Lộ diện bài văn của thủ khoa - ý kiến trái chiều

Lộ diện bài văn của thủ khoa - ý kiến trái chiều

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
Bài văn thủ khoa khối D14 kì thi THPT Quốc gia 2020,liệu có xứng đáng?

Song song với hiện tượng cô giáo Minh Thu hot lên những ngày qua thì bài văn của thủ khoa năm ngoái làm cho năm nay liên tục được công bố trên mạng xã hội cũng là điều mà nhiều người chú ý. Chú ý bởi độ dài, viết bởi thủ khóa(nhất khối D14 năm 2020), và bởi những từ ngữ đầy tính triết học và hệ thống dày đặc từ Hán Việt bên trong.
5340

5341

5342

5343

5344

5345

5346

5347

5348

5349




Đây là phần mở bài của bài thi “kinh điển” đó:

“Nền tảng là một khái niệm đồng thời mang tính vật chất lẫn phi vật chất. Nó tồn tại hiển nhiên trong mọi dạng thức trong cuộc sống, lắp đặt nên các công trình và nằm ẩn yên bên trong miền hồn thăm thẳm của mỗi cá nhân. Ở mọi cấu trúc tầm cỡ, nền tảng được tạo lập cho sự vững chãi, định hình bản thể của sự vĩ mô và ở đó, trong hình hài của các khối kiến trúc, con người được diện kiến vẻ đẹp tư duy kí thác bên trong sự hữu tồn của viên gạch, nền đất, lớp kính và bản vẽ. Trong địa hạt tâm hồn – chốn thịnh suy của tâm tư kiếp người. Trong văn chương, nền tảng là một khái niệm mang tính phân ưu giữa các tác phẩm vĩ đại và những thoáng gợn chóng phai của bút lực tác giả. Nền tảng đóng góp cho bộ mặt của mọi áng văn chương, bảo lưu cho sự tồn tại lâu dài của triết lí tồn tại bên trong từng tác phẩm. Riêng ở địa hạt thơ ca, nền tảng là cơ sở quan trọng thiết tạo nên phong cách đặc hữu của người thi nhân. Bằng nền tảng, người ta tìm thấy ở vần thơ chất liệu đặc sắc của cảm xúc, phương hướng dụng ngữ, sự trăn trở trong cốt cách và tiếng thở nghệ thuật đượm đặc sắc tố bản ngã độc nhất. Và với thơ Xuân Quỳnh, nền tảng ấy là linh tính và dự cảm cho những âu lo, trăn trở. Sự xáo động trong hồn cốt khiến định hình nên nền tảng của thơ chị với mọi chất liệu tinh kết nên bằng tình yêu, nỗi nhớ, ước nguyện đoàn tụ. Ta nhìn thấy rõ thực tế ấy trong những đoạn thơ say – những đoạn thơ được dự phần tạo tác nên “vẻ đẹp nữ tính” xuyên suốt đời thơ Xuân Quỳnh:

“….”


Nếu nói về khái niệm nền tảng, thì hiểu mặt câu chữ nhất đó là: phần vững chắc để các bộ phận khác tồn tại, dựa vào nó mà phát triển. Còn trong kinh doanh, như lazada, chợ truyền thống hay forum văn học trẻ thì nó là nơi kết nối người mua – người bán, độc giả- tác giả. Còn với văn học mà nói, nền tảng là nơi trao đổi, giao lưu giữa những kinh nghiệm sống, tình cảm của nhà thơ, nhà văn với tác phẩm, có thể hiểu là vốn sống + tài năng để phát triển thành những tác phẩm văn học khác nhau. Nếu đọc bài của Phúc thì hiển nhiên sẽ khó để hiểu nền tảng là gì?

Trong bài viết của thí sinh này, có giải thích về rất nhiều khái niệm, và lượng lớn từ Hán Việt (nền tảng, thi nhân, thi cảm, thi xúc, …). Nguyễn Minh Châu từng viết “mỗi chữ là một hạt nội dung”, những yếu tố dù là triết học, từ Hán Việt, vốn sống, ví dụ thực tiễn cũng cần nêm nếm vừa phải để tác phẩm mình viết ra vừa có độ sâu rộng của hiểu biết, sinh động từ thực tế, khiến người đọc cảm thấy hấp dẫn mà không bị khó chịu. Bài thi của bạn Võ Lập Phúc, tôi chắc chắn rằng bạn đọc nào cũng phải công nhận về khả năng chữ nghĩa, vốn từ sâu rộng của bạn học này, và tôi cũng nghĩ đó là lí do mà nếu chấm thi cho vị thủ khoa khối D14 sẽ được điểm cao. Bài viết có gộp cả kiến thức về vật lí, toán học rất thú vị, nhiều câu phân tích rất hay.

Tuy nhiên, để đánh giá mức độ hay của tác phẩm thì tôi không đánh giá cao, vì thực sự “khó vào”, đặc biệt là đoạn mở bài: vừa lê thê vừa giải thích. Mở bài không phải là chỗ cho giải thích, mà là nơi để vào bài phân tích/cảm nhận/bình luận một cách êm ái, hấp dẫn. Đọc lên đã thấy hấp dẫn, chứ không phải đọc lên đã thấy uyên bác, văn vở.

Và tại sao tôi không thích nhưng lí giải về cách cho điểm của giáo viên chấm thi: vì người ta chấm ý hay, ý đủ, phần nội dung thừa thì cũng không trừ điểm, có thể đó là ý chấm. Ngoài ra còn do vấn đề chủ quan của giám khảo chấm thi: có người thích, có người không, có người khen dở nhưng có người khen tuyệt bút, giống như một vài bình luận bên dưới đây:

Tài khoản Tong Khanh Hoang: Không phải bài văn không hay mà là do các bạn không hiểu được ngôn từ của nó lên nghĩ như vậy chứ những người kiến thức sâu rộng họ hoàn toàn có thể hiểu và cảm nhận được bài văn . Có lẽ do các bạn đã quá quen với những câu văn cô giảng hay những bài văn mẫu, nó như là cái "mô típ" trong văn chương làm cho ngôn từ trở nên quá quen thuộc nên việc một bài văn sử dụng ngôn từ như cách thể hiện hết sự phong phú của tiếng việt sẽ khiến các bạn cảm thấy khô khan và khó hiểu nhưng đó chính là sự phong phú và đa dạng trong tiếng việt và tư duy cách dùng từ của người viết

Tài khoản Nguyen Phuc Lam Truong: Văn phong có nét hơi xảo ngôn . Đồng ý là hiểu biết sâu rộng , vốn từ linh hoạt nhạy bén nhưng có thể bạn này được điểm cao là so cách viết là hành văn khác xa với phần còn lại. Văn học vn có thể dùng Hán ngữ như một cách lột tả khách quan các vấn đề , nhưng cảm giác bạn này đang bị lạm dụng. Thao thao bất tuyệt , hoặc có thể là theo cảm nhận mỗi người . Cá nhân mình đọc cảm thấy không có sự cuốn hút, hết mở bài là tắt luôn dù hiểu cái mở bài nói gì , chắc do dài quá ko cô đọng

Tài khoản Sang Do: Tôi thấy dc mình lúc trc thông qua lời văn bạn viết, nhưng hồi 12 t ko biết nhiều bằng bạn (cả ngôn từ và kiến thức trích dẫn)! Thật ra không hẳn cái gì bạn cũng cần gán cho nó khái niệm, vì đấy là việc của từ điển, nên trung lập và hạn chế nói cái mình không biết hoặc không có sự để tâm! Ngôn từ chỉ là nơi thảo ý cho tư duy, đừng xa đà vào vc đánh bóng nó. Dù sao vẫn rất hay, giá trị thông tin cao và hơn cả là một tâm hồn lãng mạn đáng quý!

Tài khoản Ha Thanh Phuc: Có lẽ anh người thường nên không cảm nhận được đây là một bài văn hay. Giọng điệu riêng không có, quá lạm dụng cách viết khoa trương, khoe chữ khiến bài viết sa đà vào kể lể dài dòng mà không làm bật lên được sự mềm mại - nữ tính trong thơ của Xuân Quỳnh. Tuy nhiên em cũng phân tích khá có ý, có vốn từ rộng. Nhưng một bài văn thế này được làm mẫu cho một bài văn điểm cao sẽ khá nguy hiểm.

Tài khoản Dưa hấu chấm bột ớt: Quan điểm cá nhân, bài này để một học sinh tham khảo cho bài thi thptqg thì t thấy k phù hợp lắm á các từ ngữ quá học thuật và chuyên môn, nên dừng lại ở một bài nghiên cứu thôi. Đoạn đầu đọc nghe rất ngang, càng k giống giọng văn của một học sinh c3 mà như đang đọc bài thỉnh giảng văn học í

Còn các bạn thấy sao? Dù gì thì cũng là bài viết cá nhân của bạn Phúc chứ không phải bài thi. Không nên chỉ trích BGK, Bộ GD vì không liên quan.

(Bài viết chỉ theo quan điểm cá nhân, không có tính công kích)
-Phong Cầm-
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bài văn điểm 10 kì thi quốc gia 2021 lộ diện bài văn điểm 10 lộ diện thủ khoa sóng của xuân quỳnh thủ khoa khối d14 thủ khoa môn văn 2021 ý kiến trái chiều
  • Like
Reactions: baivanhay
1K
1
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top