Dân Sài Gòn... Nếu ai chưa từng đi Đà Lạt vào dịp Noel hoặc dịp tết Nguyên đán thì làm sao biết được cái thi vị của mùa đông! Khi miền Bắc bước vào cái rét cắt da cắt thịt thì ở Sài Gòn lại đang trải qua cái nắng đổ lửa của mùa khô. Thời tiết Sài Gòn phân biệt hai mùa mưa nắng rõ rệt, quen thuộc đến nỗi một ông nhạc sĩ nào đó đã sáng tác ra bài hát "quê em hai mùa mưa nắng”. Phải luôn chịu cái nắng nóng oi và ẩm của Sài Gòn tôi chỉ thầm ao ước được một lần nếm trải một mùa đông Hà Nội, muốn cảm nhận cái "rét ngọt“ mà nhiều thi sĩ, nhạc sĩ đã đưa vào trong thơ nhạc.
„Sài Gòn chợt nắng chợt mưa…“
Mưa Sài Gòn có khi rả rích cả đêm, có khi cơn mưa kéo dài cả tuần liền. Nắng Sài Gòn chói chang, nắng rát mặt, đốt da…
Vậy mà phải công nhận rằng người Sài Gòn vẫn luôn thân thiện dễ thương, bao dung và nhân hậu, cởi mở và nghĩa tình.
Chắc có lẽ ông trời biết tôi thèm cái lạnh của mùa đông nên năm nào cũng vậy, cứ vào trước noel một vài ngày thì nhiệt độ ở Sài Gòn thường xuống thấp, trời trở lạnh. Đôi khi một cơn mưa rào bất chợt đem theo những kỉ niệm buồn vui tuổi học trò... Một chút không khí se lạnh, một cơn mưa bất chợt tình cờ được gợi nhớ… đủ để khiến con người ta bồi hồi nhớ lại những ký ức đã qua.
(Ảnh sưu tầm internet)
Sài Gòn cứ bước vào tháng 12 là không khí Noel đã ngập tràn khắp nơi và hòa quyện trong lòng thành phố từ các xóm Đạo, lan dần ra các nhà sách, kéo dài theo các hiệu tạp hóa, chạy vào đường ngang hẻm dọc, nhà thờ, khách sạn và cả nhà dân đều được trang hoàng lộng lẫy để đón Noel. Vào tuần thứ hai, người Sài Gòn đã đi mua thiệp Noel, tìm kiếm những mẫu mã đẹp nhất, lựa cho mình những món quà ý nghĩa, chúc mừng Giáng Sinh an lành và mừng năm mới. Bà con giáo dân thì chọn món ăn và địa điểm liên hoan sau Thánh Lễ nửa đêm . Nhà thờ Đức Bà được xem là biểu tượng của người đạo giáo nói riêng và của toàn dân Sài Gòn nói chung. Mùa Noel năm nào cũng vậy, nhà thờ Đức Bà luôn được trang hoàng vô cùng công phu và rực rỡ. Nhóm con gái chúng tôi lại rộn ràng khăn áo, dép giầy, son phấn... để chưng diện xí xọn trong mùa Giáng sinh và nhất là đêm Noel. Mùa Giáng Sinh với đêm Noel nó cũng ngắn ngủi lắm, rộn ràng cả tháng 12 vậy đó mà chỉ cần qua cái đêm ngày 24/12 là coi như đã qua mùa Noel rồi, cho dù niềm vui còn âm hưởng cho tới cái tết Dương Lịch sau đó vài ngày.
Tôi nhớ về những ngày ấu thơ, đêm đêm run lẩy bẩy ngồi học bài bên ngọn đèn dầu le lói, trùm thêm cái mền mà vẫn thấy lạnh. Nhìn ra ngoài sân, tôi cười tủm tỉm khi thấy má và các anh đang bắt bếp lửa nấu bánh sau nhà. Mùi vị khó quên nhất trong ký ức của tôi là món bánh ít mà má và mấy bà hàng xóm vẫn gói mỗi dịp cuối năm. Những chiếc bánh ít nhỏ, được gói như hình kim tự tháp, bằng một lớp lá chuối màu xanh. Khi lột bánh ra người ta đã ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm của đậu xanh, hay mùi dừa ngào đường, và mùi thơm nhẹ của bột nếp quyện lẫn với lá chuối. Dù bao năm sống xa quê hương nhưng hương vị bánh ít của má vẫn sống mãi trong trái tim tôi. Để mỗi khi nhớ đến lòng tôi lại thấy mắt cay cay một niềm nhớ.
Có lẽ những lo toan, bận rộn của cuộc sống đã khiến tôi không có thời gian mà lắng lại để cảm nhận cái lạnh mùa đông như những ngày thơ ấu nữa. Mùa Noel sẽ có ý nghĩa hơn trong cái lành lạnh đúng nghĩa của mùa đông. Không khí đón Tết cũng đậm đà thú vị hơn. Những ngày này tôi thường có thói quen lang thang đi chợ hoa, hay đi ra một khu chợ đồ cũ mà người ta quen gọi là chợ "Si đa" - "bán đồ la" để ngắm những người mua bán. Thời tiết Sài Gòn lạ lắm, điểm báo hiệu đầu đông chính là khi nước rút, còn cuối đông chính là vào mùa lúa chín. Chính những điểm rất Nam bộ ấy đã làm cho người Sài Gòn quen nết của ông trời mà không cần giở lịch coi ngày, coi tháng. Mùa Đông của Sài Gòn là như vậy đấy, mọi người luôn tươi cười hồ hởi đón nhận bằng tất cả cảm xúc với cái lạnh tưởng chỉ có trong những giấc mơ. Nôn nao sống cùng những ngày se lạnh, những cơn mưa rào bất chợt đầy mơ mộng và thi vị. Cảm giác thèm hơi ấm ngọn lửa, một chút nắng vàng, một bàn tay nắm, một ánh mắt long lanh đang rạo rực trong lòng.
Noel về mang theo một chút lạnh man mác buồn, nó khiến con người ta bồi hồi nhớ lại những ký ức đã qua. Đồng thời, cũng nhắc nhở chúng ta một năm sắp qua đi, những chuyện muộn phiền hãy để nó trôi vào quên lãng và bắt đầu một mùa mới vui tươi hơn, ấm áp hơn.
Tác giả: Ba lá
„Sài Gòn chợt nắng chợt mưa…“
Mưa Sài Gòn có khi rả rích cả đêm, có khi cơn mưa kéo dài cả tuần liền. Nắng Sài Gòn chói chang, nắng rát mặt, đốt da…
Vậy mà phải công nhận rằng người Sài Gòn vẫn luôn thân thiện dễ thương, bao dung và nhân hậu, cởi mở và nghĩa tình.
Chắc có lẽ ông trời biết tôi thèm cái lạnh của mùa đông nên năm nào cũng vậy, cứ vào trước noel một vài ngày thì nhiệt độ ở Sài Gòn thường xuống thấp, trời trở lạnh. Đôi khi một cơn mưa rào bất chợt đem theo những kỉ niệm buồn vui tuổi học trò... Một chút không khí se lạnh, một cơn mưa bất chợt tình cờ được gợi nhớ… đủ để khiến con người ta bồi hồi nhớ lại những ký ức đã qua.
(Ảnh sưu tầm internet)
Sài Gòn cứ bước vào tháng 12 là không khí Noel đã ngập tràn khắp nơi và hòa quyện trong lòng thành phố từ các xóm Đạo, lan dần ra các nhà sách, kéo dài theo các hiệu tạp hóa, chạy vào đường ngang hẻm dọc, nhà thờ, khách sạn và cả nhà dân đều được trang hoàng lộng lẫy để đón Noel. Vào tuần thứ hai, người Sài Gòn đã đi mua thiệp Noel, tìm kiếm những mẫu mã đẹp nhất, lựa cho mình những món quà ý nghĩa, chúc mừng Giáng Sinh an lành và mừng năm mới. Bà con giáo dân thì chọn món ăn và địa điểm liên hoan sau Thánh Lễ nửa đêm . Nhà thờ Đức Bà được xem là biểu tượng của người đạo giáo nói riêng và của toàn dân Sài Gòn nói chung. Mùa Noel năm nào cũng vậy, nhà thờ Đức Bà luôn được trang hoàng vô cùng công phu và rực rỡ. Nhóm con gái chúng tôi lại rộn ràng khăn áo, dép giầy, son phấn... để chưng diện xí xọn trong mùa Giáng sinh và nhất là đêm Noel. Mùa Giáng Sinh với đêm Noel nó cũng ngắn ngủi lắm, rộn ràng cả tháng 12 vậy đó mà chỉ cần qua cái đêm ngày 24/12 là coi như đã qua mùa Noel rồi, cho dù niềm vui còn âm hưởng cho tới cái tết Dương Lịch sau đó vài ngày.
Tôi nhớ về những ngày ấu thơ, đêm đêm run lẩy bẩy ngồi học bài bên ngọn đèn dầu le lói, trùm thêm cái mền mà vẫn thấy lạnh. Nhìn ra ngoài sân, tôi cười tủm tỉm khi thấy má và các anh đang bắt bếp lửa nấu bánh sau nhà. Mùi vị khó quên nhất trong ký ức của tôi là món bánh ít mà má và mấy bà hàng xóm vẫn gói mỗi dịp cuối năm. Những chiếc bánh ít nhỏ, được gói như hình kim tự tháp, bằng một lớp lá chuối màu xanh. Khi lột bánh ra người ta đã ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm của đậu xanh, hay mùi dừa ngào đường, và mùi thơm nhẹ của bột nếp quyện lẫn với lá chuối. Dù bao năm sống xa quê hương nhưng hương vị bánh ít của má vẫn sống mãi trong trái tim tôi. Để mỗi khi nhớ đến lòng tôi lại thấy mắt cay cay một niềm nhớ.
Có lẽ những lo toan, bận rộn của cuộc sống đã khiến tôi không có thời gian mà lắng lại để cảm nhận cái lạnh mùa đông như những ngày thơ ấu nữa. Mùa Noel sẽ có ý nghĩa hơn trong cái lành lạnh đúng nghĩa của mùa đông. Không khí đón Tết cũng đậm đà thú vị hơn. Những ngày này tôi thường có thói quen lang thang đi chợ hoa, hay đi ra một khu chợ đồ cũ mà người ta quen gọi là chợ "Si đa" - "bán đồ la" để ngắm những người mua bán. Thời tiết Sài Gòn lạ lắm, điểm báo hiệu đầu đông chính là khi nước rút, còn cuối đông chính là vào mùa lúa chín. Chính những điểm rất Nam bộ ấy đã làm cho người Sài Gòn quen nết của ông trời mà không cần giở lịch coi ngày, coi tháng. Mùa Đông của Sài Gòn là như vậy đấy, mọi người luôn tươi cười hồ hởi đón nhận bằng tất cả cảm xúc với cái lạnh tưởng chỉ có trong những giấc mơ. Nôn nao sống cùng những ngày se lạnh, những cơn mưa rào bất chợt đầy mơ mộng và thi vị. Cảm giác thèm hơi ấm ngọn lửa, một chút nắng vàng, một bàn tay nắm, một ánh mắt long lanh đang rạo rực trong lòng.
Noel về mang theo một chút lạnh man mác buồn, nó khiến con người ta bồi hồi nhớ lại những ký ức đã qua. Đồng thời, cũng nhắc nhở chúng ta một năm sắp qua đi, những chuyện muộn phiền hãy để nó trôi vào quên lãng và bắt đầu một mùa mới vui tươi hơn, ấm áp hơn.
Tác giả: Ba lá