Baivanhay Nguyễn Văn Long - Bình giảng Đất nước

Baivanhay Nguyễn Văn Long - Bình giảng Đất nước

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
1. Trong đoạn thơ trữ tình - chính luận này, Nguyễn Khoa Điềm trình bày những cảm xúc và suy tưởng về đất nước dưới dạng một lời trò chuyện tâm tình, mạch cảm hứng và liên tưởng có vẻ tự do, phóng túng như một thứ tuỳ bút thơ. Nhưng thực ra, vẫn có một hộ thống lập luận khá chặt chẽ, tập trung thể hiện đất nước trên các bình diện chủ yếu sau đây : trong chiều dài thời gian lịch sử (quá khứ - hiện tại - tương lai) ; trong chiều rộng không gian - địa lí; trong bề dày của văn hoá - phong tục, lối sống, tâm hồn và tính cách dân tộc. Ba phương diện này được thể hiện trong sự gắn bó, thống nhất. Nhưng ở bất cứ phương diên nào thì tư tưởng cốt lõi cũng là quan niệm "Đất Nước của Nhân dân". Tư tưởng này cũng chính là "hệ quy chiếu" mọi xúc cảm, suy tưởng và nhờ đó mà tác giả đã có những phát hiện mới mẻ, đặc sắc. Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần làm sâu sắc thêm cho ý niệm về đất nước của thơ ca thời kì chống đế quốc Mĩ.

2. Đoạn trích Đất Nước không mở đầu một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.


Đất nước là những gì có thể bắt gập ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người: câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu của hà, hạt gạo ta ăn, ngôi nhà ta ở. Để nói về lịch sử trường tồn của đất nước, nhà thơ đã không bắt đầu bằng việc đưa ra các sử liệu, mà bằng những gì rất gần gũi, quen thuộc trong đời sống của nhân dân, được gợi ra từ những chất liệu của văn hoá dân gian, của ca dao, tục ngữ. Những câu thơ mở đầu gợi nhớ đến những truyền thuyết và truyện cổ tích vào loại xa xưa nhất của dân tộc (truyện Trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng), nén văn minh lúa nước đã hình thành từ thời Âu Lạc xa xưa và những tập tục lâu đời ("Tóc mẹ thì bới sau đầu"). Đó chính là sự cảm nhận về chiều sâu lịch sử của đất nước thể hiện ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân.

Tiếp đó là cảm nhận về đất nước trong sự thống nhất của các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian. Ý niệm về đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố hợp thành là đất và nước với những liên tưởng gợi ra từ đó.

Chúng ta biết là ở nhiều ngôn ngữ, từ đất nước thường được cấu thành từ những từ gốc là nơi sinh; quê hương, quê cha. Ở đây, lối "chiết tự" này có thể gợi ra cho thấy một cách quan niệm mang những đặc điểm riêng của dân tộc về khái niệm đất nước, mà tư duy thơ có thể tách ra, nhấn mạnh.

Đất nước trường tồn trong không gian và thời gian "Thời gian đằng đẵng - Không gian mênh mông". Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ (con Rồng cháu Tiên), truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ, đó là chiều dài lịch sử của đất nước, về không gian địa lí, đất nước là núi sông, rừng và bể "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc", "con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đất nước còn là cái không gian sinh tồn gần gũi với cuộc sống của mỗi người:

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn...
Và tựu trung, đất nước trường tồn là ở con người, truyển qua các thế hệ:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau.


Trên chiẻu rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử, đất nước được thể hiện tập trung trong các bình diện văn hoá - phong tục, truyền thống tinh thần của dân tộc, trong đời sống hằng ngày và trong những biến cố lịch sử, trong đời sống mỗi cá nhân và trong cuộc sống cả cộng đồng. Đây chính là cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp nhiểu chiều của nhà thơ về đất nước.

Mạch thơ dẫn đến những suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi con người với đất nước, đây là cái đích, đồng thời cũng là điểm hội tụ những cảm nhận về đất nước trong phần một của đoạn thơ:

Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm […]
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...


Lời nhắc nhủ thế hệ trẻ vể trách nhiệm với đất nước, không mang giọng "giáo huấn", mà như một lời tâm sự, tự nhủ chân thành từ đáy lòng mình.

3. Tư tưởng cơ bản trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước là quan niệm "Đất Nước của Nhân dân". Thực ra, tư tưởng này đã thấm nhuần ở ngay phần đầu, nhưng được khơi sâu, phát triển thêm nhiều bình diện và làm nổi bật lên trong phần 2 của đoạn trích.

Trở lại với bình diện không gian - địa lí, nhà thơ góp một cách phát hiện mới và độc đáo về những thắng cảnh thiên nhiên của đất nước (đoạn từ "Những người vợ nhớ chồng" đến "Những cuộc đời đã hoá núi sông ta"). Những cảnh quan kì thú của non sông gấm vóc (đá Vọng Phu, núi Con Cóc, Con Gà ở Vịnh Hạ Long, hòn Trống Mái, núi Bút non Nghiên, v.v) không chỉ là tặng vật của tạo hoá, thiên nhiên, mà đã gắn liền với cuộc sống con người ; nó chỉ trở thành thắng cảnh qua sự cảm nhận của tâm hồn dân tộc, nên đã gắn liền với lịch sử dân tộc. (Trong kho tàng văn học dân gian, có rất nhiều truyộn cổ tích và câu ca dao gắn liền với những thắng cảnh thiên nhiên). Nếu không có những người vợ mòn mỏi trông đợi chồng qua những cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không thể có sự tích vể những đá Vọng Phu ở nhiều nơi trên đất nước ta ; nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì cũng không thể có cách cảm nhận độc đáo về vẻ hùng vĩ của vùng đồi núi Phong Châu ("Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương"). Điều đặc sắc là ở đây, cái nhìn của nhà thơ thấm sâu ý thức vể Nhân dân, về những con người bình thường đã góp phần mình làm nên đất nước (người vợ nhớ chồng, cặp vợ chồng yêu nhau, người học trò nghèo). Và cũng không chỉ ở những thắng cảnh mà ở khắp mọi nơi đểu có sự góp phần tạo dựng của những người dân bình thường:
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm.

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha.
Và tác giả dẫn tới một khái quát sâu sắc :
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...


Khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của đất nước, nhà thơ không điểm lại các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà trước hết nhắc đến vô vàn những lớp người vô danh bình dị:

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.


Những con người vô danh và bình dị đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hoá, văn minh tinh thần và vật chất của dân tộc: từ hạt lúa, ngọn lứa đến tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, cho đến cả tên làng,... Họ cũng là những người khi:

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.


Mạch suy tưởng của tác giả dẫn đến tư tưởng trung tâm của đoạn thơ, cũng là hội tụ mọi xúc cảm của nhà thơ: "Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân". Và một cách tự nhiên, nhà thơ lại trở vẽ với cội nguổn phong phú, đẹp đẽ là văn hoá dân gian. Câu thơ với hai vế song song, đồng đẳng : "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại", là một cách định nghĩa về đất nước, thật giản dị mà độc đáo. Bởi vẻ đẹp tâm hồn, truyền thống tinh thần của nhân dân, hơn ở đâu hết, có thể tìm thấy ở văn hoá dân gian, mà tiêu biểu là ở trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích, thần thoại,... Tác giả chọn ba câu trong kho tàng phong phú của ca dao Việt Nam để nói về những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, tâm hồn dân tộc Việt Nam : thật say đắm thiết tha trong tình yêu "Yêu em từ thuở trong nôi" ; quý trọng tình nghĩa "Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội" ; nhưng cũng thật quyết liệt với kẻ thù "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu". Còn vẻ đẹp thơ mộng của núi sông đất nước thì như được kết đọng trong những câu dân ca, nhất là dân ca trên sông nước, hay cũng có thể nói chính tâm hồn giàu chất thơ của dân tộc ta đã hoà nhập, soi bóng cùng vẻ dẹp của núi sông rất nên thơ:

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyên vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.


Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" thực ra đã hình thành từ trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài của dận tộc ta. Nhưng chỉ đến thời kì hiện đại, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ, tư tưởng ấy mới được nhận thức sâu sắc hơn do quan niêm duy vật về lịch sử, do vai trò to lớn, những hi sinh và đóng góp vô tận của nhân dân trong hai cuộc chiến tranh lâu dài và cực kì ác liệt. Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, nhất là trong thời kì chống đế quốc Mỹ bởi mang tính dân chủ sâu sắc, đã được sáng tạo dưới ánh sáng của tư tưởng nhân dân và cảm hứng về đất nước.

Cũng trong chiều hướng tư tưởng chung của thời đại mình, các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước đã có những phát hiên làm sâu sắc thêm tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân", thông qua sự trải nghiệm của chính mình, cùng chia sẻ những gian lao, hi sinh của nhân dân, và được sự chở che, đùm bọc của nhân dân. Các bài thơ của Nguyễn Duy (Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm), của Phạm Tiến Duật (Lửa đèn), những trường ca của Thanh Thảo (Những người đi tới biển), Hữu Thỉnh (Đường tới thành phố),... đều tập trung thể hiện hình ảnh nhân dân.

Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm góp thêm một thành công trong dòng thơ vể đất nước của thơ ca chống Mĩ cứu nước, làm sâu sắc thêm tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" của thời đại ấy.

Đất Nước là đoạn thơ trữ tình - chính luận, cũng như toàn bộ trường ca Mặt đường khát vọng. Đoạn thơ kết hợp được cảm xúc và suy nghĩ, chính luận và trữ tình. Tuy có lúc còn dàn trải, trùng lặp, thiếu cô đọng hoặc chính luận có khi còn lấn át cảm xúc, nhưng những nét đặc sắc thành công của đoạn thơ này là rất rõ, không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn cả ở những sáng tạo trong nghệ thuật thơ, trong việc sử dụng thi liệu, sáng tạo hình ảnh. Tác giả đã sử dụng rộng rãi và sáng tạo các chất liệu của văn hoá dân gian - từ ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích đến phong tục và sinh hoạt hằng ngày. Điều đó tạo cho đoạn trích Đất Nước một không gian nghệ thuật riêng, mở ra một thế giới nghệ thuật hết sức quen thuộc, gần gũi mà mĩ lộ, bay bổng của văn hoá dân gian, kết tinh tâm hồn, trí tuệ nhân dân. Việc vận dụng văn hoá dân gian ở đây không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật, mà là sự thấm sâu quan niệm "Đất Nước của Nhân dân" vào trong tư duy nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo của nhà thơ.

Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
(Nguyễn Văn Long, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12)
 
Từ khóa
bình giảng thơ nguyễn khoa điềm thơ trữ tình chính luận đất nước đất nước của nhân dân
  • Like
Reactions: baivanhay
1K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top