Books Khi nói không tôi thấy tội lỗi

Books Khi nói không tôi thấy tội lỗi

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
1f342.png
Trong giao tiếp hằng ngày kỹ năng từ chối rất quan trọng, vừa phải thể hiện rõ nội dung câu nói vừa cần sự tôn trọng đối với người đề nghị. Không hẳn lúc nào, sự tôn trọng đối với người khác là luôn đồng ý với những ý kiến được đưa ra. Bạn cần biết lúc nào nên đồng ý, lúc nào là không và đó là cả một nghệ thuật khi từ chối một người.
Cuốn sách "Khi nói không thấy tội lỗi" sẽ mang đến cho bạn nhiều điều hay đặc biệt là những BÍ QUYẾT NÓI LỜI TỪ CHỐI. Vậy những bí quyết đó là gì?
4623

Sau khi đọc xong cuốn sách mình được học hỏi và có cho mình những bí quyết nói lời từ chối làm đối phương cảm nhận được sự tôn trọng từ mình.
Dưới đây là 4 bí quyết mình học được từ cuốn sách:
1. Tỏ thái độ lịch sự
Thái độ lịch sự luôn là điều quan trọng trong bất kì một quan hệ, hay cuộc hội thoại nào. Nếu không có đủ thời gian, năng lực để chấp nhận lời yêu cầu, hoặc bạn không muốn làm điều đó, hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn nhưng lịch sự và nhã nhặn. Tuyệt đối không nên tỏ ra khó chịu hay thô lỗ.
Đừng nói “không” ngay khi vừa nhận được lời đề nghị. Một câu trả lời mềm mỏng vừa giữ được sự tôn trọng từ phía người đối diện cũng như duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp.

2.Giải thích rõ ràng
Bạn có quyền từ chối mà không cần giải thích gì nhiều. Bạn có rất nhiều lý do để từ chối và không nhất thiết phải nói ra. Tuy nhiên, một lời từ chối được giải thích rõ ràng luôn dễ nghe và dễ thông cảm hơn một câu “không” đúng không nào? Lựa chọn một lý do hợp lý và cách nói chuyện khéo léo, sự từ chối không khiến bạn khó xử cũng không khiến cả hai cảm thấy khó xử.
Có thể bạn sẽ thấy vui khi được giúp đỡ mọi người, nhưng một khi khả năng không cho phép thì chắc chắn bạn sẽ không thể làm tốt được. Đừng quá nể nang, khi có ai nhờ vả hãy suy xét cẩn thận và nên nhớ rằng từ chối không có gì xấu.

3. Đừng cảm thấy có lỗi
Khi nói lời từ chối đa số chúng ta cảm thấy mình rất xấu xa, ích kỷ, không hòa đồng, cảm giác đó khiến chúng ta vô cùng áy náy, day dứt về bản thân dẫn đến chúng ta không nỡ nói ra lời từ chối. Tuy nhiên, một lời đề nghị luôn đi kèm một câu từ chối. Có thể, có người sẽ không hài lòng khi bạn nói “không” nhưng khi đó, bạn hãy bình tĩnh, quyết đoán và giữ vững lập trường.

4. Hiểu rõ bản thân
Hiểu rõ cảm giác cũng như khả năng đáp ứng của mình về những yêu cầu hay lời nhờ vả, giúp đỡ của người khác là điều vô cũng quan trọng khi bắt đầu xem xét một đề nghị. Đặc biệt là về thời gian và chuyên môn của bạn, đừng quá nể nang mà đồng ý những yêu cầu mà chưa có nhận thức rõ ràng về cách thức giải quyết vấn đề. Sau đó, đưa ra câu trả lời chân thành và chắc chắn về yêu cầu đó.
 
383
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top