Đề thi Đề thi thử số 19 THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn (vanhoctre biên soạn)

Đề thi Đề thi thử số 19 THPT Quốc gia 2022 môn Ngữ văn (vanhoctre biên soạn)

Đề thi thử số 19 môn Ngữ văn giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập và đạt thành tích cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022.

xkk (73).png


ĐỀ THI
Số 19
Fourm Văn Học Trẻ
KÌ THI THPT QUỐC GIA 2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút


Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:


"Nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Ông đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là không muốn nhìn thấy người khác thành công.

Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng,“ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi ”(cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.

Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ."


(Theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015, tr. 96 – 97)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1
. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, lòng đố kị gây nên những tác hại gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về “lòng cao thượng”?

Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để tránh nảy sinh lòng đố kị?

Phần 2. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1. (2.0
đim)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa của “tình cảm cao thượng” trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2. (5.0 đim)

Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân?


Trên đây là đề thi thử mà chúng tôi đã biên soạn để phục vụ cho nhu cầu ôn thi của các bạn học sinh lớp 12. Các bạn cùng đón đọc những đề thi thử tiếp theo nhé!
 
Từ khóa
kì thi thpt quốc gia 2022 thpt quốc gia thpt quốc gia 2022
573
0
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
0.5
2
Lòng đố kị gây nên những tác hại:
- Làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng;
- Có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác.
0.5
3
Lòng cao thượng được hiểu là:
- Người có nhân cách, đạo đức, lối sống trong sáng, giản dị và trung thực...
- Sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn; chia sẻ, cưu mang giúp đỡ người khác, không ích kỉ, hẹp hòi, tư lợi cá nhân.
1.0
4
Hành động của bản thân để tránh nảy sinh lòng đố kị:
- Luôn quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh;
- Phải biết đấu tranh với bản thân để vượt lên những tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi, từ bỏ thói xấu nguy hại này...
- Thường xuyên rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống tích cực, tiến bộ.
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
1
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa của “tình cảm cao thượng” trong cuộc sống hiện nay.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình cảm cao thượng trong cuộc sống con người.
0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp và kết hợp dẫn chứng để triển khai vấn đề theo nhiều cách. Có thể triển khai theo hướng:
- Tình cảm cao thượng là lối sống đẹp, chân thành, thủy chung,…
- Tình cảm cao thượng tạo nên những giá trị sống cao đẹp; thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
- Người có tình cảm cao thượng luôn được mọi người trân trọng và yêu quý.
- Phê phán lối sống giả tạo, ích kỉ, giả dối, vô ơn...
1.0


d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2
Cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài
nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Thí sinh triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ Nhặt” và vấn đề nghị luận.
0.5
* Nội dung: diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ.
-
Ban đầu (thấy người đàn bà lạ trong nhà): Ngạc nhiên, không tin vào sự thật;
- Sau khi hiểu rõ sự tình (con trai của mình có vợ): bà càng ngạc nhiên, vừa vui mừng vừa lo lắng, xót xa, buồn tủi và thương các con, thương chính mình...;
- Lúc sum họp gia đình (sáng hôm sau): vui sướng, phấn khởi, lạc quan và tin vào tương lai tươi sáng.
=> Tấm lòng nhân hậu, vị tha, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai ở người mẹ...
* Nghệ thuật: khắc họa nhân vật sinh động, miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị….
3.0



d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM
10.0
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top