Books Diễn thuyết dễ dàng hơn bạn tưởng

Books Diễn thuyết dễ dàng hơn bạn tưởng

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Diễn thuyết dễ dàng hơn bạn tưởng

Tiếp xúc với nỗi sợ hãi sâu sắc nhất của bạn; sau đó, nỗi sợ hãi không còn sức mạnh, và nỗi sợ tự do co lại và tan biến. Bạn được tự do
Tham gia vào một nhóm đông người và bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Những buổi họp ở công ty như tra tấn, bạn biết mình cần phải tham gia nhưng phần lớn bạn cảm thấy ngột ngạt. Và những bữa tiệc, nơi mà chỉ có một số người lại càng khiến bạn khó chịu: chỉ 10 phút là bạn muốn rời đi hoặc lướt qua những giá sách để tìm kiếm cái gì đó để đọc.
1. Trong tình huống trang trọng: Lên kế hoạch và chuẩn bị những điều bạn muốn nói
Bạn biết bạn muốn ý kiến của mình được lắng nghe trong buổi họp sắp tới ? Lên kế hoạch và chuẩn bị cho nó. Mặc dù tốt nhất là chúng ta có khả năng đưa ra những bình luận tự phát thuyết phục, nhưng dù sao vẫn tốt nếu bạn biết mình muốn nói gì trước. Hãy cứ làm. Viết ra bài phát biểu của bạn, dài hay ngắn không quan trọng, và thực hành nó trước. Có những gạch đầu dòng nhỏ trong trường hợp bạn lo lắng quá mà vấp. (Mang theo chúng bên cạnh sẽ đem lại cảm giác an toàn, giúp bạn không vấp.)
2. Trong trường hợp thông thường: Chuẩn bị trước
Bữa tiệc sắp tới? Buổi gặp mặt giữa các nhân viên thông thường, hãy chuẩn bị vạch ra một vài phương pháp “chữa cháy” và những câu chuyện mà bạn cảm thấy thoải mái chia sẻ. Thậm chí nếu bạn thấy lo lắng không biết câu chuyện của mình có “lạc quẻ”, hãy làm những điều mà các ứng cử viên chính trị làm- lướt (chuyển hướng) kiểu: Câu hỏi về kinh tế của bạn khiến tôi nhớ đến ảnh hưởng biến đổi khí hậu; câu nói của bạn làm tôi nhớ lại lúc tôi…
3. Nói với người khác là bạn lo lắng
Đúng thế, nó có vẻ ngược với cảm quan thông thường, nhưng bằng cách nói ra bạn lo lắng- Tôi không biết gì về bạn, nhưng tôi cũng thường xuyên cảm thấy ngại ngùng ở các bữa tiệc như thế nơi mà tôi chẳng quen ai- bạn không cần phải cố gắng che giấu cảm giác lo lắng, thay vào đó hay thả lỏng áp lực… và những người khác cũng dễ dàng đồng cảm hơn.
4. Nắm bắt cơ hội “nghỉ giải lao” để tập trung lại
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy quá tải, sẽ tốt thôi nếu bạn đi tới nhà vệ sinh hoặc ra ngoài để bình tâm lại. Mỗi vài phút hít thở sâu có thể tạo nên điều kì diệu.
5. Đừng nghe nỗi lo lắng của bạn
Điều quan trọng nhất, đừng nghe nỗi lo lắng của bạn, đừng cáo ốm trong các buổi gặp gỡ hay buổi tiệc. Vấn đề của việc lắng nghe tâm trí đang thét gào trong lo lắng của bạn là nó đang nhắc nhở bạn về sự tồn tại của nó. Nếu bạn bỏ qua buổi gặp gỡ giữa đồng nghiệp hay bữa tiệc mà bạn cảm thấy đỡ lo lắng hơn, thì điều này chỉ đang nuôi lớn và kiến cho nỗi lo lắng càng thêm lớn mạnh hơn. Thuốc giải cho nỗi lo lắng của bạn là chạy về phía nó, chứ không phải tránh xa nó ra. Theo thời gian nó sẽ mở rộng vòng thoải mái của bạn.
Đôi lần trong cuộc sống chúng ta cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa đám đông khi không tìm được chủ đề để nói với mọi người hoặc sợ những điều mình nói ra sẽ không được chào đón. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng mỗi người đều từng có hoặc đang có sự lo lắng của riêng mình. Bản lĩnh của ngày hôm nay là nhờ những gì chúng ta vấp ngã. Đúng như Bob Taibbi viết ở trên thì thay về đặt mình vào thế phòng thủ thì hãy tấn công. Tấn công ở đây có nghĩa là chủ động đặt câu hỏi, chủ động lắng nghe. Lần đầu bạn có thể sợ nhưng bước qua lần đầu đấy rồi, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Đôi khi nhờ vậy, mà bạn tìm được những người giống mình hoặc nhận được lời khuyên từ những người từng trải qua cảm xúc giống mình lúc đấy.



4651
 
574
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top