Baivanhay NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI MẺ CỦA NAM CAO TRONG ĐỀ TÀI NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN

Baivanhay NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI MẺ CỦA NAM CAO TRONG ĐỀ TÀI NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN

Tuy với đề tài nông thôn và nông dân nam Cao là người đến sau những ông cũng kế thừa và phát huy những thế hệ đi trước và ngoài ra ông còn sáng tạo những điều mà chưa ai biết đến với quan điểm “Khơi nguồn những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” và đây chính là điểm tạo nên sự độc đáo và đặc biệt trong tác phẩm của Nam Cao.

1. Bức tranh nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao là một khung cảnh đơn sơ bình dị , không khí xơ xác, hoang vắng và nghèo đói tạo nên một không gian im ắng và thanh vắng đến rợn người.

Như đã nêu bức tranh nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao rất đặc biệt không có những hình ảnh thơ mộng đẹp đẽ như: dòng sông trong mát, nhưng khu vườn xinh đẹp, những ánh nắng vàng nhự nhàng,…. Mà chỉ là một cảnh đơn sơ, bình dị, hoang vắng và im ắng bao chùm lên toàn bộ bức tranh nông thôn của nhà văn Nam Cao. Nếu như các nhà văn khác khi miêu tả cảnh nông thôn thì cũng có một chút gì dó yên bình nhưng họ có pha thêm đó là những âm thanh hẹ nhàng như tiếng của những cơn gió thổi đầu hè, hay là những tiếng ve kêu báo hiệu ngày hè đến, hay là những tiếng nước chảy của những dòng suối trong xanh,… nhưng trái lại bức tranh nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao thì lại rất yên lặng và thanh vắng nếu có thì chỉ có những tiếng chửi của Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại nhưng chính sự yên lặng đố đã làm nổi bật lên tiếng chửi của Chí Phèo một tiếng chửi không một ai đáp lại tạo nên sự cô đơn và hiu quạnh.

=> Tuy bức tranh nông thôn trong tác phẩm của Nam Cao đơn sơ, vắng vẻ , nghèo đói nhưng đây chính là tình cảnh nông thôn của Việt Nam lúc bấy giờ một xã họi nông thôn bị áp bức dưới thế lục thực dân phong kiến, bị vơ vét bóc lột, khiến cho cuộc sông nông thôn lúc bấy giờ nghèo đói, sơ xác và dẫn đến nạn đối năm 1945.

2. Người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao đều là những người cô đơn và đều có tình cảnh gia đình ly tán do hoàn cảnh nghèo khổ.

Ngoài là những người có số phận đau khổ bế tắc và coi là những người đưới tầng đáy của xã hội thì những người nông dân đó họ còn có một tình cảnh hẩm hiu hơn và đâu khổ hơn là tình cảnh cô đơn và gia điình ly tán vì hoàn cảnh nghèo khổ. Hầu như các nhân vật thuộc tầng lớp nông dân trong tác phẩm của Nam Cao đều phải chịu số phận cô đơn hoặc gia điình ly tán do hoàn cảnh nghèo khó điển hình như :

“ Nhân vật Chí phèo trong tác phẩm Chí Phèo bị bỏ rơi tại lò gạch cũ khi mới sinh ra rồi người dân trong làng chuyền tay nhau nuôi Chí, rồi sau này khi Chí trưởng thành thì không có họ hàng , không có ai bên cạnh, không có nhà của, tài sản nào cả phải ở đợ nhà Bá Kiến, xong sau này khi gặp được Thị Nở Chí nghĩ từ nay mình sẽ không phải cô đơn nữa nhưng rồi hoàn cảnh và do sự áp bức của bà dì của Thị Nở và sự áp bức của xã hội phóng kiến thực dân lúc bấy giờ khiến chí chết đi vẫn còn cô đơn”

Ngoài ra cũng có rất nhiều nhân vật là tần lớp người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao phải chịu sự cô đơn và gia điình ly tán do hoàn cảnh khó khắn nghèo đói như : Lão hạc trong tác phẩm Lão Hạc , bà lão trong tác phẩm Một Bữa No, nhân vật Dân trong tác phẩm Một Đám Cưới,…..

3. Kết của các nhân vật thường là cái chết.

Và có lẽ không có nhà văn nào như nhà văn Nam cao lại cho nhân vật của mình một cái chết như vậy. Có lẽ nhà văn muốn giống như là cái chết sẽ giúp họ thoát khỏi những tình cảnh khó khăn và đau khổ mà họ muốn gặp phải. Có lẽ cái chết đối với các nhân vật đặc biệt là người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao lại là một cái kết tốt đẹp cho những người nông dân đó bởi vì khi sống hị phải chịu bao áp bức bóc lột và sự điều khiển của những thế lục thống trị thực dân phong kiến điển hình như nhân vật Chí Phèo: Cái kết cho nhân vật này là cái chết trong tư thế là một con người người chứ khong phải là một con quỷ của làng Vũ Đại. Tại vì sao Chí phải chọn cái chết ? Có thể chí muốn thoát khỏi cái xã hội này cái xã hội tha hoá và lưu mạnh hoá khiến cho một con người lương thiện hiền lành lại có thể trở thành một con quỷ, và tác giả còn muốn thể hiện cái chết của Chí Phèo chính là sự hồi sinh con người lương thiện trong Chí Phèo và muốn để lại trong măt s người đọc là một hình ảnh Chí Phèo lương thiện và dám đứng lên đòi quyền sống cho mình.

4. Họ là những người nông dân tuy có vẻ ngoài xấu xí thô kệch nhưng họ có một tâm hồn cao đệp và một phẩm chất cao quý.

Những người nông dân đó tuy họ có một vẻ ngoài xấu xí, xấu đến nỗi “ Ma chê quỷ hờn” nhưng họ lại có một vẻ đẹp trong tâm hồn của họ , một phẩm chất cao quý của họ . Và có lẽ rất ít nhà văn nào lại có thể hiểu sâu và tinh tế và thấu cảm được nỗi đâu khổ và tội nghiệp nhưn nhà văn Nam Cao. Điển hình thì có thể kể đến nhân vật và Thị Nở tuy họ bên ngoài xấu xí thô kệch nhưng họ lại có một tấm lòng nhân hậu, , một tấm lòng thương xót người khác ở Thị Nở. hay là tác phẩm Trẻ con không được ăn thịt chó ta sẽ hiểu được tấm lòng cao quý , thương yêu cn của mình và đức hy sinh của người mẹ nghèo. Hay là nhân vật Dần trong tác phẩm Một Đám Cưới đã ý thức đực trách nhiệm của một người con cả, một người chị lớn trng gia đình, cam chịu đi ở cho một nhà giàu ác nghiệt, dù cho có khó khan hay đâu khr như thế nào cũng không dám khóc lóc hay than vãn. Tác phẩm này đã cho ta thấy được tình cảm ấm áp , yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong một gia đình.

Về nhân vật Chí Phèo đây có lẽ là nhân vật được xây dựng thành công nhất trong hệ thống nhân vật của Nam Cao. Trong nhân vật này nam Cao đã ưu ái, thương xót và trân trọng, do bị xã hội bần cùng hoá, lưu mạnh háo để rồi trở thành “một con quỷ” của làng Vũ Đại nhưng Nam Cao đã phát hiện và thấu hiểu được sau cái bộ dạng xấu xí đó là một nỗi khao khát được sống trẻ lại làm người, được làm là chính mình những chính xã hội đó đã đẩy họ vào tình cảnh ngày hôm nay, chính cái xã hội đó đã giết chết tâm hồn và bản chất vốn có của họ, nhưng nam Cao vẫn để một sự ưu ái cho Chí là cho Chí được gặp Thị Nở-một nhân vật rất quan trọng trong việc giúp Chí hồi sinh trở lại làm người, và cái chết của Chí cũng là một điều đặc biệt đó là cái chết của Chí Phèo chính là sự hồi sinh con người lương thiện trong Chí Phèo và muốn để lại trong mắt người đọc là một hình ảnh Chí Phèo lương thiện và dám đứng lên đòi quyền sống cho mình có lẽ đây là sự ưu ái của tác giả muốn dành cho Chí Phèo. Các nhân vật khác trong tác phẩm của Nam Cao cũng vậy có những nhân vật chao đao, ngả nghiêng hoặc thậm chí có thể xa ngã trên con đường lưu manh hoá nhưng đến cuối cùng họ vẫn đứng vững trên mảnh đất con người và trở về với nhân cách và phẩm chất cao quý và vốn có của họ và nếu có chết họ cũng chết ở tư thế làm người.

=> Đây có lẽ là điểm đặc sắc nhất trong xây dựng hình tượng người nông dân của Nam Cao và cũng thể hiện niềm tin của nhà văn vào phẩm chất cao quý, vẻ đệp tâm hôn và nhân cách vốn có của con người.

 
  • Like
Reactions: Phong Cầm
2K
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top