Hướng dẫn Ôn tập đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du mới nhất

Hướng dẫn Ôn tập đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du mới nhất

Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc phần hai “Gia biến và lưu lạc” của tác phẩm “Truyện Kiều”. Trích đoạn này đã được đại thi hào Nguyễn Du diễn tả bằng khúc tâm tình đầy xúc động của cô gái trẻ lần đầu bước ra khỏi chốn phòng khuê để rồi phải lưu lạc chốn thanh lâu với biết bao nỗi khổ đau đầy tủi nhục và lòng thương nhớ những người thân da diết.

xkk (10).png

Ôn tập kiến thức cơ bản đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Nguyễn Du

Câu 1. Vị trí đoạn trích trong Truyện Kiều

Trả lời


- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều;

- Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để tiếp tục nghĩ ra kế sách mới.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích

Trả lời


Miêu tả cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Câu 3. Bố cục của đoạn trích

Trả lời


- 6 câu đầu: Khung cảnh bi kịch của nội tâm;

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người thân;

- 8 câu cuối: Tâm trạng buồn lo của Kiều.

Câu 4. Viết một đoạn văn trình bày của cảm nhận của bản thân về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Đoạn văn mẫu


Truyện Kiều là đại kiệt tác của Nguyễn Du, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học trung đại Việt Nam có thể vươn ra bên ngoài thế giới, hòa nhịp cùng với nhịp vận động đầy sôi động của văn học thế giới. Thành công của Truyện Kiều ngoài phương diện nội dung, thẩm mĩ còn nằm ở các yếu tố nghệ thuật. Nguyễn Du được đánh giá là bậc thầy trong việc miêu tả nhân vật, trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện được rõ nét nghệ thuật miêu tả đặc sắc này. Lầu Ngưng Bích là nơi Thúy Kiều sống sau khi bị lừa bán vào lầu xanh, lầu Ngưng Bích là lầu nhỏ, không gian khép kín, nhìn từ lầu Ngưng Bích có thể thấy khung cảnh hùng vĩ của núi non mây trời. Ở nơi hoang vắng như lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều không thể tìm thấy một người để bầu bạn, tâm sự, đối diện với bản thân nàng luôn mang trong mình nỗi đau khổ, buồn tủi khi bản thân bị ô nhục, bị đẩy đến mức đường cùng “bẽ bàng”. Mây sớm đèn khuya không chỉ à những dấu hiệu để nàng nhận biết thời gian mà nó còn gợi nhắc đến sự cô đơn, trống trải cùng nhịp sống vô vị, nhạt nhẽo của Thúy Kiều trong lầu Ngưng Bích. Khung cảnh trầm buồn như hòa quyện cũng với tâm trạng đau khổ, cô đơn của Kiều “Nửa tình nữa cảnh như chia tấm lòng”. Ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng, cùng với lời thề nguyền dưới ánh trăng, hai người đã cùng nhau thề ước nhưng vì hoàn cảnh Thúy Kiều đã buộc phá bỏ lời thề. Từ đó hai người không gặp nhau, do vậy nên Kiều luôn mang trong mình nỗi day dứt, đau đớn, lo lắng vì sợ chàng Kim vẫn đang chờ đợi mình trong nỗi tuyệt vọng. Hướng nỗi nhớ về cha mẹ, Thúy Kiều đau khổ khi không thể kề cạnh bên cha mẹ khi cha mẹ già, không thể thực hiện tròn trách nhiệm của một người con, nàng đau đáu trong lòng vì không biết giờ đây ở nhà cha mẹ như thế nào, có ai quạt khi trời nóng, có ai làm ấm chăn khi trời trở lạnh hay không. Điều làm nàng đau khổ nhất là không thực hiện tròn chữ hiếu còn khiến cha mẹ mòn mỏi ở nhà lo lắng, trông mong tin tức từ đứa con. Ở đây, Thúy Kiều buồn cho chính thân phận của mình, đó là thân phận bèo bọt, bất hạnh, tựa như những cánh hoa trôi giữa dòng nước, rồi sẽ chảy trôi về đâu không ai có thể biết. Không gian xung quanh như chính cuộc đời phía trước của nàng, luôn bất an, không chắc chắn.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
kiều ở lầu ngưng bích nguyen du đại thi hào nguyễn du
804
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top