Hỏi Đáp Giá trị độc đáo của cách đặt tựa đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Hỏi Đáp Giá trị độc đáo của cách đặt tựa đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Nhan đề độc đáo luôn mang đến những sự trải nghiệm thú vị và tăng tính tò mò cho độc giả khi được tiếp xúc với tác phẩm văn chương. Và nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng vậy.

xkk (25).png



Câu hỏi: Cách đặt nhan đề tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính có gì đặc biệt? Hãy làm rõ giá trị độc đáo của cách đặt tựa đề ấy.

Trả lời 1:


Điều ấn tượng đầu tiên trong nhan đề của bài thơ là hình ảnh “tiểu đội xe không kính”. Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965 - 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ.

Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có điểm khác lạ. Khi đọc nội dung, người đọc chắc hẳn biết được đó là một “bài thơ”. Vậy mà Phạm Tiến Duật lại đưa vào nhan đề là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hai chữ “bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả. Không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe.

Còn hình ảnh những chiếc xe không kính lại rất độc đáo. Những chiếc xe không kính vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Tiểu đội xe không kính được tác giả khắc họa cũng chỉ là một trong rất nhiều tiểu đội như vậy. Từ đó làm nổi bật lên sự khốc liệt của chiến tranh, sự hiểm nguy nơi chiến trường và tinh thần lạc quan của người lính lái xe.

lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính - tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

Trả lời 2:

Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “bài thơ” - cách ghi như thế có vẻ hơi thừa. Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng, không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng. Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

Tiếp đến là hình ảnh độc đáo, gây ấn tượng mạnh là những chiếc xe không kính. Từ bài thơ có vẻ như hơi thừa, nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ nhau: “bài thơ” và “xe không kính”. Xe không kính thì chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi. Đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường.

Chính chất liệu chân thực từ cuộc sống ấy đã làm nên sức sống lâu bền của bài thơ. Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật: tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu. Tác giả đã tìm thấy, phát hiện và khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Đó cũng là bút pháp của nền văn học kháng chiến chiến chống Mĩ cứu nước, vừa tự nhiên, sôi động vừa đậm chất sử thi hào hùng.

Trả lời 3:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một hình ảnh mới lạ và hoàn toàn độc đáo. Cách mà Phạm Tiến Duật đặt tên nhan đề cho bài thơ gây sự tò mò cho người đọc vì những chiếc xe khi ra trận làm sao mà không có kính? Nhưng thực chất đây là một dụng ý của tác giả, rằng giữa một hoàn cảnh khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh, luôn có những điều phi thường và lạ lùng biết nhường nào.

Những chiếc xe khi ra chiến trường Trường Sơn đều có một điểm chung là không có kính. Bom đạn của kẻ thù, của máy bay Mỹ đã bắn phá trên con đường mà quân ta ra trận, chính vì thế mà tất cả mọi chiếc xe đều bị vỡ hết kính. Bên cạnh đó, Phạm Tiến Duật còn cho người đọc thấy được chất thơ của những người lính khi ra trận thông qua hai chữ “Bài thơ”.

Những người lính luôn trong một tâm trạng phấn khởi, lạc quan, yêu đời và luôn giữ một niềm tin vững vàng dù bom đạn và chiến tranh có khiến họ phải hy sinh. Đây cũng là một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ vừa có tính chân thật và lãng mạn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Các bạn có thể xem các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
bài thơ về tiểu đội xe không kính nhà thơ phạm tiến duật pham tien duat
351
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top