Chia Sẻ Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ qua sự việc A Phủ bị trói đứng vào cột nhà.

Chia Sẻ Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ qua sự việc A Phủ bị trói đứng vào cột nhà.

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Nhân vật A Phủ có số phận bi thảm khi phải làm trâu, làm ngựa cho nhà thống lý. Sau một lần đánh mất bò, anh bị trói đứng và chờ đợi cái chết. Tô Hoài đã nắm bắt được cái khoảnh khắc đắt giá ấy để tô đậm khát vọng sống của A Phủ cũng chính là khát vọng của một lớp người nô lệ nhà giàu khi ấy.

Vợ chồng A Phủ.jpg
Nhân vật A Phủ. Ảnh sưu tầm

Xem thêm:
Top mở bài hay về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ
Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị
Quá trình tìm lại khát vọng sống mãnh liệt của Mị
Ánh lửa hồng tái sinh cuộc đời Mị
Sức sống ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất
Vợ chồng A Phủ, tổng hợp tất cả về tác phẩm

1. Hoàn cảnh:


Vì để cọp bắt mắt một con bò. A Phủ đã rơi vào tình cảnh do sống, dở chết. A Phủ bị trói đứng vào cột bằng dây mây quấn từ chân lên đến cổ. Nếu không bắn được con hổ thì A Phủ phải chết trên cái cọc ấy. Tuy vậy, với bản lĩnh gan góc, không chịu khuất phục, A Phủ nhất định không chịu chôn chân chết ở cái cọc gỗ ấy mà anh luôn tìm cách tự giải thoát. "Đêm đến. A Phủ cúi xuống, nhay đứt hai vòng dây, nhích giãn dây trói một bên tay". Nhưng cha con thống lý lại về và tròng thòng lọng vào cổ A Phủ. Đây chính là hoàn cảnh tủi nhục, cay đắng, đau đớn làm sống dậy lòng ham sống mãnh liệt của A Phủ và cũng là giá trị hiện thực của tác phẩm.

2. Lòng ham sống mãnh liệt:


- Sau bao ngày bị A Phủ “trói đứng ở trong góc nhà”, “chỉ đứng nhắm mắt" và cái chết đã in dấu trên hai hõm má xám đen lại vì tuyệt vọng và khổ đau của A Phủ. A Phủ đã nằm bên bờ vực của cái chết - bởi “cơ chừng chỉ đêm nay, đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi con người ta ý thức được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cái chết đang lan khắp cơ thể mà đánh bắt lục tuyệt vọng. A Phủ đã khóc “một dòng nước mắt lấp lánh bỏ xuống hai hõm má đã xám đen lại. Thế nhưng may mắn sao, những dòng nước mắt ấy đã chảy vào trái tim cô Mị, làm động lòng người thiếu nữ. Mị từ vô cảm đã đồng cảm với nỗi đau của A Phủ để rồi sau cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Mị đã cắt đứt dây trói cứu A Phủ. Dù đã kiệt sức nhưng A Phủ vẫn “quật sức vùng lên chạy". Chỉ mấy chữ như thế nhưng Tô Hoài đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt ở A Phủ. Con người nô lệ ấy sau bao năm phải sống kiếp trâu ngựa nay ý thức được sự mong manh giữa sự sống và cái chết, giữa tự do và kiếp nô lệ nhục nhằn. Điều này đã tạo nên sức mạnh phi thường đưa đôi chân của A Phủ đạp lên bóng đêm của cường quyền và thần quyền để vươn tới ánh sáng tự do.

- A Phủ cũng là con người biết cảm thông sau sắc với số phận của những con người cùng khổ, trân trọng nghĩa tình, nghe lời cầu cứu của Mị: "A Phủ cho tôi đi...Ở đây thì chết mất”. Anh đã đáp lại “Đi với tôi”, A Phủ hiểu và đồng cảm với tình cảnh của Mị bởi anh nhận ra cả mình và Mị đều là nạn nhân đau khổ của cường quyền bạo ngược. Chính yếu tố này đã giúp hai con người giải phóng số phận của mình.​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Từ khóa
a phủ khát vọng sống vợ chồng
753
0
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Bài viết này có thể kết hợp với bài viết Nhân vật A Phủ để phân tích nhân vật A Phủ theo kết cấu thời gian (từ nhỏ đến lớn; quá trình làm người ở gạt nợ cho nhà thống lí)
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top