sáng tác Ngọn nến

sáng tác Ngọn nến

Tôi ngơ ngẩn nhìn cái bóng điện lạnh ngắt.

Chậc, đèn lại hỏng!

Bên ngoài đã chuyển tối, những ánh sáng từ bóng đèn điện từ những ngôi nhà xung quanh khiến căn nhà tràn ngập bóng tối của tôi càng cô quạnh đến đáng sợ.

Đây là cái bóng đèn cuối cùng của căn nhà này, đến giờ nó cũng tắt ngủm, chỉ để lại một vùng đen tối không rõ.

Tôi bình tĩnh lần mò tìm kiếm cây nến ở trên kệ. Sau đó thuần thục kéo từ trong ngăn tủ ra chiếc bật lửa. Châm nến.

ngọn nến - Văn Học Trẻ.jpg
Ngày xưa cứ mỗi lần mất điện, cả căn nhà tối đen như mực, bố tôi sẽ xuất hiện như một người hùng với ngọn nến trên tay.​

Bóng tối bị ánh sáng xâm chiếm. Một cuộc chiến đấu mãnh liệt đã diễn ra. Ánh sáng từ ngọn nến nhỏ bé mà chúng ta thường không mấy xem trọng lại đang chiến đấu một cách kiên cường. Bất cứ nơi nào nó chiếu đến thì dường như cả bóng tối và cái lạnh đều bị xua tan.

Như một thói quen, tôi hơ tay vào gần ngọn lửa để cảm nhận hơi ấm của nó. Hơi ấm ấy mới dễ chịu làm sao…

Những tháng cuối năm, cái lạnh như “ cắt da cắt thịt”, nó thấm vào từng tấc da thịt và làm tê buốt tất cả tri giác.

Tôi ngóng ra ngoài cửa với mong muốn tìm kiếm một bóng hình. Nhưng đáp lại chỉ là những tiếng lá khô bị gió thổi xào xạc.

Bình thường bố sẽ là người chịu trách nhiệm sửa mấy cái bóng đèn hỏng này. Bàn tay người đàn ông ấy như có mang ma pháp. Bất cứ đồ điện nào vào tay ông đều có thể sửa được. Đôi khi tôi cảm thấy không thứ gì có thể làm khó người bố “ đa di năng” của chúng tôi, tất nhiên là vẫn ngoại trừ cái “lườm nguýt” của vợ ông- mẹ chúng tôi!

Không hiểu sao, tôi lại bất giác nghĩ đến những câu chuyện của bố tôi. Những vùng kí ức ngày càng rõ ràng, rồi lại như gặp phải những vách ngăn mà không thể đi tiếp, rồi cuối cùng lại tan vỡ trong mơ hồ.

Ngày xưa cứ mỗi lần mất điện, cả căn nhà tối đen như mực, bố tôi sẽ xuất hiện như một người hùng với ngọn nến trên tay. Sau đó kéo mấy đứa chúng tôi lại, ông bắt đầu kể chuyện. Những câu chuyện xưa cũ cứ lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức tôi đã thuộc luôn nội dung. Vậy mà bố tôi vẫn vô cùng hưng phấn mà kể chuyện một cách say sưa…

Cứ nghĩ rằng những câu chuyện lặp lại ấy sẽ như vòng quay vô hạn mà tôi sẽ chẳng thể quên được thì giờ đây những kí ức lại dần nhạt nhòa. Thì ra trí nhớ của tôi cũng không tốt như tôi vẫn tưởng…

Trong lúc suy nghĩ vẩn vơ, ánh sáng từ cây nến cũng yếu dần. Nó đã dần cạn sáp bởi lần dùng trước, bị bao mòn gần như chẳng còn gì. Nhưng phải đến khi cây nến vụt tắt, tôi mới kịp nhận ra điều đó.

Bóng tối lại bao phủ căn phòng nhỏ bé một lần nữa…

Tôi châm lửa, lại đốt một cây nến khác.

Mùi hương thoang thoảng lọt vào mũi tôi. Có lẽ nhà bên cạnh đang chuẩn bị dùng bữa.

Tôi cũng nấu xong cơm, chỉ chờ đợi mọi người về. Nhưng đợi đến giờ này thì thức ăn cũng lạnh ngắt rồi.

Miệng cảm thấy nhạt nhẽo, bụng cũng đã bắt đầu kêu gào, tôi chợt thèm một món ăn.

Là cá rô kho chuối- món ăn được tạo ra từ bàn tay của bố tôi.

Vị béo ngậy của thịt cá lại thêm cái bùi bùi của chuối xanh. Chỉ có vậy thôi mà tốn cơm ghê gớm lắm! Bằng một cách nào đó mà một đứa kén ăn, tiêu chuẩn chỉ ăn một bát cơm của tôi luôn bị món ăn ấy khuất phục. Lần nào nồi cơm nhà tôi cũng bị cạo sạch đáy mỗi khi bố tôi trổ tài nấu món đó!

Tôi chợt nhận ra quả thật có quá nhiều thứ để kể về người đàn ông duy nhất trong gia đình chúng tôi.

Chắc có lẽ chẳng có gì có thể chê ở người đàn ông ấy!

Bố tôi tránh xa mọi tệ nạn xã hội, yêu vợ thương con. Trên thì sửa được điện, dưới thì sắn tay vào bếp. Bố tôi hiền lành chăm chỉ lại trách nhiệm.

Cả đời này bố tôi không phụ người bên ngoài, không phụ gia đình. Có lẽ người duy nhất ông phụ chính là bản thân…

Ngọn gió từ bên ngoài thổi tắt nến. Lần này châm lửa, nước mắt tôi bất giác đã giàn giụa.

Bố tôi vừa mất ba tháng trước. Ông đổ gục kéo theo cả gia đình nhỏ của tôi sụp xuống.

Tôi chưa từng tưởng tượng đến viễn cảnh khủng khiếp ấy. Thế mà nó lại thật sự xảy ra!

Bố tôi đi nhanh quá, nhanh đến mức chúng tôi đến bây giờ còn chưa kịp thích ứng.

Bệnh tình bố tôi không có dấu hiệu mà trở nặng và ông mất chỉ sau đó nửa tháng. Tôi thậm chí còn có chút hoài nghi, bởi lẽ mới trước đó vài ngày, ông còn vui vẻ mà xuống ao bắt cá lên kho chuối cho chúng tôi ăn. Nỗi đau ập đến quá nhanh!

Trí nhớ có phần mơ hồ, chỉ còn lại cái cảm giác tuyến lệ đau rát, đến mức tôi không thể khóc thêm được nữa. Cả cơ thể như chết nặng.

Sau tang sự, tôi lại trở về với cuộc sống bình thường. Tôi làm thật nhiều việc, nói chuyện với nhiều người, hoạt động thật nhiều. Có những lúc tôi nghĩ rằng mình đã vượt qua nhưng mỗi khi đêm về, sự trống trải lại càn quét trái tim. Cái đầu ngừng nghĩ thì kí ức lại tràn về. Một nỗi đau đớn khó tả lại “bòn rút” tâm trí. Có lẽ không phải những xúc động tức thời mà những khoảng lặng mới là thứ khiến chúng ta đau khổ!

Thứ tôi có thể làm có lẽ chỉ là lau đi nước mắt, chờ đợi thời gian chữa lành vết thương.

Cây nến vẫn còn sáng, ánh sáng ấy thật ấm áp,...
 
Từ khóa
dạ tinh gia đình ngọn nến thế kỉ
459
3
7

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
"Trong lúc suy nghĩ vẩn vơ, ánh sáng từ cây nến cũng yếu dần. Nó đã dần cạn sáp bởi lần dùng trước, bị bao mòn gần như chẳng còn gì. Nhưng phải đến khi cây nến vụt tắt, tôi mới kịp nhận ra điều đó." Theo Triều Anh thì đoạn này là tuyệt bút. Hình ảnh ngọn nến cạn sáp như ngọn đèn cạn dầu. Mà đèn cạn dầu trong văn học, văn hoá Việt là gì thì bạn đã biết rồi đấy. Vì vậy hình ảnh ngọn nến trong đoạn này, Triều Anh chắc chắn là hình ảnh của bố...Và nếu tinh ý, chúng ta còn thấy "tôi" như đang tự trách mình. Vì vậy, nỗi đau của tôi còn là sư dằn vặt vì không phát hiện ra bệnh tình của bố sớm hơn.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Lần thứ 3 thắp nến, "tôi" đã khóc. Người đọc biết được cảnh ngộ của "tôi". Xâu chuỗi những lần nói về bố ở lần thắp đèn 1,2, người đọc nhận thấy tình yêu thương vô bờ bến của bố dành cho gia đình và thấy được tình cảm của "tôi" dành cho bố cũng không kém. Chính vì thế mà nỗi đau khi mất bố của "tôi" như vết thương không thể chữa lành. Và người đọc có thể sờ thấy nỗi đau ấy dày lên theo từng lần thắp nến...
 

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Lần thứ hai đốt nến, từ mùi thơm của mâm cơm nhà hàng xóm,"tôi" lại nhớ bố qua món ăn độc nhất vô nhị của bố. "tôi" phát hiện mình có quá nhiều thứ để kể về bố. (Chi tiết này thì người đọc đã khá chắc chắn một biến cố nào đó đã xảy ra.)
 
Sửa lần cuối:

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Lần thứ nhất đốt nến, ngọn lửa của nến thật mạnh mẽ, nó không những đấu tranh với bóng tối mà còn đem lại hơi ấm. Bất giác "tôi" theo thói quen tìm một bóng hình thân quen.
Đó chính là bố. Bố trong hồi ức của "tôi" sửa đèn, kể chuyện mỗi khi nhà không có điện,...thế nhưng những câu chuyện bố kể ngày càng bị "tôi" quên dần ( Có lẽ người đọc cũng suy đoán được vì sao như thế. Đây là chi tiết rất đắt)
 

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Một tác phẩm làm hao tốn nhiều cảm xúc và nước mắt của người đọc, nhất là những người có cùng nỗi đau mất mát. Dạ Tinh thật khéo léo khi dùng hình tượng ngọn nến để dẫn dắt người đọc tham gia vào câu chuyện của mình. Mỗi lần thắp nến là mỗi lần nội tâm của "tôi" được soi rõ.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
804
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,336,147
Một tác phẩm làm hao tốn nhiều cảm xúc và nước mắt của người đọc, nhất là những người có cùng nỗi đau mất mát. Dạ Tinh thật khéo léo khi dùng hình tượng ngọn nến để dẫn dắt người đọc tham gia vào câu chuyện của mình. Mỗi lần thắp nến là mỗi lần nội tâm của "tôi" được soi rõ.
Triều AnhChị Triều Anh nhận xét sâu sắc lắm ạ
 
  • Love
Reactions: Triều Anh

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top