Đọc - hiểu văn bản "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" (Phạm Văn Đồng)

Đọc - hiểu văn bản "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" (Phạm Văn Đồng)

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của người Việt Nam. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Chính vì vậy, tiếng Việt cần được giữ gì sự trong sáng. Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? Cùng đọc - hiểu văn bản " Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" của Phạm Văn Đồng để trả lời câu hỏi này nhé!

5894


Đọc - hiểu văn bản "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" (Phạm Văn Đồng)

I. Sự trong sáng của tiếng Việt.
1. Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
– “Trong”: có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục.
– “Sáng”: là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói.

VD1: Lục Lam lăm lay núa mất mùa.
+ Chỗ sai: Lục Lam lăm lay.
+ Nguyên nhân: Phát âm không chuẩn, viết sai chính tả.
+ Sửa lại: Lục Nam năm nay lúa mất mùa.

VD2: Cô ấy tỏ ra bàng quang với mọi người.
+ Chỗ sai: từ bàng quang.
+ Nguyên nhân: không hiểu nghĩa từ.
+ Sửa lại: Cô ấy tỏ ra bàng quan với mọi người.

VD3: Nguyễn Đình Chiểu nhà thi sĩ mù của dân tộc.
+ Chỗ sai: không có phần vị ngữ.
+ Nguyên nhân: nhầm phần phụ chú là phần vị ngữ.
+ Sửa lại: Thêm vị ngữ vào cuối câu; thêm từ “là” vào sau “Nguyễn Đình Chiểu”.

2. Biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt:
Biểu hiện 1:
Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn…
  • Nguyên tắc:
+ Phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu.
+ Chữ viết: Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó.
+ Dùng từ: Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa.
+ Đặt câu: phải đầy đủ các thành phần câu.
+ Cấu tạo lời nói, bài văn…

– Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không cứng nhắc, máy móc mà có sự linh hoạt, sáng tạo, miễn là sự linh hoạt, sáng tạo đó dựa trên cơ sở những quy tắc chung.

Như vậy, sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó. Có thể nói qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt đã xác lập được một hệ thống chuẩn mực và quy tắc thuộc các phương diện khác nhau. Hệ thống đó làm nên phẩm chất trong sáng của tiếng Việt và là cơ sở cho mọi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Mặt khác, chuẩn mực không phủ nhận sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với quy tắc chung.

Biểu hiện 2: Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.
– Sự trong sáng không dung nạp tạp chất. Nghĩa là không cho phép sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Nhưng nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Điều này là cần thiết đối với mọi ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

Biểu hiện 3: Việc sử dụng những từ ngữ cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. Tránh dùng từ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.
Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hoá, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có.

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
1. Phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.
2. Cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt:


– Về chuẩn mực.
– Về quy tắc.
– Muốn có hiểu biết cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách giáo khoa, hoặc qua việc học tập ở nhà trường.

3. Trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp.

– Phải rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực, quy tắc ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng.
– Lời nói phải vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hoá.
⇒ giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt.

III. Luyện tập:
1. Bài tập 1.

Các từ ngữ nói về các nhân vật:

– Kim Trọng: rất mực chung tình (say mê Thuý Kiều…)
– Thuý Vân: cô em gái ngoan.
– Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
– Thúc Sinh: sợ vợ.
– Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.
– Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”.
– Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”.
– Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng.
– Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”.

2. Bài tập 2:

“ Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình –những dòng nước khác .Dòng ngôn ngữ cũng vậy – một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại .”
(Chế Lan Viên)

3. Bài Tập 3:

Microsoft là tên riêng (tên một công ti) nên cần dùng nguyên bản tiếng Anh.
file là từ tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt tương ứng là tệp tin. Vì vậy, không nên sử dụng tiếng Anh trong trường hợp này.
hacker là từ tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt tương ứng là kẻ đột nhập trái phép. Vì vậy, cũng không nên sử dụng tiếng Anh trong trường hợp này.
Từ “cocoruder” là danh từ tự xưng, đã được đặt trong ngoặc kép nên có thể chấp nhận được.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/gin-giu-su-trong-sang-cua-tieng-viet.1123/
 
Từ khóa
biểu hiện sự trong sáng của tiếng việt giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt phạm văn đồng thế nào là sự trong sáng của tiếng việt?
885
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top