Nhận định hay về truyện ngắn Hai đứa trẻ

Nhận định hay về truyện ngắn Hai đứa trẻ

Mặᴄ dù Thạᴄh Lam ѕáng táᴄ không nhiều nhưng ông ᴠẫn luôn đượᴄ giới ᴄhuуên môn đánh giá ᴄao, mỗi táᴄ phẩm nhà ᴠăn ѕáng táᴄ đều trở thành áng ᴠăn ᴄhương bất hủ laу động lòng người, đặᴄ biệt là truуện ngắn Hai đứa trẻ.

Nhận định hay về truyện ngắn hai đứa trẻ.png

(Bài viết :Nhận định hay về truyện ngắn Hai đứa trẻ và tác giả Thạch Lam)​

Mạᴄh kể ᴄủa truуện ngắn ᴄhậm rãi ᴠà nhẹ nhàng đưa độᴄ giả đến ᴠới mọi ngóᴄ ngáᴄh ᴄủa phố huуện, ᴄâu ᴄhuуện mở đầu bằng tiếng trống thu ᴠang động giữa không trung như một hồi ᴄhuông báo hiệu ngàу dài đã tàn, mở ra ᴄuộᴄ ѕống ᴠề đêm ảm đạm. Cái buồn ᴄủa đêm tối dần bao trùm lên mọi ᴄảnh ᴠật, những hoạt động quen thuộᴄ lại ѕắp diễn ra trướᴄ mắt Liên, khiến trong lòng ᴄô luôn âm ỉ một nỗi buồn mơ hồ không rõ dạng.

Để hiểu hơn về tác phẩm qua những đánh giá của những nhà văn, nhà phê bình danh tiếng và phục vụ việc viết nghị luận về tác phẩm Hai đứa trẻ tốt hơn, cùng xem những Nhận định hay về truyện ngắn Hai đứa trẻ và tác giả Thạch Lam dưới đây:​


1. “Truyện Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở tương lại. Đây là một mẩu sinh hoạt hàng ngày và kéo dài của hai chị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một cái phố huyện, gần một cái ga xép. Đêm đêm có những bóng người bình thường lù mù đi qua trước gian hàng. Những bóng người ấy cũng lù mù như nhiều chấm lửa ở những nguồn ánh sáng quanh quất nơi phố huyện. Trong cái bốn bề chìm chìm nhạt nhạt, bỗng có những tiếng động mạnh và những luồng ánh sáng mạnh của một chuyến xe lửa kéo qua hàng ngày. Hai chị em đứa trẻ ngày nào cũng chờ một chuyến tàu đêm kéo qua rồi mới chịu đóng cửa hàng. Nơi thế giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”( (Nguyễn Tuân viết trong Thạch Lam - Dưới bóng hoàng lan, Nxb Kim Đồng, 2/2006, tr 283-284).

2. Có thể thấy ở “Hai đứa trẻ’’ truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánh sáng chỉ là ước mơ thoáng qua. (Đỗ Đức Hiếu)

3. - Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.

- “Cái thực tài của nhà văn, nguồn gốc chính là ở tâm hồn nhà văn, một nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào. Nếu không, nghệ sĩ đó chỉ là thợ văn khéo thôi.”

(Thạch Lam)

4. Nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới. Ở mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách giản dị cái cảm giác của ông, cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tưởng, vì có cái ta cảm thấy mà không thể dùng tư tưởng để mô tả cảm giác của ta. (Lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng)

5. Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí, cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời. (Thế Lữ)

6. Sức hấp dẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm hồn dân tộc. Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động như cánh bướm non. (Nhà nghiên cứu Văn Tâm)

7. Nơi các thế giới quan của đôi trẻ ở phô quê, hình ảnh đoàn tàu và các tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng (Nguyễn Tuân)

8. Nét hiện thực rõ nhất trong tác phẩm Thạch Lam là đời sống của những người dân nghèo thành thị và nông thôn là những dằn vặt đấu tranh và đời sống tình cảm rất phong phú nhưng cũng vô cùng phức tạp của những con người tiểu tư sản (Tân Chi)

9. Thế giới nhân vật của Thạch Lam phần lớn là những con người ở địa vị thấp bé có cuộc sống nghèo khổ vất vả thường nói Trong nhịp sống đơn điệu nhàm tẻ. (Lê Quang Hưng)

10. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh lớn, là lối truyện tâm tình không có cốt truyện, toàn truyện không hề có hành động, phát triển xung đột mà chỉ toát lên một tâm trạng một không khí nhưng lại rất thực, rất đời. (Hà Văn Đức)

11. Thì ra cái gánh nặng về cơm áo đâu chỉ đè nặng lên vai người lớn nó còn đen vào tuổi thơ của những đứa trẻ vốn sinh ra không được biết đến tuổi thơ. (Lê Tâm Chính )

12. Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những giữ vị đằm thắm của quê hương và là một sự cảm thương man mác những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dày đặc của một vùng quê tù túng. (Phan Đệ Cự )

13. Thạch Lam đã chủ động nhốt, nén, dồn ép nhân vật của mình vào bóng tối nghệ thuật để dễ bề thể hiện nỗi thèm khát ánh sáng của họ. Trong nỗi khát thèm ấy, ánh sáng cao giá hẳn lên. (Nhà văn Trần Quốc Toàn)

14.
- “Dựng cảnh, người viết dụng tâm đặc tả hai phương diện này: sự buồn tẻ của âm thanh và sự tăm tối của không gian. Thật ra không phải không có tiếng động và ánh sáng. Có điều, cùng với sự vận hành của thời gian, cảnh tượng cứ nhạt dần, cứ vắng dần. Không có thì tương lai, tồn tại trong các tác phẩm chủ yếu là thì hiện tại và một phần là quá khứ... “

- “Gấp truyện ngắn lại, tôi còn như trông thấy bé An từ trong gian hàng nóng nực và đầy muỗi đi ra. Thế rồi An ngồi xuống chiếc chõng tre, "chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két". Cuộc sống sớm dấn thân vào những lo toan vật chất thường ngày đã tác động tới tâm hồn trẻ thơ từ nhiều phía và làm cho chúng trở nên cằn cỗi, trở nên vị kỉ - trẻ thơ không còn là trẻ thơ nữa. Mà qui luật của cuộc đời lại vốn ngặt nghèo: hoa không mọc thì cỏ dại sẽ tươi tốt. Liệu chúng ta có thể dửng dưng?” (PGS. TS. Phạm Quang Trung)

15.
- Truyện ngắn Thạch Lam với những lời văn nhẹ nhàng và kín đáo, như những khúc tâm tình giúp người ta sáng suốt để lựa chọng cho mình lối đi đẹp nhất cho cuộc đời.

- Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người.

- Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao. Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh tế (Hà Văn Đức)

16.
- Thời gian như một cái bình lọc kỳ diệu, nó chỉ để lại trong tâm hồn đa cảm và tinh tế của Thạch Lam những chi tiết điển hình, những cảm giác sâu lắng, những ấn tượng không thể phai mờ.

- Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những dư vị đằm thắm của quê hương và một sự cảm thương man mác những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dầy đặc của một vùng quê tù đọng. (Phan Cự Đệ).

Hy vọng, với những nhận định về truyện ngắn Hai đứa trẻ và tác giả Thạch Lam mà mình vừa nêu sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vẻ đẹp của ngòi bút Thạch Lam cũng như những gì tinh tế, nhân đạo nhất mà ông truyền tải trong Hai đứa trẻ.
 
Từ khóa
nét hiện thực rõ nhất trong tác phẩm thạch lam nhà văn thiên về cảm giác nhận định hay về truyện ngắn hai đứa trẻ thạᴄh lam truyện hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác xung đột giữa bóng tối và ánh sáng
  • Like
Reactions: Phong Cầm
7K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top