Kể lại truyện Tấm Cám

Kể lại truyện Tấm Cám

nauyeee
nauyeee
  • Thành Viên 20
Tấm Cám là truyện cổ điển hình và tiêu biểu nhất cho thể loại truyện cổ thần kì. Truyện “Tấm Cám” phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (giữa dì ghẻ và con chồng). Truyện cổ tích Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa.

6172

Nguồn ảnh: Internet
Xưa có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm sống chung với dì ghẻ và Cám. Cám được mẹ nuông chiều không phải làm công việc gì trong nhà. Một tay Tấm làm hết mọi việc, dù vậy Tấm vẫn luôn luôn bị mắng nhiếc và vẫn chịu đựng. Một hôm, dì ghẻ bảo Tấm và Cám đi xúc tép, ai xúc được nhiều hơn sẽ được yếm đào. Ra đồng mò cua bắt ốc, Tấm chăm chỉ bắt ốc còn Cám chỉ ham chơi hái hoa bắt bướm. Tới lúc sắp về Cám giỏ Tấm đầy tôm tép mới bảo Tấm rằng đầu lấm, Tấm thấy vậy cũng tin rồi xuống gội đầu, chải chuốt rồi về. Nhưng ai ngờ, Cám lại trút hết tép trong giỏ rồi về lấy yếm đào. Tấm thấy thật bất công ngồi xuống khóc. Khói mù mịt thì ra Bụt xuất hiện, ông chỉ tay vào giỏ và bảo xem có con cá nào không, mang về nuôi. Tấm bèn làm theo lời, trở về mang theo cá bống thả xuống giếng và cứ hôm nào cũng mang cơm cho cá bống.

Tấm đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tới nơi cho cá bống ăn thì Tấm không thấy nữa, Tấm hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vừa thương cá bống vừa tủi thân, Tấm lại khóc. Lần này, Bụt lại hiện lên, bảo Tấm phải đi tìm ngay xương của cá bống về chôn ở bốn lọ giường, Tấm làm theo và cũng chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

Háo hức tới ngày trẩy hội biết bao nhiêu thì Tấm lại càng thất vọng bấy nhiêu, vốn bản tính nhẫn nhịn Tấm luôn nghe theo mọi lời của dì ghẻ mà không hề than trách. Cám vốn đã ghét Tấm, bảo với mẹ là tìm mọi cách để bắt Tấm ở nhà. Dì ghẻ liền bưng cả gạo lẫn thóc hòa vào nhau, rồi bảo Tấm nhặt khi nào xong thì mới được đi. Lại một lần nữa, Bụt hiện ra, sai chim sẻ nhặt thóc, xong đâu vào đấy thì bảo Tấm đi đào ở 4 lọ đã chon dưới chân giường lên.

Tấm mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt. Chuẩn bị xong xuôi, Tấm nhanh chóng lên ngựa đi xem hội. Trong lúc ngựa phóng qua chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Tấm thực sự không biết rằng khi kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ đứng lại, kêu vang lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem, và họ nhặt được chiếc hài vội trình nhà vua. Nhà vua ngắm nghía chiếc hài một hồi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài thật đẹp! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!”. Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố nếu có ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu.

Đám hội lại càng náo nhiệt. Các cô, các chị đều ra thử nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Tấm bước ra, nhìn thấy Tấm, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”. Chân Tấm đặt vào hài vừa như in. Vì chính chiếc giày này là của Tấm rồi. Tấm mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước Tấm về cung và phong Tấm làm hoàng hậu.

Sau đó Tấm xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng trong ngày giỗ cha. Thấy Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám ghen ghét nhưng cố giấu. Mẹ Cám bảo Tấm trèo cau, lấy một buồng để cúng cha rồi đẩy Tấm đi vào cái chết. Tấm vừa leo lên đến ngọn thì mụ dì ghẻ chặt gốc. Cau đổ, Tấm ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của Tấm cho Cám mặc rổi đưa vào cung nói dối vua rằng Tấm chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế.

Thế rồi linh hồn Tấm hóa thân vào thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển. Thấy chim vàng anh cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tấm âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Cám tức giận, về nhà mách mẹ, cùng lúc đó nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt vàng anh làm thịt rồi vứt lông ra vườn. Hôm sau khi không thấy vàng anh, nhà vua hỏi thì Cám nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”.

Ngày hôm sau, từ đám lông chim Tấm hóa thân vào hai cây xoan đào thật đẹp. Cây xòe cành lá che cho nhà vua đi dạo, giống như hai cái lọng. Vua sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát.

Cám đem chuyện kể lại với mẹ, lúc này Dì ghẻ xúi Cám chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Khi biến thành khung cửi Tấm thầm nói cho Cám nghe:“Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra!”Cám sợ quá lại đem chuyện kể với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Tuy nhiên cây chỉ ra đúng một quả. Tấm đã ở trong quả thị bấy lâu mà không biết rồi sẽ như thế nào.

Một hôm, có bà lão hàng nước đi ngang qua, thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ bị ra, lẩm bẩm: “Thị ơi thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”.

Thấy bà cụ hiền lành, nhân hậu, thị liền rụng xuống. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, Tấm từ quả thị bước ra, lén dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm cho bà lão. Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại, nấp sau cánh cửa nhà. Thấy Tấm đang làm việc, bà chạy lại ôm chầm lấy Tấm rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó,Tấm giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.

Một hôm, vua ghé vào quán nước. Nhà vua thấy mấy miếng trầu têm cánh phượng liền hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tấm đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tấm vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước Tấm và bà lão về cung.Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên Cám băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám nghe thấy vậy cũng làm theo, Cám không biết là nước sôi có thể làm bỏng và lập tức Cám chết. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Từ đó, Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua. Và truyện cổ tích Tấm Cám là truyện em biết và nhớ lâu nhất.

Tổng hợp

Xem thêm:
Soạn bài Tấm Cám
Tóm tắt truyện Tấm Cám
 
Từ khóa
kể lại truyện tấm cám
406
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top