Ôn tập HK1: Khái quát tác giả, tác phẩm (P.2)

Ôn tập HK1: Khái quát tác giả, tác phẩm (P.2)

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
II. Khái quát tác giả và tác phẩm:
3. Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa chất chính luận và tính trữ tình, giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam; thơ Nguyễn Khoa Điềm còn đậm đà chất dân gian.

“Đất nước” là đoạn thơ trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Trường ca này có 9 chương, trong đó, đoạn trích “Đất Nước" nằm ở phần đầu chương V. Đây là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại. Đoạn thơ trên là chín câu đầu của đoạn trích.

Ôn thi HK1 Văn 12.jpg

Ôn thi HK1 - Văn 12. Ảnh Pinterest.
4. Sóng - Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ hiếm hoi của thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh ẩn chứa một nỗi lòng trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20. Xuân Quỳnh không làm ra thơ, không chế tạo câu chữ mà chị viết như kể lại những gì chị đã sống, đã trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó.

“Sóng” là bài thơ tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1967 nhân chuyến đi thực tế đến Diên Điền in trong tập “Hoa dọc chiến hào". Bài thơ được đánh giá là “một bông hoa đẹp mà Xuân Quỳnh đã hái được “dọc chiến hào” những năm đánh Mỹ” đem đến cho nền thi ca dân tộc thời kì chống Mĩ nói chung và phong trào thơ trẻ chống Mĩ nói riêng một hương sắc độc đáo: đầy nữ tính và luôn da diết những khát vọng hạnh phúc đời thường, đặc biệt là khát vọng tình yêu muôn thuở. Bài thơ có hai hình tượng song hành: Sóng là một hình tượng động, luôn vận động và bất biến. Sóng mang nhiều trạng thái đối cực cũng như tình yêu có nhiều cung bậc. Sóng là hình tượng ẩn dụ, sự hóa thân của nhân vật trữ tình “em”. Hai hình ảnh cùng cộng hưởng, hòa nhập vào nhau để làm nên định nghĩa tình yêu thật đẹp. Đoạn trích trên thuộc phần đầu của tác phẩm đã diễn tả sinh động những cung bậc của sóng cũng như tâm trạng người con gái khi đang yêu mang đầy nét nữ tính.
 
Từ khóa
nguyen khoa diem ôn thi song văn 12 xuan quynh đất nước
463
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top