Chia Sẻ Giải quyết yêu cầu phụ cho "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

Chia Sẻ Giải quyết yêu cầu phụ cho "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

Một trong số những bí quyết đạt 4+/5 điểm bài NLVH đó là chúng ta phải giải quyết được yêu cầu phụ của đề bài. Và sau đây là gợi ý và một số các viết để giải quyết yêu cầu phụ của văn bản "Chiếc thuyền ngoài xa". Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn chinh phục văn bản này nhé

1. Nội dung

2. Nghệ thuật (Hình thức thể hiện)

3. Phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác

- Nội dung: Mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nghệ thuật; cuộc đời và nghệ thuật

Nghệ thuật (bao gồm cả người nghệ sĩ)Cuộc đời (bao gồm con người)
- Xa rời thực tế, cuộc sống: giả dối.
- Người nghệ sĩ mà nhìn cuộc đời bằng cái phiến diện (tức là nhìn 1 chiều): sai lệch bản chất, mà chỉ là hiện tượng (hiện tượng khác xa với bản chất).
- Nhiều ngã rẽ, ngổn ngang, góc khuất.
- Con người: trắc ẩn, suy tư; uẩn khúc.
- Cuộc sống (sau năm 1975): vấn đề, đối diện với nhiều thứ, đối diện mình, với cuộc sống khó khăn, cuộc sống mới).


- Tình huống truyện:
1. NX quan điểm của nhà văn NCM về MQH giữa nghệ thuật và cuộc sống: (người nghệ sĩ và cuộc đời/ nghệ thuật) + Nghệ thuật không được xa rời cuộc sống, NT phải gắn liền với cuộc sống.

+ Người nghệ sĩ phải ngụp lặn vào cuộc đời, dùng đôi mắt đa chiều của mình, tìm kiếm cho kì được cái vẻ đẹp ẩn lấp của con người giữa cuộc đời khi những ngổn ngang, góc khuất, ngã rẽ đã làm che lấp đi.

+ Người nghệ sĩ phải lặn sâu vào cuộc đời để tìm cái bản chất của sự việc, ẩn đằng sau cái hiện tượng.

2. Sự trăn trở về con người

+ Tha hoá trước hoàn cảnh.

+ Giữ cho mình viên ngọc sáng của tâm hồn để không bị hoàn cảnh che lấp đi.

+ Con người phải biết vượt hoàn cảnh.

3. Sự trăn trở của NMC về cuộc đời

+ Quan tâm đến những nỗi khổ của con người hơn.

Đánh giá toàn tác phẩm: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”. Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người, thì với nghệ sĩ Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp “trời cho” của thuyền biển sớm mai. Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờ chứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền “thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man và vô lý. Tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ. Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này cũng rất đáng chú ý. Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tĩu, hung bạo; những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình; những lời của Đẩu ở toà án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành…
Đánh giá nghệ thuật: Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện ngắn. Bằng biện pháp đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại hình và tâm hồn, đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người, qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Ông đã khai thác số phận cá nhân và thân phận con người đời thường, để phát hiện những nét đẹp trong những con người tầm thường, lam lũ.

Đánh giá chung Nội dung: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí. Thông qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu với ngòi bút văn chương sắc sảo, nghệ thuật viết truyện độc đáo đã khơi dậy trong lòng độc giả nhiều lớp sóng suy tư, băn khoăn, day dứt về mối quan hệ giữa cuộc đời và văn chương muốn gửi tới người đọc một thông điệp về mối quan hệ giữa “nghệ thuật” và “cuộc đời”: Cuộc sống vốn muôn hình vạn trạng, chứa đựng nhiều nghịch lí cũng như mâu thuẫn. Nếu chỉ nhìn từ một phía thì sẽ dễ dàng đưa ra đánh giá lệch lạc, phiến diện. Vậy cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để từ đó đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản: “Nghệ thuật phải gắn liền với đạo đức” - “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Nhà văn không thể có cái nhìn dễ dãi trước cuộc sống mà phải biết nhìn thấu được bản chất bên trong của cuộc sống. Đó mới là người nghệ sĩ chân chính. Đến đây ta càng thấm thía hơn câu nói của nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn - Nam Cao: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Kết bài: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” (Bêlinxki). Tìm đến những tác phẩm văn học người đọc đâu chỉ mong chờ vài phút giây giải trí bông quơ. Trang sách đóng lại tác phẩm nghệ thuật mới mở ra, “cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương. Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
Cre: Học văn cùng cô Trần Thùy Dương
Đây cũng là một trong số những fanpage Văn Học mình muốn giới thiệu đến mọi người. Bởi văn cô hay nhưng cũng rất dễ hiểu và nhiều phần sáng tạo độc đáo. Các bạn có thể ghé qua xem
1666411785949.png
 
Từ khóa
chiec thuyen ngoai xa nhà văn nguyễn minh châu nlvh
950
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top