Soạn văn Lai Tân - Hồ Chí Minh - soạn văn ngắn gọn

Soạn văn Lai Tân - Hồ Chí Minh - soạn văn ngắn gọn

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Lai Tân là bài thơ đặc sắc của Hồ Chí Minh. Đây là bài thơ được trích trong tập thơ Nhật kí trong tù. Qua bài thơ, người đọc thấy được hiện thực nhà tù Tưởng Giới Thạch và tính chiến đấu của bài thơ. Lai Tân còn là đại diện tiêu biểu cho bút pháp trào phúng của thơ Hồ Chí Minh. Để hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Lai Tân, VHT mời các em tham khảo bài soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ sau:

bai-tho-lai-tan-nhat-ky-trong-tu-600x381.jpg

Ảnh sưu tầm


1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Lai Tân là bài thơ thứ 97, trích Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh.

b. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Hồ Chí Minh bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.

c. Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

d. Bố cục

Bài thơ chia làm 2 phần:

- Phần một (Ba câu đầu): Hiện thực xã hội Lai Tân.

- Phần hai (Câu thơ cuối): Bình luận của tác giả.

2. Hướng dẫn đọc thêm

a. Nội dung

- Câu 1,2,3: Bộ máy quan lại ở Lai Tân
+ Ban trưởng nhà lao: đánh bạc ngày này qua ngày khác.
+ Cảnh sát trưởng: móc túi tiền của người tù.
+ Huyện trưởng: chong đèn hút thuốc phiện.
=> Không làm đúng chức năng của người đại diện cho pháp luật. Lột tả thực chất của chính quyền Tưởng Giới Thạch.

- Câu 4: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình​

Câu thơ rất tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngờ, tạo sự đối lập giữa 3 câu thơ trên và câu cuối. Từ đó ngầm cho người đọc tự khẳng định trạng thái "thái bình" của trời đất Lai Tân.
=> Sắc thái châm biếm, mỉa mai vì làm sao có thái bình được khi Lai Tân có những vì "cầm quyền" thối nát.

b. Nghệ thuật

- Tạo điểm nhấn tiếng cuối mỗi câu.
- Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết.
- Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng nhưng thâm thuý.​
- Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng.

c. Ý nghĩa văn bản

Bài thơ phản ánh thực trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng như là yên ấm, tốt lành.​

Xem thêm

Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 11 tại đây.
....................................
Chúc các em học tốt!
 
Từ khóa
bài thơ lai tân lai tân hồ chí minh nội dung bài thơ lai tân soạn bài lai tân đọc thêm lai tân
  • Like
Reactions: Vanhoctre
976
1
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Dàn ý phân tích bài thơ Lai Tân
1. Mở bài
- Phong cách nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh rất đa dạng, phong phú nhưng vẫn đồng nhất: có thơ trữ tình, thơ tự sự, tự trào, có cả thơ châm biếm, đả kích.
- Nụ cười châm biếm của Hồ Chí Minh thật nhẹ nhàng, giản dị, dí dỏm mà vô cùng thâm thuý, sâu cay.
- Tác phẩm “Lai Tân” là một trong những bài đặc sắc nhất cho phong cách của thơ trào phúng Hồ Chính Minh.
- Bài thơ đã phát hoạ chân thật chính quyền Tưởng Giới Thạch thối nối bằng một bút pháp trào phúng đặc sắc..

2. Thân bài

- Luận điểm 1: ( Ba câu đầu) tự sự nói về hành vi thường thấy ở ba viên quan lại cai quản nhà ngục Lai Tân.
+ Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả lại sự việc những kẻ cầm quyền và quản lý trực tiếp trật tự an ninh địa phương rất “gương mẫu”.
+ Ban trưởng ngày ngày đánh bạc.
+ Cảnh trưởng ăn tiền hối lộ của phạm nhân một cách trắng trợn.
+ Huyện trưởng thì “chong đèn làm công việc” nhưng thực chất “ngài đốt đèn để hút thuốc phiện
=>Đó là một sự thật trong các huyện đường Quảng Tây dưới thời Tưởng”.

- Luận điểm 2: (Câu cuối) đánh giá về tình trạng của bộ máy cai trị nhà tù.
+ Câu thơ nhẹ nhàng nhưng thâm thuý “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
+ Đây chính là đòn đả kích độc đáo bất ngờ, thâm thuý sâu cay. Thì ra tình trạng thối nát vô trách nhiệm của bọn quan lại ở Lai Tân là chuyện bình thường, trở thành bản chất của bộ máy cai trị ở đây.
+Chữ “thái bình ”như ẩn giấu“ một tiếng cười đầy mỉa mai.
+ Hoàng Trung Thông đã nhận xét “ở đâu đánh giặc thì cứ đánh, còn cái trời đất Lai tân này thì vẫn thái bình như muôn thuở”.​
- Luận điểm 3: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
+ Tạo điểm nhấn tiếng cuối mỗi câu.
+ Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết.
+ Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng nhưng thâm thuý.
+ Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng.
3. Kết bài

Ở một chỗ khác, Hoàng Trung Thông còn viết tiếp: “một chữ “thái bình” mà trở thành bao nhiêu việc làm trên vốn là muôn thuở của xã hội Trung Quốc, của giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự thái bình dối trá, nhưng mà thật sự đại loạn là ở bên trong”. (Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác).​
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top