Nên viết cho độc giả gần gụi hay viết cho tri âm khó gặp trong đời?

Nên viết cho độc giả gần gụi hay viết cho tri âm khó gặp trong đời?

Nên viết cho độc giả gần gụi hay viết cho tri âm khó gặp trong đời? Đánh giá từ hai quan điểm của Lưu Hiệp và Chế Lan Viên - hai quan niệm nghệ thuật lớn.

Lưu Hiệp viết: “Tri âm thực là khó thay, cái âm thực là khó biết, người biết thực là khó gặp. Gặp được người tri âm nghìn năm mới có một lần”.


Câu nói của Lưu Hiệp: Khẳng định tìm được người tri âm, tri kỉ trong văn chương, nghệ thuật là việc “nghìn năm mới có một lần”. Do đó, điều quý giá của văn chương là hướng đến được người đọc tinh hoa, tri kỉ, dù đó chỉ là số ít.

Tìm được tri âm, tri kỉ là hạnh phúc lớn lao của bất kì ai, đặc biệt là người nghệ sĩ trong sáng tác văn chương. Mỗi người là một tiểu vũ trụ đóng kín, bản thân mình cũng chưa thể hiểu hết chính mình, nên có một tri âm tri kỉ hiểu mình tường tận, là việc hiếm có. Do vậy, nếu nhà văn có cơ may tìm được một người đọc tinh hoa, hiểu mình hết mức, thì đó là một hạnh phúc quý giá tận cùng.

Câu nói của Lưu Hiệp đặc biệt đúng với những nghệ sĩ có tư tưởng vượt thời đại, có cái nhìn vượt xa khỏi tư tưởng của thời đại mình. Những nghệ sĩ như vậy là đỉnh cô phong giữa đời, họ không thể chạy theo số đông mà phản bội bãn ngã nghệ thuật, sứ mệnh nghệ thuật của mình, nên chỉ có thể trông chờ tìm kiếm tri âm, tri kỉ ở những cá nhân ít ỏi, những người đọc tinh hoa, thậm chí không phải ở đời này mà là ở đời sau (Như trường hợp “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du; Mikhail Bulgakov và tiểu thuyết "Nghệ nhân và Margarita").

Tuy thế, nếu chỉ chăm chăm hướng đến người đọc tinh hoa, đến số ít “nghìn năm có một”, người nghệ sĩ dễ lầm đường lạc lối, dễ rơi vào sự cực đoan, đi vào con đường tăm tối, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật xa vời với hiện thực và tự mình đi đến cái ch/ết của nghệ thuật (Trường hợp Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài).

Nên viết cho độc giả gần gụi hay viết cho tri âm khó gặp trong đời.png

(Nên viết cho độc giả gần gụi hay viết cho tri âm khó gặp trong đời?)

Nhưng Chế Lan Viên lại khẳng định:​

“Những phong thư anh gửi cho hư vô đều bị trả về

Dù tem vẽ các vĩ nhân, thần thánh

Chi bằng anh đưa cho cô hàng xóm ở hàng rào bên cạnh

Viết cho người độc giả bình thường gần gụi đọc thơ anh”


Ý kiến của Chế Lan Viên: Văn chương không thể sống được nếu chỉ hướng về cái hư vô (những điều cao siêu, vĩ mô, không thực), mà giá trị đích thực của văn chương chỉ được khẳng định khi hướng đến những “độc giả bình thường gần gụi đọc thơ anh”, là những người bình dị, là quần chúng số đông.

Người tạo ra tác phẩm là nhà văn nhưng người quyết định số phận của tác phẩm là người đọc, ra khỏi vòng tay người nghệ sĩ, tác phẩm chỉ sống được bằng sự đọc, thông qua quá trình tiếp nhận của người đọc. Do vậy, người nghệ sĩ tất yếu muốn hướng đến “những độc giả gần gụi đọc thơ anh”, để ghi lại dấu ấn, để tạo dựng danh tiếng, để tác phẩm được đón nhận.

Cái hấp dẫn của nghệ thuật không cần phải xuất phát từ những điều cao siêu, từ những cái “hư vô”, mà cái thiên tài của văn chương nhiều khi lại nảy mầm từ những điều bình dị. Khi hướng về những người đọc gần gũi, bình dị, người nghệ sĩ lại có được nguồn cảm hứng đột phát để tạo nên những tác phẩm lớn lao, vĩ đại (DC: Lev Tolstoy hướng về những người nông dân dưới cùng xã hội, ông đề cao trí tuệ của trái tim ở những người nông dân hiền lành, chất phác hơn là trí tuệ của bộ óc, từ đó ông làm nên những kiệt tác của nhân loại. Trong bộ tiểu thuyết “Chiếntranh và hòa bình”, nhân dân là nhân vật chính, quan trọng gợi ra những tầng sâu triết lý của tác phẩm…)

Tuy vậy, nếu chỉ chạy theo “độc giả bình thường, gần gụi”, người nghệ sĩ dễ đánh mất bản sắc, anh ta dễ rơi vào chỗ chiều theo thị hướng đám đông mà đánh mất chính mình, chạy theo danh tiếng, lợi nhuận mà hy sinh giá trị nghệ thuật.

Hai ý kiến trên gợi cho ta suy nghĩ về mục đích sáng tác của văn chương, nghệ thuật, liệu người nghệ sĩ nên hướng đến số ít người đọc tinh hoa, tri kỉ hay hướng đến số đông những “độc giả gần gũi, bình dị”? Vậy người nghệ sĩ nên lựa chọn con đường nào? Con đường của Lưu Hiệp hay con đường của Chế Lan Viên? Sẽ không có một câu trả lời cuối cùng, một mẫu số chung, bởi mỗi người nghệ sĩ có một cái tạng riêng, một sự lựa chọn riêng, một sứ mệnh và số phận nghệ thuật riêng.

Tuy vậy, dù lựa chọn hướng đi nào, người nghệ sĩ cũng cần hướng đến những giá trị nhân bản, mối tương quan giữa nhà văn và bạn đọc xét cho cùng vẫn là cuộc đối thoại giữa con người với con người thông qua văn bản, để tìm kiếm các giá trị Người và hướng đến các giá trị Người.

Vấn đề đặt ra có tính chất tương đối, bởi người đọc tinh hoa và người đọc quần chúng không phải hai đối tượng hoàn toàn tách biệt. Sẽ có khi người đọc tinh hoa khuất lấp giữa đám đông quần chúng, và chỉ lộ diện khi tác phẩm hình thành, được đám đông đón nhận. Và ngược lại, cũng sẽ có những người đọc tinh hoa trở thành cầu nối giữa một nhà văn cô độc và quần chúng thông qua các hoạt động giới thiệu tác phẩm, các hoạt động phê bình của bản thân mình.
 
Từ khóa
câu nói của lưu hiệp gần gũi nên viết cho độc giả gần gụi nghệ sĩ có tư tưởng vượt thời đại người đọc tinh hoa viết cho tri âm khó gặp trong đời ý kiến của chế lan viên độc giả bình thường
  • Like
Reactions: Phong Cầm
433
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top