Soạn văn Nhân vật Giăng-Van-giăng, Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Kết nối tri thức 10, bài 7

Soạn văn Nhân vật Giăng-Van-giăng, Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Kết nối tri thức 10, bài 7

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Giăng-Van-giăng là nhân vật chính của tiểu thuyết Những người khốn khổ, để hiểu hơn về nhân vật này, VHT mời các em học sinh cùng tìm hiểu về nhân vật qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, SGK Kết nối tri thức 10, bài 7.

nhung-nguoi-khon-kho-bo-.png
Ảnh sưu tầm

a. Thái độ của Giăng- Van- giăng với Phăng-tin

* Hoàn cảnh và tâm trạng:


- Không muốn sông giả dối, giàu sang mà lương tâm day dứt (không muốn một người vô tội vì mình mà bị kết án oan) nên quyết định Tự thú.
- Nhưng ông lại không có điều kiện để cứu mẹ con Phăng- tin khi ông tự thú, nộp mình cho cảnh sát.
=> Giăng-Van- giăng bị đẩy vào tình cảnh ngặt nghèo Đấu tranh giữa cái cao cả >< cái thấp hèn, giữa tội lỗi>< lòng nhân ái. Cuối cùng Giăng Van-giăng chấp nhận tự thú và nài nỉ Gia- ve cho 3 ngày để lo việc cho Phăng- tin.

* Thái độ đối với Phăng-tin:

- Trước nỗi sợ hãi của Phăng- tin khi Gia- ve xuất hiện:
Nhẹ nhàng điềm tĩnh, trìu mến, làm yên lòng Phăng- tin, trấn an....,=> Làm chỗ dựa tinh thần cho Phăng- tin.
=> Nhận xét: Giăng Van-giăng thấu hiểu, xót thương vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Phăng-tin. Trong tình huống đối mặt với Gia-ve, dù sắp bị bắt nhưng ông hoàn toàn không bận tâm số phận của bản thân, chỉ dành trọn sự quan tâm, lo lắng cho Phăng-tin. Phăng-tin chết đau đớn trước khi gặp lại đứa con gái tội nghiệp khiến Giăng Van-giăng tự thấy mình có phần trách nhiệm.

- Hành động nói với người đã khuất:
Giăng Van-giăng đã nói những gì với Phăng-tin? Khó có thể trả lời dứt khoát câu hỏi đó. Chính người kể chuyện ngôi thứ ba (kiểu người kể chuyện toàn tri) mà vẫn không thể biết hết mọi điều: “Ông nói gì? Con người khổ sở ấy có thể nói gì với người đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? [...] Kẻ đã chết có nghe thấy không?”. Ta biết rằng, mối quan tâm cuối cùng của Phăng-tin không phải là sự sống chết của bản thân, mà là số phận của đứa con gái tội nghiệp. Khi nghe Giăng Van-giăng xin Gia-ve ba ngày để đi tìm Cô-dét (Cossette), Phăng-tin đã run lên bần bật vì biết con gái mình chưa có mặt ở đây như lời người ta đã nói. Phăng-tin chết khi chưa được gặp con đã khiến Giăng Van-giăng cảm thấy hết sức ân hận, khổ sở.
=> Có thể suy đoán rằng, những lời thì thầm cuối cùng của ông bên tai Phăng-tin là lời hứa bảo vệ Cô-dét. Chỉ những lời như thế mới có thể tác động một cách kì lạ, khiến Phăng-tin – một người đã chết – vẫn mỉm cười và gương mặt “sáng rỡ lên một cách lạ thường”.

b. Thái độ và hành động của Giăng-Van-giăng đối với Gia- ve:

* Trước sự hùng hổ hung hãn của Gia- ve:

+ Cử chỉ điềm tĩnh, nhẫn nhịn, tránh xung đột, cầu xin.
+ Thái độ không hề tỏ ra khiếp sợ trước Gia- ve, trước uy quyền.
=> Nhún nhường vì Phăng- tin Tấm lòng cao đẹp của tình thương.
- Trước thái độ tàn bạo của Gia- ve làm Phăng- tin sợ hãi đến chết:( D/c)
+ Cử chỉ dứt khoát, lời lẽ từ có sức mạnh lên án tố cáo mạnh mẽ quyết liệt như một lời kết án của quan tòa.
+ Thái độ phẫn nộ nhưng hết sức kiềm chế với lời lẽ nghiêm khắc, bình tĩnh, chủ động làm Gia - ve khiếp sợ.
=> Lương tri, đạo đức con người đã mang lại cho Giăng- Van- giăng sức mạnh vô song. Vì lẽ đó một nghịch lí xuất hiện: Tuy là kẻ cầm quyền nhưng Gia- ve không phải là kẻ mạnh, kẻ mạnh là Giăng- van- giăng, không phải sức mạnh từ bàn tay mà là sức mạnh từ tâm hồn. Uy quyền thuộc về Giăng- Van- giăng. Cái thiện giành được uy quyền, sức mạnh đẩy lùi cái ác.

* Thái độ với Gia-ve
- Ban đầu, Giăng Van-giăng nói năng bình tĩnh, không chút sợ hãi, mặc dù ông biết mình đã rơi vào tay Gia-ve: “Tôi biết là anh muốn gì rồi”.
- Khi Gia-ve cầm cổ áo ông (hành động khiến Phăng-tin “tưởng như cả thế giới đang tan biến”), Giăng Van-giăng không gỡ tay hắn ra, mà chỉ gọi trần trụi, đích danh “Gia-ve...” với tất cả sự coi thường.
- Nhưng rồi, vì muốn được đi tìm con gái cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng sẵn sàng hạ mình trước kẻ mà ông khinh bỉ: “Thưa ông, tôi muốn nói riêng với ông câu này”, “Tôi cầu xin ông có một điều...”.
- Trước sự việc đau thương xảy ra ngoài ý muốn: Phăng-tin ngã đập đầu vào thành giường vì tuyệt vọng, Giăng Van-giăng đã kết tội Gia-ve một cách đanh thép: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.
- Muốn có không khí tĩnh lặng để thì thầm những lời cuối cùng với linh hồn Phăng-tin và sửa soạn cho chị, ông không ngần ngại thể hiện thái độ cứng rắn trước Gia-ve: cầm thanh sắt và nói một câu tưởng nhẹ nhàng mà chứa đầy sức mạnh của một người có thể làm bất cứ điều gì khi cần thiết: “Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này”. Chính câu nói đó đã khiến Gia-ve phải run sợ.
- Mọi việc xong xuôi, Giăng Van-giăng đã chấp nhận tình thế một cách chủ động, bình tĩnh: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”. Ấy là câu nói của một người sẵn sàng đi vào cuộc tuẫn nạn.
=> Như vậy, ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thay đổi liên tục, gồm đủ sắc thái, cung bậc, nhưng rất phù hợp, bởi đó là hệ quả sự tác động của tình huống, nhất là từ cách hành xử tàn nhẫn của chính Gia-ve.
Xem thêm
Các bài Ngữ văn 10 tại đây.
 
Từ khóa
người cần quyền khôi phục uy quyền phân tích nhân vật giăng-văn-giăng thái độ của giăng-van-giăng đối với gia-ve thái độ của giăng-van-giăng đối với phăng-tin
695
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top