Một số suy nghĩ về nhà văn và quá trình sáng tác

Một số suy nghĩ về nhà văn và quá trình sáng tác

Nhà vănmột nhà văn chỉ được coi là lớn khi có tư tưởng, dù rằng tư tưởng ấy có khi là bi kịch. ! Đâu chỉ có năng khiếu, có tài – cái năng khiếu, cái tài dành riêng cho nghệ thuật. Đó còn là kết quả của những cảm xúc lớn, tri thức khổng lồ, của những dằn vặt, suy ngẫm “hành xác” tinh thần, kết quả của một trí tuệ luôn hướng tới những khái quát, suy tư triết học, từ mọi vật, mọi điều cụ thể trong cuộc sống. Mỗi người cầm bút phải tự thắp cho mình một ngọn lửa, tìm cho mình một lối đi trên con đường hun hút, tránh dẫm lên dấu chân người khổng lồ để rồi bị lọt thỏm, mờ nhòa và biến mất. . “Nhà văn tồn tại ở đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi , dồn đến chân tường.
Nhà văn lúc này có cơ hội sống thật với chính mình. Nhìn từ nhu cầu xã hội, vai trò của nhà văn và văn học trở nên khiêm nhường, ít quan trọng hơn nhưng bản chất nghệ thuật của văn học và tính nghệ sĩ của nhà văn được phát huy cao độ trong nhu cầu thẩm mĩ. nhà văn lại phải đồng thời sống trong hai tư cách: tư cách công dân và tư cách nghệ sĩ. Và “Nhà văn cũng chỉ là một con người bình thường, có thể anh ta nhạy cảm hơn một số người khác, nhưng chính vì thế mà cũng yếu đuối hơn. Nhà văn không phải là người phát ngôn cho mọi người, cũng như không đại diện cho lẽ phải. Giọng của anh ta có thể rất yếu ớt, nhưng chính đó mới là giọng thực của một con người”. Vai trò đích thực mà nhà văn trong hướng tới đó là làm giàu cho suy tư và cảm xúc của nhân loại, góp kinh nghiệm sống cho đời và làm phong phú thêm tiếng mẹ đẻ.
Nhà văn không phải là người phán truyền những chân lý. “Nhà văn và tác phẩm của họ không có nhiều sức mạnh như đã từng bị ngộ nhận”- Nguyễn Huy Thiệp đã thẳng thắn nhìn vào sự thật này và dũng cảm chấp nhận chúng, chấp nhận những giới hạn trong sứ mệnh của người nghệ sĩ để từ đó đảm nhận những sứ mệnh mới của mình. Nguyễn Huy Thiệp đặc biệt yêu cầu nhà văn, văn học là phải hướng đến những giá trị nhân văn. Đó là một hằng số tồn tại vĩnh viễn: “Điều khốn nạn, trớ trêu và cũng là điểm yếu của một nhà văn là dù hiểu đời, lịch lãm đến đâu cuối cùng anh ta vẫn phải hành xử và biết trình bày tư tưởng nhân đạo một cách nghệ thuật. Giá trị nhân đạo là lí do duy nhất để văn học tồn tại”. Thường người ta xếp nhà văn cao trên ăn mày một bậc, nhà văn đứng đầu trong đám thảo dân, đứng cuối trong các phẩm trật triều đình.
Dùng cho phản biện : Và khi bàn về những người làm nghề văn chương, chữ xuất hiện dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp thường là: sơ xuất, nhầm lẫn, sự bắt chước lố bịch, vị kỉ, hư đốn, đểu cáng, bất lương… Thậm chí còn cho đó là một nghề "thật nguy hiểm" và "hễ mà loạn thì phải bắt ngay"… Thực ra đây cũng là một cách hành xử nghệ thuật, một việc làm tự phản tỉnh với mình và với cả những ai đang nuôi ảo tưởng hão huyền với danh vị nhà văn. Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi lỗi lầm ấy”. Và văn học - cái mà nhà văn viết ra cũng không phải là "tấm gương soi của thời đại" gì hết. "Thật nực cười cho nhiều người viết ở ta ôm ấp ý định viết ra những khuôn vàng thước ngọc, biến những câu chuyện bịa đặt của mình thành sách đạo đức hay luân lý"
Nghề văn khác với nghề khác ở chỗ nó vô chiêu, không hình tướng. Nghề văn gần với tôn giáo và chính trị. Nó đi tìm Đạo, tìm ý nghĩa cuộc sống, tìm sự giác ngộ. “Văn học không phải trò chơi, là câu chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”. Nhà văn dùng ngôn ngữ văn học để hướng người đọc về “cái đang là” với đích đến là đạo đức. Nghề văn cũng giống như những nghề khác. Như nấu ăn, thợ xây, buôn bán v.v.. Có thành bại, vinh nhục, giầu nghèo.
Thế giới cũng là một thế giới cực kỳ phức tạp, “thế giới” mà mỗi nhà văn nhìn thấy cũng đều chỉ là một phần của thế giới. Chỉ nhà văn vĩ đại và khác biệt mới có thể nhìn thấy phần thuộc riêng về anh ta, chứ không phải là nhìn thấy phần mà người khác nhìn thấy.
( DIÊM LIÊN KHOA ) Tôi không hy vọng thứ tôi nhìn thấy, người khác cũng nhìn thấy, thứ người khác nhìn thấy, tôi cũng có thể nhìn thấy. Tôi nghĩ cách tiếp cận riêng nhất về bản chất của hiện thực chắc chắn là cách tiếp cận nghệ thuật nhất và cách tiếp cận nghệ thuật nhất cũng chính là cách tiếp cận cá tính nhất. Nếu mỗi người trên thế giới này đều trả lời được tác phẩm hay nhất của mình là cuốn nào, thì đối với tôi, có nghĩa là sáng tác của tôi quá giản đơn. Tôi hy vọng sáng tác ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi. Nếu mỗi người trên thế giới này đều trả lời được tác phẩm hay nhất của mình là cuốn nào, thì đối với tôi, có nghĩa là sáng tác của tôi quá giản đơn. Tôi hy vọng sáng tác ở mỗi giai đoạn có sự thay đổi.
PHẢN BIỆN : Đương nhiên kiểm duyệt là điều vô cùng tệ hại. Bởi kiểm duyệt làm mất đi sự tự do ngôn luận, tính sáng tạo, những gì anh muốn nói, muốn giãi bày hay muốn lên tiếng Trong một nhà văn, văn hóa, nhân cách, nội tâm mạnh mẽ hoặc yếu đuối cấu thành quan hệ đối ứng. Những người nội tâm không mạnh mẽ lắm, viết chủ yếu để xuất bản thì sẽ hy vọng được kiểm duyệt nhiều hơn
Nguyễn Nhật Ánh cho rằng nghề văn phải bắt đầu từ con chữ, Tô Hoài nói văn nhân phải học hỏi suốt đời, còn Nguyễn Ngọc Tư định nghĩa nhà văn là người kể câu chuyện của mình. Nghề văn rất đơn giản, chỉ cần một cây bút, một xấp giấy là có thể ung dung hành nghề Nhưng không phải ai có chữ, có giấy, có bút cũng có thể trở thành nhà văn. “Nhà văn ắt nhiên phải giỏi dùng chữ”,
người viết phải dùng chữ tạo ra nghĩa. “Chữ chứa nghĩa như con thuyền chứa món đồ mà nó chuyên chở. Nó không phải là con thuyền rỗng không” . Với văn chương nghệ thuật, có cái gọi là năng khiếu trời cho, nhưng cũng có vốn sống tạo nên. Nhà văn viết tác phẩm không phải chỉ bằng chất liệu, bằng cảm hứng mà còn bằng các hiểu biết về nghề nghiệp.
"Người viết văn là người rất nặng nợ với đời. Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội".- NGUYỄN MINH CHÂU
“Tôi tin người ta luôn có những câu chuyện giống nhau, cùng sở hữu một vốn từ ngữ gần như nhau, nhưng mỗi người sẽ có một cách kể của riêng mình, từ cách chạm vào đời sống, cách người ta đặt tấm gương đón nhận những hình ảnh phản chiếu của đời sống ấy, tái tạo lại với tài năng thiên bẩm, sự trắc ẩn và tinh tế”, Nguyễn Ngọc Tư viết. nhà văn không cao hơn, nổi trội hơn các nghề khác nhưng vẫn được quý mến, bởi bản tính, lối sống, thần thái của họ là cô đọng của bản sắc nhân dân trong thời đại họ đang sống. Do vậy, thời đại nào thì văn nhân cũng vừa gần gũi, thân cận lại có vẻ lạ lùng, hơi tách biệt, dễ gây chú ý. Ý Thức trách nhiệm của người cầm bút: “Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người” (Nghĩ về thơ).
nhà thơ cần phải quan tâm đến người đọc, phải xem những nhu cầu của người đọc là mục đích sáng tạo của thơ ca: “Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ/Phải giấu tình cảm của anh đi như ém quân trong rừng vắng/Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy
 

Đính kèm

  • tải xuống (1).jpg
    tải xuống (1).jpg
    11.7 KB · Lượt xem: 54
1K
0
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top