Nhân vật A Phủ

Nhân vật A Phủ

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Nhân vật A Phủ là một trong hai nhân vật chủ chốt trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Hãy cùng tìm hiểu qua nhân vật này nhé.

1. Số phận của A Phủ


A Phủ là một chàng trai có số phận éo le, là nạn nhân của những hủ tục. A Phủ người Háng Bla, năm ấy A Phủ mười tuổi, trận dịch đậu mùa đã cướp đi bố mẹ, anh chị của A Phủ. Tuy còn nhỏ nhưng A Phủ đã mang trong mình một cá tính mạnh mẽ, khi người làng đói bắt A Phủ bán cho người Thái, A Phủ ngang bướng không cam chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Đây chính là tính cách của con người yêu tự do. Tết đến xuân về, mọi ngày đều có quần áo mới còn A Phủ thì chỉ độc một cái vòng vỉa trên cổ. A Phủ không lấy được vợ vì hủ tục của làng bản. Do A Phủ “không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc”. Và không có những thứ ấy, anh không thể lấy được vợ.

Vợ chồng A Phủ.jpg

Nhân vật A Phủ. Ảnh sưu tầm

2. Dù cuộc đời chịu nhiều bất hạnh nhưng A Phủ là một con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp.

A Phủ là chúng trai tự do của núi rừng, anh yêu lao động, giỏi giang tháo vát: giỏi nghề thủ công "biết đục cuốc, đúc lưỡi cày", trong lao động lại “cày giỏi”, trong mưu sinh hằng ngày, A Phủ biết "bẫy nhím, bắt hổ, săn bò tót. A Phủ có sức khỏe hơn người, chạy nhanh như ngựa. Bởi vậy, anh đã trở thành niềm khát khao của bao cô gái trong làng “Lấy được A Phủ là bằng được con trâu tốt trong nhà”. Nhưng A Phủ nghèo nên không lấy được vợ. Tuy vậy, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, A Phù vẫn sống một đời sống tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu chính nghĩa, tự tin của tuổi trẻ. "Đang tuổi chơi trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như nhiều trai làng khác, chỉ có độc một chiếc vòng trên cổ. A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, con quay và quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng"

3. A Phủ là nạn nhân của cường quyền và nạn nhân của chính sách cho vay nặng lãi để nô lệ hóa con người của bọn chủ nô phong kiến miền núi. A Phủ bị đánh đập tàn bạo trong cảnh xử kiện; bị bắt trói đến chết trên cái cọc vì để hổ bắt mất một con bò

Tính cách yêu tự do khiến A Phủ trở thành chàng trai táo bạo, quyết liệt trong hành động. Trong cảnh xô xát giữa A Sử và trai làng, vừa xuất hiện, A Phủ đã lôi cuốn người đọc bằng những hành động mạnh mẽ, dù đội “chạy vụt ra”, “vung tay ném”, “sộc tới nắm" “kéo dập đầu, xé đánh tới tấp...". Hành động dữ dội đó của A Phủ có nguyên có sâu xa từ mối hận thù giai cấp, anh rất ghét thói cường quyền bạo ngược của người giàu có.

Vì tội đánh con quan. A Phủ bị nhà thống lý tài về xử kiện. A Phủ bị tay chân nhà Pá Tra đánh đập rất tàn bạo "môi và mắt dập chảy máu... hai đầu gối sưng lên như mặt hồ phù”. Trước cường quyền, A Phủ vẫn bất khuất, cứng rắn gan dạ. A phủ không hề khóc lóc van xin, trái lại A Phủ nén đau chịu đòn, "chỉ im như tượng đá.

Cuối cùng trong cảnh xử kiện A Phủ đã bị Pá Tra buộc nộp vụ một trăm bạc trắng. Vì không có tiền để nộp A Phủ phải vay nợ nhà thống lý, Chính sách cho vay nặng lãi ấy đã biến chàng trai trẻ yêu tự do thành nô lệ với bản án chung thân như lời Pá Tra đã tuyên án "đời mày, đời con mày, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ mới thôi". Đó là kiếp sống bị khinh rẻ, bị ngược đãi và phải gánh vác những công việc nặng nhọc, nguy hiểm nhất như “săn bò tót, bẫy hổ”. Tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng bị quyết định bởi bàn tay tàn bạo của Thống lý Pá Tra.​
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Từ khóa
a phủ vợ chồng a phủ
634
0
2

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Nhân vật A Phủ
- A Phủ được nhà văn Tô Hoài xây dựng với bút pháp nghệ thuật có phần không hoàn toàn giống như khi xây dựng nhân vật Mị. Tác giả đã chọn điểm nhìn tương đối khác nhau để tạo ra hai hình tượng nghệ thuật mang những nét nghệ thuật đặc sắc khác nhau. Nếu như nhân vật Mị được khắc họa nhằm giúp người ta khám phá sức mạnh tiềm ẩn của nội tâm nhân vật thì nhân vật A Phủ lại để ta thấy tính cách mạnh mẽ pha chút ngang tàng ở những hành động của nhân vật này.

- Tô Hoài đảo lộn một chút thời gian trần thuật để giúp người đọc có được một hình dung tương đối hoàn chỉnh về số phận của chàng trai nghèo mồ côi trên miền núi cao Tây Bắc. Mồ côi cha mẹ, không còn nơi nương tựa, A Phủ sớm có nghị lực và bản lĩnh tự lập: có người làng đói bụng bắt A Phủ xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ lúc ấy mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi cao và lưu lạc đến Hồng Ngài.

- Cuộc sống của A Phủ có chút gì hoang dã, anh được sống tự do, phóng túng. A Phủ trở thành chàng trai Mông khoẻ mạnh "chạy nhanh như ngựa" và giàu khả năng lao động "biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo". Con gái trong làng nhiều người mê, nhiều người nói: "Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu". Nhưng trong chế độ phong kiến ở rẻo cao, A Phủ vẫn chỉ là một chàng trai mồ côi nghèo khổ, không ruộng nương, không có bạc trắng, suốt đời làm thuê làm mướn, phép làng và hủ tục cưới xin nặng nề, nghiệt ngã đến nỗi A Phủ không thể nào có vợ nổi.

- Cuộc sống có phần khốc liệt giữa chốn núi rừng buộc người ta phải gan góc. Hoàn cảnh đi ở đợ, làm thuê nhiều cực nhọc làm cho con người phải can trường, dũng mãnh, táo bạo. Ở vùng rẻo cao, bọn lang đạo, chúa đất như thống lí Pá Tra là một thứ "trời con", con trai thống lí là "con trời", không ai dám đụng tới. A Phủ không sợ con hổ, A Phủ không sợ đối mặt với A Sử - con thống lí Pá Tra, dám trừng trị A Sử chỉ vì nó quấy phá cuộc vui xuân của đám bạn bè mình. Sự phản ứng của A Phủ chỉ là vậy nhưng cũng làm cho những người căm ghét áp bức, bất công được một phen hả dạ.

- Trận đánh lại con quan mở đầu cho một chặng đời khổ nhục tột cùng của A Phủ. Trong khói thuốc phiện, phiên xử phạt A Phủ được tiến hành một cách man rợ và kì dị. Lí do mà cha con thống lí Pá Tra phạt vạ A Phủ không phải vì cuộc ẩu đả thường tình của trai làng, mà vì "mày đánh con quan làng, đáng nhẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ". Thực chất của vấn đề là pháp luật trong tay bọn thống trị bóc lột. Khi kẻ phát đơn kiện cũng chính là kẻ ngồi ghế quan toà thì làm gì có công lí nữa. Kết quả tất yếu của cuộc xử kiện ấy là chàng trai yêu tự do, phóng khoáng vì một lẽ công bằng giản đơn mà phải đem cả cuộc đời trả nợ phạt vạ cho nhà quan, biến thành kẻ nô lệ chung thân cho chúng. Kiếp tôi tớ như đã loại A Phủ ra khỏi xã hội chính thức, nhưng anh vẫn được sống tự do trong rừng, ngoài gò như một người nguyên thuỷ, lẫn vào với rừng núi nguyên sơ, lẫn vào với muông thú.

- Nếu phân tích nhân vật A Phủ mà chỉ dừng lại ở những khía cạnh nói trên có lẽ là chưa đủ. Tô Hoài xây dựng nhân vật A Phủ chắc không theo kiểu đơn giản, xuôi chiều như thế. Người đọc vừa chứng kiến một A Phủ gan góc không hề sợ khi đối mặt với bọn con quan, dám trừng trị đích đáng A Sử, lại phải sững sờ chứng kiến cảnh A Phủ thản nhiên quỳ giữa nhà, lặng câm để chúng chửi bới, đánh đấm "huỳnh huỵch". Ngạc nhiên hơn nữa là khi phải chứng kiến cảnh "A Phủ đứng lên cầm con dao, chân đau bước tập tễnh, cùng với mấy trai làng, ra chọc tiết làm thịt lợn hầu làng", hầu hạ chính kẻ đã đánh mình và làm cho mình từ nay trở thành nô lệ. Một chàng trai nổi tiếng gan bướng từ thuở ấu thơ, vừa vùng lên quyết liệt lại buộc phải hành động như thế liệu có gì như là mâu thuẫn ? Nhưng đó là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng nhân vật này. A Phủ vốn là người đơn giản. Khi đã phải sống thân phận của kẻ làm công trừ nợ, A Phủ bất chấp tất cả: sự vất vả, nỗi nguy hiểm, uy quyền của kẻ thống trị. Là người mạnh mẽ và gan góc, A Phủ không sợ cả cái chết. A Phủ mộc mạc, giản đơn mà hết sức dữ dội. Phẩm chất này khiến người thanh niên dân tộc Mông có đủ sức mạnh để vượt qua bất cứ sự đè nến áp bức nào, đồng thời có thể bùng lên đầy bất ngờ khi được tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ của thời đại mới.​
...........................
Tài liệu ôn thi
 

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Phần phẩm chất của nhân vật A Phủ cần được trình bày thêm. Bổ sung thêm một vài ý là hoàn hảo. Dùng làm đề cương ôn thi là ok.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top