Chia Sẻ Nụ cười của Đất Nước

Chia Sẻ Nụ cười của Đất Nước

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
50 năm tròn, qua một bức ảnh chúng ta bỗng nhiên thấy sự trùng hợp kì lạ giữa hai con người, hai thế hệ, hai lí tưởng.

Dường như chẳng có liên quan tới nhau nhưng điểm gặp gỡ lại ở chính nụ cười tươi mà tôi gọi là nụ cười của đất nước: “nụ cười chiến thắng” của người lính trẻ trong trận Thành cổ Quảng Trị 1972 và nụ cười Quang Linh Vlog

Nụ cười của Đất Nước.png

(Nụ cười của Đất Nước - những con người âm thầm gìn giữ và phát triển đất nước Việt Nam)

1. Nụ cười bên thành cổ Quảng Trị năm 1972 bất diệt​

Người lính trẻ trong ảnh là Lê Xuân Chinh với nụ cười chiến thắng còn gọi là nụ cười bất tử trong trận Thành cổ Quảng Trị.

Ông Chinh, năm nay đã 66 tuổi, hiện đang ở đội 4, xã Thanh Yên (huyện Điện Biên). Ông nổi tiếng với nụ cười được mệnh danh là “nụ cười chiến thắng” hay “nụ cười bất tử” trong tấm ảnh của phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính, trong trận Thành Cổ Quảng Trị mùa hè 1972. Ông cho biết : “Lúc nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính chụp ảnh, chẳng ai nghĩ sẽ được nổi tiếng mà chỉ nghĩ đơn giản sống chết có số cả cứ cười cho khí thế, có khi chụp xong lát nữa hy sinh hết. Vả lại tôi là con độc nhất, cũng muốn được đăng báo để gia đình ở quê biết được con đang sống và chiến đấu ở Quảng Trị.” và bức ảnh “nụ cười thành cổ Quảng Trị” ra đời trong hoàn cảnh như thế

Năm 1972, thời điểm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cả dân tộc sục sôi ra trận, là con độc nhất tuy không thuộc diện phải vào chiến trường nhưng thấy bạn bè đồng trang lứa tíu tít ghi danh lên đường đánh giặc, ông đứng ngồi không yên. Hôm đó, sau khi lên xã nộp đơn xung phong nhập ngũ, quay về nhà ông thấy mẹ đang thắp hương trên bàn thờ bố, rì rầm khấn vái rồi ngồi khóc. Ông bảo, được sống trở về thấy mình quá may mắn so với bao đồng đội nằm lại ở chiến trường. “Đồng đội tôi ai cũng xứng đáng là nụ cười trong bức ảnh ấy.”

“Hồi đó chúng tôi coi cái chết nhẹ như lông hồng. Chiến tranh khốc liệt quá khiến mỗi người trở nên bản lĩnh và chai sạn trước bom đạn” –
ông trải lòng. Trước khi ra chiến trường, ông nói với mẹ rằng: “Con đi, sống xanh cỏ, chết đỏ ngực. Con hứa sẽ không bao giờ làm ô danh mẹ và gia đình”.

nụ cười chiến thắng.jpg
(Bức ảnh Nụ cười chiến thắng tại thành cổ Quảng Trị 1972)

Trận Thành cổ kéo dài 81 ngày đêm (bắt đầu từ 28/6/1972 đến 16/9/1972 - quân ta rút khỏi thành cổ) thì Lê Xuân Chinh bám trụ đến 70 ngày. Chiều 5/9/1972, trên đường mang công văn từ Ban chỉ huy Trung đoàn xuống Ái Tử, ông dính pháo bầy, bị mảnh pháo găm vào sườn trái, máu tưới ướt sũng quần áo. Khi tỉnh dậy, ông mới biết mình đã được đồng đội chuyển ra Bệnh viện dã chiến 112, thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình)…
Đọc tới đây mà tôi không cầm được nước mắt, không chỉ bởi cảm phục cho ông Chinh mà còn thương cho bao con người đã nằm xuống nơi thành cổ. Những con người đã dâng tuổi xanh cho đất nước trọn vẹn. Ai chẳng sợ chết, ai muốn lao vào gian khổ, nhưng có những điều con lớn lao hơn cả cái chết, đó là không muốn thấy đồng bào mình làm nô lệ, không muốn dân tộc mình phải luồn cúi, ô nhục, không muốn đất nước bị chia cắt, không muốn con cháu đời sau sống mà không rõ tương lai. Không rõ mình ngày mai còn được sống, còn được cầm cây súng chiến đấu hay không, người lính ấy vẫn cứ nở một nụ cười tươi rói của sự lạc quan.

Chúng ta tìm hiểu và nhìn sâu vào lịch sử Quảng Trị 1972, nụ cười trong tình cảnh ấy đem lại cho mỗi người thấy ánh sáng và niềm tin vào tương lai.

2. Quang Linh Vlog – nụ cười sáng danh đất Việt​


Ở thời bình, hiếm có động lực lớn lao, cao cả có thể so sánh với những hi sinh máu thịt trong quá khứ. Cách 50 năm, gần như thế hệ sau này đã không còn biết đến chiến tranh, không còn cảm nhận được khát khao được sống một cách yên bình, không được biết cảm giác nay sống, mai chết, từng giây từng phút đều có thể là lần cuối. Nhưng thời nào có nhiệm vụ, có cách vận động riêng. Việc tốt không phải là hiếm trong xã hội này nhưng tại sao người ta lại quý mến anh chàng Quang Linh tới vậy?

quang-linh-vlog.jpg

(Quang Linh Vlog - anh chàng Youtuber được nhiều người quý mến nhất Việt Nam, có lẽ vì vậy mà cư dân mạng quyết đẩy thuyền anh với hoa hậu Hòa Bình thế giới cho xứng đôi vừa lứa?)

Quang Linh Vlogs tên thật là Phạm Quang Linh, sinh năm 1997, quê tại Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp phổ thông vào năm 2016, Quang Linh đi xuất khẩu lao động ở Luanda - thủ đô Angola, một quốc gia ở châu Phi. Thời gian đầu sang đây, chàng trai xứ Nghệ làm nghề xây dựng. Sau một thời gian làm việc, tích lũy được ít vốn, Quang Linh mở một xưởng đá nhỏ để kinh doanh. Đầu năm 2019, anh bắt đầu bén duyên với YouTube bằng việc quay những video ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống hàng ngày ở Angola.

KÊNH QUANG LINH VLOG

Dự án tâm đắc nhất trong năm 2021 của Linh và đồng đội là sửa chữa lại trường học, cơ sở vật chất và vận động hơn 800 em được tới trường. “Trước đây các em học phải ngồi đất và không có dụng cụ học tập. Mình đã tu sửa toàn bộ trường học từ bên ngoài và bên trong để các em có không gian học tập. Đường xá bên kia rất bé và khó đi nên việc vận chuyển nguyên liệu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vượt qua tất cả, chúng mình cũng đã hoàn thành”, Linh nói.

Xem Vlog của chàng trai này chúng ta nhận thấy tình trạng thiếu thốn khó khăn của người địa phương, cũng thấy được tình cảm, lòng yêu mến của người dân nơi đây với anh tới mức nào. Chúng ta cũng nhận ra sự giản dị, chân thành muốn cải thiện cuộc sống của người dân địa phương bằng tất cả những gì team Quang Linh có. Đáng quý nhất, chiếc áo in hình cờ đỏ sao vàng anh luôn mặc để nói với tất cả mọi người rằng: tôi là một con người Việt Nam, những gì tôi làm đại diện cho lòng tốt của tất cả đồng bào Việt Nam. Không giữ cho riêng mình, Quang Linh dùng tuổi trẻ của mình để đem lại tiếng cười cho rất nhiều người và làm đẹp thêm cho hình ảnh cờ đỏ sao vàng. Trước những lời tung hô, trước sự nổi tiếng ngày càng cao, Linh vẫn thế, mặc chiếc áo phông in hình cờ Tổ Quốc, đội chiếc khăn rằn và âm thầm làm việc có ích. Anh chàng chỉ muốn là một người truyền cảm hứng, thông điệp tích cực đến xã hội, cộng đồng thông qua những hành động nhân văn. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại ít người làm được, bởi đứng trước danh vọng và tiền bạc, người giữ sơ tâm trong sáng nguyên vẹn như lúc đầu còn được mấy người?

Cả hai con người, ở hai thế hệ cách nhau 50 năm, nhưng hai đường kẻ song song tưởng như chẳng có gì liên quan lại giao nhau ở một nụ cười đẹp – nụ cười lạc quan, không suy tính thiệt hơn. Nụ cười của những con người âm thầm gìn giữ bảo vệ Tổ quốc, làm rạng rỡ hai chữ Việt Nam. Tôn vinh và cảm ơn các anh bằng tất cả sự tôn trọng, cảm mến.​


- Phong Cầm-
 
Từ khóa
lê xuân chinh nụ cười bên thành cổ quảng trị năm 1972 nụ cười chiến thắng nụ cười của đất nước quang linh vlog trận thành cổ kéo dài 81 ngày đêm
964
7
5

Thy Việt

Maruco chan
23/7/21
118
458
63,000
31
Hà Nội
vanhoctre.com
Xu
45,708
Xem ảnh và tư liệu về loạn lạc thời cũ cảm thấy thương xót thật. Lần nào xem cũng khóc, và rồi tự cảm thấy mình vô tâm với quá khứ với thế hệ trước quá. "Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ"

Nụ cười đất Việt, còn bao nhiêu con người vô danh khác chưa kịp lưu tên.
 

QuangNhat

Thành Viên
15/7/22
175
217
43,000
Xu
1,103,427
Mình đã xem hoạt động của chàng trai này trên TV. Rất tự hào có một người Việt Nam đã làm được nhiều việc thiện tít bên trời Phi. Cảm ơn VHT đã chia xẻ để thêm nhiều người trẻ biết.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top