Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền, ngắn gọn

Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền, ngắn gọn

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
"Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng “Những người khốn khổ" của nhà thơ, nhà tiểu thuyết người Pháp V. Huy-gô. Cùng VHT tham khảo bài soạn ngắn gọn về xuất xứ, tóm tắt đoạn trích, bố cục, nhân vật, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản sau đây.

nhung-nguoi-khon-kho.png

Ảnh sưu tầm


1. Xuất xứ:

Người cầm quyền khôi phục uy quyền” được trích trong tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng “Những người khốn khổ”.

2. Tóm tắt đoạn trích:

- Gia- ve đến bắt Giăng- Van- giăng.
- Phăng- tin đang ốm nặng chứng kiến cảnh người bảo trợ của mình bị bắt sự hãi đến chết.
Giăng- Van- giăng vốn là thị trưởng thì giờ đây lại là tù khổ sai. Gia- ve trước đây vốn dưới quyền Giăng Van- giăng giờ đây ra oai hách dịch.

3. Bố cục: 2 phần

- Phần đầu: từ câu “Từ ngày ông Ma-đơ-len (Madeleine) gỡ cho Phăng-tin thoát khỏi bàn tay Gia-ve, chị không gặp lại hắn lần nào nữa” đến câu “Phăng-tin đã tắt thở”.
→ nghe những lời lẽ của Gia-ve nói về “ông thị trưởng Ma-đơ-len” đồng thời chứng kiến hành động đầy quyền uy của hắn, Phăng-tin hoảng sợ, ngã đập đầu vào thành giường và tắt thở.
- Phần còn lại: Giăng Van-giăng thể hiện thái độ quyết liệt khiến Gia-ve phải sợ hãi, nhờ đó, ông ngồi xuống thì thầm bên tai Phăng-tin những lời cuối cùng và sửa soạn cho người đã chết.

=> Hai phần có quan hệ nhân quả. Chính thái độ, lời lẽ và hành động của Gia-ve đã gây ra cái chết của Phăng-tin, đúng như Giăng Van-giăng khẳng định: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”. Và cũng chính sự hung hăng, sắt đá của Gia-ve (quyết bắt Giăng Van-giăng) đã buộc ông phải giật một thanh sắt từ cái giường, lăm lăm trong tay, ngăn sự quấy rầy của Gia-ve để thực hiện bổn phận lương tâm đối với Phăng-tin.​

4. Nhân vật Gia- ve

- Nói những lời cộc lốc, thô bỉ.
- Lời nói chưa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
- Cặp mắt nhìn như cái móc sắt.
- Cái cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
→ Phóng đại giúp ta nhìn thấu tỏ nét điển hình của tên ác thú.

5. Nhân vật Giăng-Van-giăng

- Nhẹ nhàng điềm tĩnh, khi thì hạ giọng.
- Là một vị cứu tinh trong mắt Phăng-tin.
=> Nhân vật mang vẻ đẹp lãng mạn và lí tưởng, biểu trưng cho sức mạnh tình thương và công lí.

6. Nghệ thuật

- Ngôi kể: lời của người kể chuyện ngôi thứ ba – kiểu người kể chuyện có tính chất toàn tri.
Trong đoạn trích, quyền năng có giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba, biểu hiện rõ nhất là đoạn miêu tả những lời thì thầm của Giăng Van-giăng bên tai Phăng-tin (“Ông nói gì? Con người khốn khổ ấy có thể nói gì với người đã chết?... Kẻ chết có nghe thấy không?”). Hoàn toàn có khả năng tồn tại một cách xử lí nghệ thuật khác: người kể chuyện ngôi thứ ba “nghe” hết và nói lại tường tận cho người đọc biết những lời của Giăng Van-giăng. Nhưng ở đây, Vích-to Huy-gô đã không “cấp” cho người kể chuyện cái quyền năng đặc biệt ấy. Như vậy, trong truyện, quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba được thể hiện đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của tác giả.
- Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn.
- Kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại, ẩn dụ, miêu tả trực tiếp, gián tiếp, trữ tình ngoại đề .
- Xây dựng nhân vật: đối lập, tương phản.

7. Ý nghĩa văn bản

Tô đậm, ca ngợi con người phi thường với trái tim tràn ngập yêu thương.​

Xem thêm
Các bài soạn Ngữ văn 10 tại đây.
 
Từ khóa
bố cục người cầm quyền khôi phục uy quyền người cầm quyền khôi phục uy quyền xuất xứ người cầm quyền khôi phục uy quyền ý nghĩa văn bản người cầm quyền khôi phục uy quyền
  • Like
Reactions: QuangNhat
509
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top