Hướng dẫn “Gặp lá cơm nếp” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

Hướng dẫn “Gặp lá cơm nếp” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức

“Gặp lá cơm nếp” của tác giả Thanh Thảo là bài thơ nói về tình cảm gia đình gắn liền, hòa quyện cùng với tình yêu quê hương, đất nước. Cụ thể hơn, đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu. Với thể thơ năm chữ quen thuộc, cách ngắt nhịp linh hoạt mang đến sự gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ và dễ truyền tải thông điệp, tình cảm của tác giả đến độc giả.

“Gặp lá cơm nếp” – Ngữ văn 7 – Kết nối tri thức.png


I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Thanh Thảo

- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946.
- Quê quán: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- Là một nhà thơ, nhà báo được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến.
- Các tác phẩm chính: Những người đi tới biển, Khối vuông Ru-bích, Trường ca chân đất…
- Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm “Gặp lá cơm nếp”

2.1. Xuất xứ

In trong tập thơ “Dấu chân qua trảng cỏ”, NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2005.

2.2. Thể thơ
Thể thơ năm chữ

2.3. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

2.4. Bố cục
- Phần 1 (Hai khổ đầu): hình ảnh người mẹ trong kí ức người con.

- Phần 2 (Hai khổ sau): hình ảnh của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con

- Hoàn cảnh người con thổ lộ tâm tư tình cảm:
+ Trên đường hành quân ra mặt trận, anh gặp lá cơm nếp.
+ Gợi cho anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bắt xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng.
+ Nhớ đến hình ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi.
-> Hoàn cảnh đặc biệt, đó chính là sự tinh tế của tác giả trong cảm nhận thiên nhiên, tình cảm phong phú và ý thức trách nhiệm lớn lao với gia đình, quê hương, đất nước.
- Hình ảnh người mẹ:
+ Tần tảo, chăm lo cuộc sống
+ Rất yêu thương các con.
+ Giản dị, mộc mạc, chất phác.
-> Nỗi nhớ mẹ, nhớ xôi nếp mẹ nấu của người lính đã lớn đến mức chỉ cần ngửi thấy mùi hương lá cơm nếp, những làn khói trắng ban chiều mà tác giả đã hình dung được hình ảnh người mẹ cùng những kí ức tươi đẹp ấu thơ.

2. Hình ảnh người lính – người con
- Tình yêu mẹ, yêu gia đình được người lính đặt cùng với lòng yêu nước mong muốn bảo vệ đất nước.
- Người lính chiến đấu từng ngày để đổi lấy tự do cho đất nước, đổi lấy cuộc sống tự do cho quê hương, trở về với mẹ già, với bếp củi, mùi xôi nếp thân thương.
- Hai câu thơ cuối: Người lính quay trở về với hiện tại:
+ Cảm nhận được mùi hương của cây cỏ trên đường hành quân.
+ “Thơm mãi”: mùi hương vương vấn, ngọt ngào như nỗi nhớ da diết của tác giả.
-> Đây là một người con có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền hòa quyện với tình yêu gia đình đồng thời cũng thể hiện được một tâm hồn nhạy cảm của người con – người lính trong bài thơ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, người lính nhớ đến mẹ, nhớ đến quê hương da diết. Tình cảm gia đình gắn liền hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.
- Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lính thời kì kháng chiến chống Mỹ.

2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.
- Từ ngữ, hình ảnh dung dị.
- Cách gieo vần liền đặc sắc.

IV. Luyện tập

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu), nêu cảm nghĩ về tình cảm người con đối với mẹ trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”.
 
Từ khóa
gặp lá cơm nếp tác giả thanh thảo thanh thảo
820
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top