Kể lại bằng lời văn của em câu chuyện “Con Rồng, cháu Tiên” – Ngữ văn 6 – Cánh diều

Kể lại bằng lời văn của em câu chuyện “Con Rồng, cháu Tiên” – Ngữ văn 6 – Cánh diều

Viết bài văn kể lại một truyền thuyết, truyện cổ tích không phải là chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người kể có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm vào một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.


Con Rồng cháu Tiên.png


Gợi ý

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự


Học sinh biết cách làm bài văn kể chuyện, sáng tạo. Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài.

2. Xác định đúng vấn đề

Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện sáng tạo. Các sự việc logic, lời thoại hợp lý, câu chuyện thể hiện một ý nghĩa, một bài học nào đó trong cuộc sống.

3. Học sinh có thể giải quyết theo hướng sau

Mở bài
Dẫn dắt vào câu chuyện
Thân bài
- Nguồn gốc xuất thân của Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, cai quản vùng Lạc Việt…; bày tỏ suy nghĩ về nguồn gốc của mình: tự hào về nguồn gốc cao quý.
- Tài năng của Lạc Long Quân: được dạy dỗ từ nhỏ, thuộc họ nhà Rồng, có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ.
- Những hành động cao đẹp của Lạc Long Quân:
+ Suy nghĩ trước tình cảnh dân chúng bị yêu quái nhũng nhiễu, phá hoại: ta rất xót thương nhân dân, căm giận bọn yêu quái.
+ Hành động cao đẹp; diệt Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh…
- Chuyện Long Quân gặp Âu Cơ (xinh đẹp, thùy mị, phúc hậu…).
- Giới thiệu về Âu Cơ: Nguồn gốc: con gái thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc; Lí do xuống vùng đất Lạc Việt dạo chơi: đây là vùng có nhiều hoa thơm cỏ lạ. (Chi tiết này có thể để Lạc Long Quân giới thiệu hoặc để Âu Cơ nói (Lạc Long Quân hỏi, Âu Cơ trả lời).
- Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyê, sự kì lạ trong việc sinh nở của Âu Cơ: sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra trăm con, con nào con nấy hồng hào, khỏe mạnh; cảm xúc của Lạc Long Quân: ta vô cùng kinh ngạc và vui sướng.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng đàn con chia nhau cai quản các vùng đất.
+ Lí do cuộc li biệt: sự khác nhau về điều kiện sinh sống, tập quán… của hai giống Rồng – Tiên.
+ Lạc Long Quân chia sẻ với Âu Cơ bà đàn con những trơn trở của mình, quyết định chia nhau cai quản những vùng đất.
+ Cuộc chia li diễn ra ngậm ngùi, da diết.
-Long Quân và Âu Cơ cùng các con chia về hai miền xuôi ngược, xây dựng chính quyền (Nhà nước Văn Lang và các vua Hùng ra đời).
Kết bài
- Nêu những suy nghĩ, cảm nhận: ta tự hào về các con, các cháu của ta đã trưởng thành; nhớ đến nguồn gốc tổ tiên mà biết đoàn kết, yêu thương nhau để cùng xây dựng và bảo vệ lãnh thổ.
- Rút ra bài học cần thiết: tự hào về nguồn gốc, cả dân tộc cùng chung nhau hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng nên cần biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
4. Bài văn mẫu

Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…

Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.

Không lâu sau, Âu Cơ có mang. Mọi người mừng rỡ chờ ngày nàng nở nhụy khai hoa. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào bụ bẫm. Đàn con chẳng cần bú mớm, lớn nhanh như thổi, đứa nào đứa nấy mặt mũi khôi ngô, sức khoẻ vô địch.

Một ngày nọ, Lạc Long Quân bỗng nhớ biển cồn cào, chàng bèn về thuỷ cung, để lại Âu Cơ và đàn con đêm ngày nhớ mong buồn tủi. Mãi rồi một hôm, Âu Cơ đành phải gọi Lạc Long Quân lên, nàng than thở:

Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

Lạc Long Quân ngậm ngùi:

- Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
âu cơ con rồng cháu tiên lạc long quân lạc việt
  • Like
Reactions: Vanhoctre
885
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top