I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi,
Trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
(http://w.w.w. thivien.net Lời mẹ dặn – Phùng Quán)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn thơ, người cha trước khi nhắm mắt đã dặn con điều gì?
Câu 3. Chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm trong câu thơ: Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của lối sống chân thật.
Câu 2 (7,0)
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, khi miêu tả dòng sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: … Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Trong một đoạn khác tác giả lại viết: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về hai đoạn trích trên, từ đó bình luận về sự độc đáo trong phong cách Nguyễn Tuân.
Biên soạn: Hoàng Cung
Đọc văn bản sau:
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi,
Trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
(http://w.w.w. thivien.net Lời mẹ dặn – Phùng Quán)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn thơ, người cha trước khi nhắm mắt đã dặn con điều gì?
Câu 3. Chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm trong câu thơ: Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của lối sống chân thật.
Câu 2 (7,0)
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, khi miêu tả dòng sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: … Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Trong một đoạn khác tác giả lại viết: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, H. 2008, tr.187 - 191)
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về hai đoạn trích trên, từ đó bình luận về sự độc đáo trong phong cách Nguyễn Tuân.
Biên soạn: Hoàng Cung