Nhà thơ Bùi Giáng

Nhà thơ Bùi Giáng

Sen Biển
Sen Biển
  • Cộng tác viên 36
Nhắc đến Bùi Giáng là người nhắc đến một nhà thơ với những bài thơ rong chơi, lãng mạn, nhẹ nhàng, hóm hỉnh... đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng những người yêu thơ Việt Nam. Hãy cùng văn học trẻ đi tìm hiểu về ông nhé!

Tiểu sử


Ngày 17 tháng 12 năm 1926, gia đình ông Bùi Thuyên và bà vợ thứ hai của ông là Huỳnh Thị Kiền ở làng Thanh Châu xã Vĩnh Trinh huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam đón người con trai thứ 5 trong gia đình chào đời( cũng là đứa con đầu lòng của bà Kiền). Cậu bé được đặt tên là Bùi Giáng( theo thứ tự trong nhà cậu được gọi là Sáu Giáng)



Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cậu bé Bùi Giáng đến tuổi đi học. Năm 1933 cậu học ở trường làng Thanh Châu. Đến năm 1935 cậu được gia đình gửi đến theo học thầy Lê Trí Viễn tại Điện Bàn ( Quảng Nam). Bốn năm sau( 1939), Bùi Giáng khăn gói ra Huế theo học tư tại trường trung học Thuận Hóa. Trong số những người thầy dạy Bùi Giáng có những người rất nổi tiếng như: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh.

Tháng 3 năm 1945 Ông kịp đậu lấy bằng Thành Chung sau ngày Nhật đảo chính Pháp.



Chàng thanh niên Bùi Giáng bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng vào năm 1949 với vai trò một bộ đội công binh.



Dù hoạt động Cách Mạng Bùi Giáng vẫn thi đỗ tú tài đặc biệt vào năm 1950 và được cử ra Hà Tĩnh tiếp tục đi học.



Năm 1952 ông ra Huế và thi tú tài 2 ban văn và vào Sài Gòn theo học đại học văn khoa nhưng với bản tính ngông nghênh sau khi nhìn danh sách thầy dạy của mình thì Bùi Giáng bỏ học để làm công tác khảo cứu và dạy học trong các trường tư thục( theo T. Khuê từ điển văn học bộ mới trang 162).



Một biến cố bất ngờ xảy đến với Bùi Giáng vào năm 1965. Đó là việc căn nhà ông bị cháy thiêu rụi rất nhiều bản thảo quan trọng của ông.



Từ năm 1969 ông bắt đầu điên rực rỡ và lang thang du hành lục tỉnh, trong đó có Châu Đốc An Giang.

Trong suốt quãng đời cầm bút của mình Bùi Giáng đã sử dụng rất nhiều bút danh. Có thể kể đến: Trung Niên Thi Sĩ, Thi Sĩ, Bùi Bàn Dúi, Vân Mồng...



Ông trở lại Sài Gòn và sống ở đó cho đến lúc mất( từ năm 1971-1998), sau một cơn tai biến mạch máu não. Dẫu sao thì Bùi Giáng cũng đã có những năm tháng lẫy lừng chết đi sống lại vẻ vang. Thi hài Bùi Giáng được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa( quận Thủ Đức).

Tác phẩm

Phải nói rằng Bùi Giáng là tác giả có số lượng đầu sách xuất bản lớn kỷ lục của Miền Nam Việt Nam trước 1975.



Trước 1975 có:

Thơ
:

  • Mưa nguồn (1962), 140 bài thơ
  • Lá hoa cồn (1963), 46 bài thơ
  • Màu hoa trên ngàn (1963)
  • Ngàn thu rớt hột (1963)
  • Bài ca quần đảo (1963), 33 bài thơ
  • Sa mạc trường ca (1963)
  • Sa mạc phát tiết (1969)
  • Mưa nguồn hòa âm (1973), 40 bài thơ
Nhận định

  • Nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan (1957)
  • Nhận xét về Lục Vân Tiên (1957)
  • Nhận xét về Chinh phụ ngâm và Quan Âm Thị Kính.
  • Nhận xét về truyện Kiều và truyện Phan Trần (1957)
Giảng luận

  • Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
  • Giảng luận về Chu Mạnh Trinh
  • Giảng luận về Tôn Thọ Tường
  • Giảng luận về Phan Văn Trị
Tất cả đều được xuất bản năm 1957 – 1959.

Triết học

  • Tư tưởng hiện đại (1962)
  • Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại I và II (1963)
  • Sao gọi là không có triết học Heidgger? (1963)
  • Dialoque (viết chung, 1965)
Tạp văn


Các sách xuất bản năm 1969, có:.

  • Đi vào cõi thơ
  • Thi ca tư tưởng
  • Sa mạc phát tiết
  • Sương bình nguyên
  • Trăng châu thổ
  • Mùa xuân trong thi ca.
  • Thúy Vân
Các sách xuất bản năm 1970, có:

  • Biển Đông xe cát
  • Mùa thu trong thi ca.
Các sách xuất bản năm 1971, có:

  • Ngày tháng ngao du
  • Đường đi trong rừng
  • Lời cố quận
  • Lễ hội tháng Ba
  • Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng…
Sách dịch

Các sách xuất bản năm 1966, có:

  • Trăng Tỳ hải
  • Cõi người ta
  • Khung cửa hẹp
  • Hoa ngõ hạnh
  • Othello
Các sách xuất bản năm 1967, có:

  • Bạo chúa Caligula
  • Ngộ nhận
  • Kim kiếm điêu linh
Các sách xuất bản năm 1968, có:

  • Con đường phản kháng
  • Mùa hè sa mạc
  • Kẻ vô luân
Các sách xuất bản năm 1969, có:

  • Nhà sư vướng luỵ
  • Ophélia Hamlet
  • Hòa âm điền dã
Các sách xuất bản năm 1973 và 1974, có:

Âm nhạc

Mùa thu chết ( Phạm Duy ) năm 1965

Sau năm 1975 có

Thơ


  • Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
  • Thơ Bùi Giáng (1994)
  • Rong rêu (1995), 18 bài thơ
  • Bèo mây bờ bến (1996), 12 bài thơ
  • Đêm ngắm trăng (1997), 108 bài thơ
  • Như sương (1998), 73 bài thơ
  • Mười hai con mắt (2001), 38 bài thơ
  • Thơ vô tận vui (2005)
  • Mùa màng tháng tư (2007)
Âm nhạc

Con mắt còn lại( 1992 nhạc sỹ Trịnh Công Sơn)



Mối tình với Kim Cương

Bùi Giáng yêu Kim Cương khi bà 19 tuổi nhưng bị bà cự tuyệt vì cho rằng ông bất bình thường. Ấy thế mà ông giữ tình cảm với Kim Cương đến tận cuối đời. Cả đời ông chỉ nhớ duy nhất một số điện thoại của Kim Cương mà thôi.


5110
Bùi Giáng


Đánh Giá

Gọi Bùi Giáng là "người thơ" tôi muốn xác tín hai điều: Bản chất thuần Việt của thi ca, tác phẩm ông và tính cách dân dã, bụi bặm, "bùi bàng giúi", "búi bàng giùi", "vân mồng", "đười ươi thi sĩ" (1) gần gũi với quần chúng của ông. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại chưa từng sản sinh ra một trường hợp nào lạ lùng và độc đáo như vậy. (Nguyễn Hữu Hồng Minh)

- Có rất nhiều những nhà trí thức triết gia, giáo sư và những nhà thơ, văn Việt Nam viết rất nhiều cõi văn chương tuyệt tác của thi sĩ Bùi Giáng, đều những khám phá, tán dương, ca ngợi một cách chân tình, trung thực. Trong thời gian gần đây có nhiều bằng hữu, đa số họ không ở trong giới sinh hoạt văn học nghệ thuật, vì yêu mến con người siêu lãng tử Bùi Giáng, lẫn thiên tài độc đáo của thi sĩ Bùi Giáng nên đã kể lại những giai thoại buồn vui đầy châm biếm, khí khái, rất tỉnh táo... của nhà thơ mà đa số quần chúng miền Nam một thời yêu mến. (Thái Tú Hạp)

- Bùi Giáng, không chỉ là nhà thơ, mà đi xa hơn, ông chính là hiện thân của một "đạo thơ", một "thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gây cấn"...

- Sự nghiệp của Bùi Giáng tỏa rộng qua nhiều lĩnh vực, từ thơ, nghiên cứu phê bình, bình giảng, làm báo và dịch thuật. Nhưng có thể khẳng định thơ đã "can thiệp", xuyên suốt và xuyên thấu qua hết mọi địa hạt của ông. Nói cách khác, cái lõi của vấn đề Bùi Giáng là "lõi thơ". Không những Bùi Giáng dịch hay như làm thơ (tiêu biểu là các cuốn Ngộ nhận, Hòa âm của điền dã, Hoàng tử bé)... mà ông viết nghiên cứu cũng dào dạt mê cuồng như làm thơ (Tư tưởng hiện đại)... Ông lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ".

- ...ở thơ Bùi Giáng cũng là thái độ về lẽ biến hóa, vô thường đó. Ông là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của tinh thần phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của phương Tây nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về ngôn ngữ, lật nhào cả những hệ thống quan điểm thơ mà gần như cả một đời ông xây dựng. (Nguyễn Hữu Hồng Minh)
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bùi giáng nhà thơ điên
  • Like
Reactions: baivanhay
1K
1
1

baivanhay

Moderator
Thành viên BQT
19/8/19
131
63
62,937
Xu
1,357
Nhắc đến Bùi Giáng là người nhắc đến một nhà thơ với những bài thơ rong chơi, lãng mạn, nhẹ nhàng, hóm hỉnh... đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng những người yêu thơ Việt Nam. Hãy cùng văn học trẻ đi tìm hiểu về ông nhé!

Tiểu sử


Ngày 17 tháng 12 năm 1926, gia đình ông Bùi Thuyên và bà vợ thứ hai của ông là Huỳnh Thị Kiền ở làng Thanh Châu xã Vĩnh Trinh huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam đón người con trai thứ 5 trong gia đình chào đời( cũng là đứa con đầu lòng của bà Kiền). Cậu bé được đặt tên là Bùi Giáng( theo thứ tự trong nhà cậu được gọi là Sáu Giáng)



Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cậu bé Bùi Giáng đến tuổi đi học. Năm 1933 cậu học ở trường làng Thanh Châu. Đến năm 1935 cậu được gia đình gửi đến theo học thầy Lê Trí Viễn tại Điện Bàn ( Quảng Nam). Bốn năm sau( 1939), Bùi Giáng khăn gói ra Huế theo học tư tại trường trung học Thuận Hóa. Trong số những người thầy dạy Bùi Giáng có những người rất nổi tiếng như: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh.

Tháng 3 năm 1945 Ông kịp đậu lấy bằng Thành Chung sau ngày Nhật đảo chính Pháp.



Chàng thanh niên Bùi Giáng bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng vào năm 1949 với vai trò một bộ đội công binh.



Dù hoạt động Cách Mạng Bùi Giáng vẫn thi đỗ tú tài đặc biệt vào năm 1950 và được cử ra Hà Tĩnh tiếp tục đi học.



Năm 1952 ông ra Huế và thi tú tài 2 ban văn và vào Sài Gòn theo học đại học văn khoa nhưng với bản tính ngông nghênh sau khi nhìn danh sách thầy dạy của mình thì Bùi Giáng bỏ học để làm công tác khảo cứu và dạy học trong các trường tư thục( theo T. Khuê từ điển văn học bộ mới trang 162).



Một biến cố bất ngờ xảy đến với Bùi Giáng vào năm 1965. Đó là việc căn nhà ông bị cháy thiêu rụi rất nhiều bản thảo quan trọng của ông.



Từ năm 1969 ông bắt đầu điên rực rỡ và lang thang du hành lục tỉnh, trong đó có Châu Đốc An Giang.

Trong suốt quãng đời cầm bút của mình Bùi Giáng đã sử dụng rất nhiều bút danh. Có thể kể đến: Trung Niên Thi Sĩ, Thi Sĩ, Bùi Bàn Dúi, Vân Mồng...



Ông trở lại Sài Gòn và sống ở đó cho đến lúc mất( từ năm 1971-1998), sau một cơn tai biến mạch máu não. Dẫu sao thì Bùi Giáng cũng đã có những năm tháng lẫy lừng chết đi sống lại vẻ vang. Thi hài Bùi Giáng được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa( quận Thủ Đức).

Tác phẩm

Phải nói rằng Bùi Giáng là tác giả có số lượng đầu sách xuất bản lớn kỷ lục của Miền Nam Việt Nam trước 1975.



Trước 1975 có:

Thơ
:

  • Mưa nguồn (1962), 140 bài thơ
  • Lá hoa cồn (1963), 46 bài thơ
  • Màu hoa trên ngàn (1963)
  • Ngàn thu rớt hột (1963)
  • Bài ca quần đảo (1963), 33 bài thơ
  • Sa mạc trường ca (1963)
  • Sa mạc phát tiết (1969)
  • Mưa nguồn hòa âm (1973), 40 bài thơ
Nhận định

  • Nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan (1957)
  • Nhận xét về Lục Vân Tiên (1957)
  • Nhận xét về Chinh phụ ngâm và Quan Âm Thị Kính.
  • Nhận xét về truyện Kiều và truyện Phan Trần (1957)
Giảng luận

  • Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
  • Giảng luận về Chu Mạnh Trinh
  • Giảng luận về Tôn Thọ Tường
  • Giảng luận về Phan Văn Trị
Tất cả đều được xuất bản năm 1957 – 1959.

Triết học

  • Tư tưởng hiện đại (1962)
  • Martin Heidgger và tư tưởng hiện đại I và II (1963)
  • Sao gọi là không có triết học Heidgger? (1963)
  • Dialoque (viết chung, 1965)
Tạp văn


Các sách xuất bản năm 1969, có:.

  • Đi vào cõi thơ
  • Thi ca tư tưởng
  • Sa mạc phát tiết
  • Sương bình nguyên
  • Trăng châu thổ
  • Mùa xuân trong thi ca.
  • Thúy Vân
Các sách xuất bản năm 1970, có:

  • Biển Đông xe cát
  • Mùa thu trong thi ca.
Các sách xuất bản năm 1971, có:

  • Ngày tháng ngao du
  • Đường đi trong rừng
  • Lời cố quận
  • Lễ hội tháng Ba
  • Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng…
Sách dịch

Các sách xuất bản năm 1966, có:

  • Trăng Tỳ hải
  • Cõi người ta
  • Khung cửa hẹp
  • Hoa ngõ hạnh
  • Othello
Các sách xuất bản năm 1967, có:

  • Bạo chúa Caligula
  • Ngộ nhận
  • Kim kiếm điêu linh
Các sách xuất bản năm 1968, có:

  • Con đường phản kháng
  • Mùa hè sa mạc
  • Kẻ vô luân
Các sách xuất bản năm 1969, có:

  • Nhà sư vướng luỵ
  • Ophélia Hamlet
  • Hòa âm điền dã
Các sách xuất bản năm 1973 và 1974, có:

Âm nhạc

Mùa thu chết ( Phạm Duy ) năm 1965

Sau năm 1975 có

Thơ


  • Mùi Hương Xuân Sắc (1987)
  • Thơ Bùi Giáng (1994)
  • Rong rêu (1995), 18 bài thơ
  • Bèo mây bờ bến (1996), 12 bài thơ
  • Đêm ngắm trăng (1997), 108 bài thơ
  • Như sương (1998), 73 bài thơ
  • Mười hai con mắt (2001), 38 bài thơ
  • Thơ vô tận vui (2005)
  • Mùa màng tháng tư (2007)
Âm nhạc

Con mắt còn lại( 1992 nhạc sỹ Trịnh Công Sơn)



Mối tình với Kim Cương

Bùi Giáng yêu Kim Cương khi bà 19 tuổi nhưng bị bà cự tuyệt vì cho rằng ông bất bình thường. Ấy thế mà ông giữ tình cảm với Kim Cương đến tận cuối đời. Cả đời ông chỉ nhớ duy nhất một số điện thoại của Kim Cương mà thôi.


View attachment 5110View attachment 5110

Đánh Giá

Gọi Bùi Giáng là "người thơ" tôi muốn xác tín hai điều: Bản chất thuần Việt của thi ca, tác phẩm ông và tính cách dân dã, bụi bặm, "bùi bàng giúi", "búi bàng giùi", "vân mồng", "đười ươi thi sĩ" (1) gần gũi với quần chúng của ông. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại chưa từng sản sinh ra một trường hợp nào lạ lùng và độc đáo như vậy. (Nguyễn Hữu Hồng Minh)

- Có rất nhiều những nhà trí thức triết gia, giáo sư và những nhà thơ, văn Việt Nam viết rất nhiều cõi văn chương tuyệt tác của thi sĩ Bùi Giáng, đều những khám phá, tán dương, ca ngợi một cách chân tình, trung thực. Trong thời gian gần đây có nhiều bằng hữu, đa số họ không ở trong giới sinh hoạt văn học nghệ thuật, vì yêu mến con người siêu lãng tử Bùi Giáng, lẫn thiên tài độc đáo của thi sĩ Bùi Giáng nên đã kể lại những giai thoại buồn vui đầy châm biếm, khí khái, rất tỉnh táo... của nhà thơ mà đa số quần chúng miền Nam một thời yêu mến. (Thái Tú Hạp)

- Bùi Giáng, không chỉ là nhà thơ, mà đi xa hơn, ông chính là hiện thân của một "đạo thơ", một "thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gây cấn"...

- Sự nghiệp của Bùi Giáng tỏa rộng qua nhiều lĩnh vực, từ thơ, nghiên cứu phê bình, bình giảng, làm báo và dịch thuật. Nhưng có thể khẳng định thơ đã "can thiệp", xuyên suốt và xuyên thấu qua hết mọi địa hạt của ông. Nói cách khác, cái lõi của vấn đề Bùi Giáng là "lõi thơ". Không những Bùi Giáng dịch hay như làm thơ (tiêu biểu là các cuốn Ngộ nhận, Hòa âm của điền dã, Hoàng tử bé)... mà ông viết nghiên cứu cũng dào dạt mê cuồng như làm thơ (Tư tưởng hiện đại)... Ông lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ".

- ...ở thơ Bùi Giáng cũng là thái độ về lẽ biến hóa, vô thường đó. Ông là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của tinh thần phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của phương Tây nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về ngôn ngữ, lật nhào cả những hệ thống quan điểm thơ mà gần như cả một đời ông xây dựng. (Nguyễn Hữu Hồng Minh)
Vuhuong1987Đọc bài viết của chị, em lại biết thêm 1 tác giả trong làng văn học Việt Nam. Tác giả Bùi Giáng
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top