thị Nở)

– Chỉ bằng tấm lòng bao dung độ lượng, người nghệ sĩ mới thực sự có những cảm thông sâu sắc trước những bất hạnh của con người. (Xót xa trước những quằn quại trong cô đơn của Chí; đau đớn trước nhân hình nhân tính của Chí bị rách nát )

– Và cũng chính bằng tấm lòng bao dung độ lượng, nhà văn cũng mới phát hiện và trân trọng vẻ đẹp khuất lấp, bên trong tâm hồn của con người.(Đồng cảm, xót thương, trân trọng trước nỗi buồn, sự ăn năn, niềm khao khát của Chí Phèo…)

– Chính nhìn nhân vật bằng sự cảm thông như vậy, nên ngòi bút của Nam Cao nặng trĩu yêu thương.

c. Muốn làm tròn thiên chức ấy, nhà văn phải luôn trau giồi tài năng, trau giồi lối sống. Để làm sao nhà văn có thể cùng một lúc sống nhiều cuộc đời, biết mở lòng để đón nhận những vang động của cuộc đời và bằng tài năng nghệ thuật phải thể hiện những nội dung ấy một cách da diết và lắng đọng.

Đánh giá chung

– Giá trị của tác phẩm Chí Phèo

– Đóng góp của nhà văn Nam Cao cho nền văn học Việt Nam hiện đại.


Nguồn : Sưu tầm
 
Từ khóa
chi pheo cuộc đời nam cao tác phẩm chí phèo văn học việt nam hiện đại
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top