Hướng dẫn Luật thơ

Hướng dẫn Luật thơ

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Xuyên suốt quá trình hình thành văn học Việt Nam, đã xuất hiện nhiều loại hình thơ đặc sắc. Hãy cùng nhau tìm hiểu những luật thơ nhé.
  1. Các thể thơ chính
+ Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói.
+ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn.
+ Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…
Luật thơ.png

Luật thơ. Ảnh mạng.
  1. Tìm hiểu chỉ tiết một số thể thơ
  • Thơ lục bát:
+Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng (dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng)
+Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.
+Nhịp chân dựa vào tiếng có thanh không đối (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2
+Có sự đối xứng luân phiên Bằng– Trắc – Bằng ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

VD:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

  • Song thất lục bát
+Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 - 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài
+Hiệp vần ở mỗi cặp; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.
+Nhịp 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.
+Cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất - bằng) hoặc trắc (câu thất - trắc) nhưng không bắt buộc.

VD:
Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời.

  • Các thể ngũ ngôn Đường luật
+5 tiếng - 8 dòng (riêng tứ tuyệt có 4 dòng)
+1 vần (độc vận), gieo vần cách
+Nhịp lẻ 2/3
+Có sự luân phiên B - T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và 4.

VD:
Muôn đời không hối hả
Trục đất quay từ từ
Người mau quên người quá
Nên địa cầu ung thư!

Đông Lâm tống khách xứ,
Nguyệt xuất bạch viên đề.
Tiếu biệt Lư sơn viễn,
Hà phiền quá Hổ khê.
 
Từ khóa
luật thơ
444
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top