Bài giảng Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Bài giảng Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Tác giả Thạch Lam.jpeg

Ảnh: Tác giả Thạch Lam (sưu tầm)
Thạch Lam là một trong những nhà văn lãng mạn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Với sở trường viết truyện ngắn, Thạch Lam góp cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có Dưới bóng hoàng lan. Dưới đây là kế hoạch bài dạy của văn bản Đọc kết nối chủ điểm - Dưới bóng hoàng lan.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức

- Biết được một số yếu tố trong thơ như: tình cảm, cảm xúc trong thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ/truyện.
- Hiểu được ý nghĩa của trật tự từ trong câu.
2. Năng lực
a. Năng lực đặc thù

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.
b. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất
Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học

Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
2. Học liệu
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1), sách giáo viên bộ Chân trời sáng tạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 PHÚT)
a) Mục tiêu

Kích hoạt được kiến thức nền liên quan đến chủ đề VB. Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS tìm hiểu văn bản.
b) Nội dung
Tìm hiểu thể loại của văn bản.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Xác định thể loại của văn bản Dưới bóng hoàng lan?
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở dẫn dắt học sinh vào bài học.​
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Trước khi đọc
a) Mục tiêu

Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam và văn bản Dưới bóng hoàng lan.
b) Nội dung
Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng câu hỏi gợi mở.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập:

+ Trình bày những hiểu biết của em về Thạch Lam?
+ Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời theo nhóm đôi khoảng 2 phút.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả thảo luận.
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét, diễn giảng.​
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- Thạch Lam là nhà văn lãng mạn của văn học Việt Nam trước 1945.
- Ông là người thông minh, tinh tế, điềm đạm, giản dị.
- Là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, sáng tác của Thạch Lam chính là sự tìm kiếm cái đẹp đã bị đánh mất.
- Phong cách: viết về cuộc sống cơ cực của nông dân, truyện không có cốt truyện, đi sâu khai thác nội tâm nhân vật, kết hợp chất lãng mạn và tự sự.
- Tác phẩm tiêu biểu:
Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939),
Theo dòng
(1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943), ...
2. Hoàn cảnh sáng tác
In trong tập Nắng trong vườn (1938), sáng tác ở Cẩm Giàng.​
2.2. Đọc văn bản
a) Mục tiêu
Vận dụng các kĩ năng đọc đã học ở những bài trước như theo dõi, suy luận trong quá trình đọc trực tiếp VB.
b) Nội dung
Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS cho những câu hỏi ở phần Đọc văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Nêu một cảm nhận bất kì sau khi đọc văn bản Dưới bóng hoàng lan?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc VB, trả lời câu.
- Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời nhanh các câu hỏi đọc văn bản.
- Kết luận, nhận định:
GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS.​
2.3. Sau khi đọc
a) Mục tiêu

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: nhân vật, chi tiết, hình ảnh,…
b) Nội dung
Nhận xét, đánh giá, cảm nhận về nhân vật.
c) Sản phẩm
Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Sau khi đọc; các phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi từ 1- 5 SGK phần Sau khi đọc, trang 9,10.
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, thảo luận tìm câu trả lời trong 5-7 phút.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả thảo luận và phản biện.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở giải quyết các câu hỏi 1,2,3,4,5.​
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm xúc của nhân vật Thanh khi bước vào khu vườn của bà/câu hỏi 1 sgk trang 14.

- Cảm xúc của Thanh: cảm thấy “nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt…”
- Nguyên nhân của các cảm xúc:
+ Không gian xưa vẫn vẹn nguyên.
+ Bóng dáng thân thương của bà.
+ Sự tĩnh lặng, bình yên, ấm áp của ngôi nhà xưa.
+ Tình cảm e ấp không thể nói nên lời của người thiếu nữ năm nào.
- Sự khác biệt giữa không gian bên ngoài và không gian bên trong khu vườn
+ Không gian bên trong khu vườn: kí ức ngọt ngào, tình yêu thương, sự bình yên nơi tâm hồn.
+ Không gian bên ngoài khu vườn: xô bồ, ồn ào.
=> Nâng đỡ tâm hồn Thanh sau những ồn ào, mệt mỏi, tấp nập của cuộc sống phố thị.
2. Hình ảnh đang xen giữa quá khứ và hiện đại/câu 2 sgk trang 14
- Hình ảnh ngôi nhà.
- Hình ảnh người bà.
- Hình ảnh cây hoàng lan.
- Hình ảnh cô thiếu nữ.
=> Tác dụng: giúp người đọc cảm nhận được quá khứ gắn bó với hiện tại, quá khứ nâng đỡ hiện tại. Bộc lộ rõ cảm xúc của Thanh.
3. Những kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật Thanh/câu 3 sgk trang 14
- Những kỉ niệm tuổi thơ
+ Kỉ niệm về ngôi nhà
+ Kỉ niệm về khu vườn
+ Kỉ niệm về ngày cha mẹ còn sống
+ Kỉ niệm về bà
+ Kỉ niệm về cô bé hang xóm
+ Kỉ niệm về cây hoàng lan
+ Kỉ niệm chơi với con mèo già
- Cảm xúc của Thanh khi nhớ về những kỉ niệm: gợi cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, êm ả, ấp áp.
=> Thanh là một thanh niên nhạy cảm, tinh tế.
4. Tình cảm giữa Nga và Thanh/câu 4 sgk trang 14
- Tình cảm e ấp, ngọt ngào xen lẫn tình cảm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình yêu đôi lứa.
- Dựa vào chi tết:
+ “Cô Nga, cô bé hàng xóm vẫn sang chơi…thân mật” (trang 12)
+ “có lúc chàng lầm tưởng…em gái ruột của mình.” (trang 13)
+ “Thanh biết rằng… ngày trước.” (trang 14)
5. Nghĩa câu nói: “đi để trở về”/câu 5 sgk trang 14
- Con người có đi xa, có hiểu biết về mọi việc xung quanh mới cảm nhận được nơi bình yên chính là nhà – nơi gần gũi, yêu thương, gắn kết giữa các thành viên.
- Sau những bộn bề, loan toan, vất vả ngược xuôi trong cuộc sống, nhà chính là nơi thân thương nhất, bình dị nhất, an yên nhất.​
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu

Học sinh hiểu được giá trị của kí ức thân thương trong cuộc sống mỗi con người.
b) Nội dung
Chia sẻ của học sinh về giá trị của kí ức.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Chia sẻ của bản thân về giá trị của kí ức?
- Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc khổ thơ và suy nghĩ đáp án.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm cá nhân.
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét đánh giá phần trình bày của học sinh.

……………………………………………………………………………………………..
Triều Anh






 
Từ khóa
duoi bong hoang lan giáo án dưới bóng hoàng lan thach lam triều anh
5K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top