Soạn văn Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Soạn văn Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
"Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ" là văn bản nghị luận được chính tay Tổng giám đốc UNESCO giai đoạn 1974 - 1987 viết. Bài viết được thực hiện theo đề nghị của Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam nhân ngày Nguyễn Trãi được vinh danh Danh nhân văn hoá thế giới. Để hiểu hơn về Nguyễn Trãi - nhà thơ, nhà ngoại giao, nhà hiền triết, VHT mời các em học sinh tham khảo bài soạn ngắn gọn ngưng đầy đủ sau đây:

nguyen-trai-nha-ngoai-giao-nha-hien-triet-nha-tho-143381.jpg

Ảnh sưu tầm


1. Chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả

- Chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả thể hiện tập trung ở câu văn:
"Có nên phân biệt tách bạch ở ông nhà ngoại giao, nhà hiền triết và nhà thơ không?".
- Quan điểm của tác giả:
Nguyễn Trãi là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ không thể tách rời. Cả ba cùng hỗ trợ lẫn nhau để thể hiện trọn vẹn và sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước thương dân của ông.

2. Mạch lập luận của văn bản

- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi và khẳng định giá trị tư tưởng của ông.
- Khẳng định Nguyễn Trãi là nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ qua việc phân tích cuộc đời và sự nghiệp của ông.
+ Tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
+ Giá trị những tác phẩm của Nguyễn Trãi như: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí.
+ Thế giới ẩn dật trong Quốc âm thi tập và cuộc sống cuối đời của Nguyễn Trãi.

3. Những yếu tố biểu cảm của văn bản.

Những yếu tố biêu cảm của văn bản được thể hiện trong câu:
"Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những người yêu công lí và nhân đạo trên đời này."

4. Ý nghĩa của văn bản

Bài viết ca ngợi và tôn vinh Nguyễn Trãi với tư cách là một đại biểu ưu tú của dân tộc Việt Nam, cũng đồng thời là “một thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người”. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi cho thấy ông vừa là nhà ngoại giao, nhà hiền triết, vừa là nhà thơ luôn dành trọn tình yêu cho đất nước, nhân dân.

5. Các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi.

Một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi:
- Tiếng nói “của một nhà yêu nước vĩ đại, da diết trong lòng Tổ quốc mình”.
- Thành viên kiệt xuất của cộng đồng loài người.
- Bộ óc sớm uyên thâm.
- “Quân trung từ mệnh tập” biểu thị sáng chói cơ sở tư tưởng của Nguyễn Trãi.
+ Ở Việt Nam người ta thường xem Bình ngô đại cáo là kiệt tác của Nguyễn Trãi. Đây là tác phẩm sử thi lớn, trong đó ngày nay người Việt Nam vẫn còn tìm thấy một cách xúc động một trong những ngọn nguồn tươi mát nhất của cá tính dân tộc.
+ Sáu trăm năm sau nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh trong lòng tất cả mọi người yêu công lí và nhân đạo trên đời này.

Xem thêm
Các bài soạn Ngữ văn 10 tại đây.
........................................
Chúc các em học tốt!
 
Từ khóa
nguyễn trãi nhà ngoại giao nhà hiền triết nhà thơ soạn bài nguyễn trãi nhà ngoại giao soạn bài nhà hiền triết nguyễn trãi đọc mở rộng nhà hiền triết nguyễn trãi
658
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top