Hướng dẫn Hướng dẫn làm kiểu bài văn so sánh văn học trong đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Hướng dẫn Hướng dẫn làm kiểu bài văn so sánh văn học trong đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Kiểu bài so sánh các vấn đề trong tác phẩm văn học là dạng đề thường thấy trong các đề kiểm tra, đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Để làm tốt kiểu bài này, đòi hỏi học sinh phải nắm vững đặc trung và phương pháp làm bài, từ đó vận dụng chuẩn xác và hiệu quả các bước tiến hành, hoàn thành bài văn tốt nhất.
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách làm kiểu bài văn so sánh văn học trong đề thi tốt nghiệp THPT nhé!


5655

Hướng dẫn làm kiểu bài văn so sánh văn học trong đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Mục đích kiểu bài so sánh các vấn đề trong tác phẩm văn học là chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Giải quuyết vấn đề đặt ra trong đề bài góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học.

Để làm tốt kiểu bài so sánh các vấn đề trong tác phẩm văn học, học sinh cần nắm được kĩ năng so sánh. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, bác bỏ, bình luận. Học sinh cần có hiểu biết về đối tượng so sánh.


Đối tượng của kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác phẩm (đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật…).

Các bước thực hiện, học sinh làm theo dàn bài sau:

a. Mở bài:

– Dẫn dắt (mở bài gián tiếp)


– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

b. Thân bài:

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

– Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

– Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

c. Kết bài:

– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
 
Từ khóa
so sanh văn học
519
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top