Soạn văn Người kể chuyện và cảm hứng chủ đạo - Tri thức Ngữ văn bài 7, SGK trang 37, Kết nối tri thức 10

Soạn văn Người kể chuyện và cảm hứng chủ đạo - Tri thức Ngữ văn bài 7, SGK trang 37, Kết nối tri thức 10

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Nhằm giúp học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện: người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, VHT giới thiệu đến học sinh Tri thức Ngữ văn bài 7 sách kết nối tri thức 10. Qua bài học này, học sinh được trang bị nhiều kĩ năng đọc thể loại truyện, tiểu thuyết.
nguoi-ke-chuyen-quoc-bao-1.jpg

Ảnh: Sưu tầm

1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc dùng một hình thức tự xưng tương đương. Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động của cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”. Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể hạn tri (không biết hết mọi việc), trừ trường hợp là tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết” của mình”.

- Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, không tham gia vào các sự việc, chỉ được nhận biết qua lời kể. Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy có khả năng trở thành người kể chuyện toàn trị (biết hết mọi chuyện), song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn tri hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm.

- Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật.
Lời của người kể chuyện phân biệt với lời của nhân vật, thuật ngữ chỉ lời nói gắn với ý thức và các thể hiện hiện của nhân vật bằng hình thức lời nói trực tiếp hay gián tiếp.

- Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học.

2. Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học
Cảm hứng chủ đạo là tình cảm, thái độ được thể hiện xuyên suốt tác phẩm đối với những vấn đề cuộc sống được nêu ra. Cảm hứng chủ đạo chi phối hình thức thể hiên, toát lên toàn bộ tác phẩm và có khả năng tác động mạnh vào cảm xúc của người tiếp nhận.​
.........................................................
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 tại đây.
 
Từ khóa
cảm hứng chủ đạo lời người kể chuyện là gì lời nhân vật là gì ngôi kể thứ ba ngôi kể thứ nhất người kể chuyện người kể chuyện hạn tri người kể chuyện toàn tri quyền năng của người kể chuyện
631
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top