Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu mới nhất

Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu mới nhất

Bài thơ “Việt Bắc” mang theo hồn thơ dân tộc đã tái hiện một cách chân thật những tâm tình tha thiết, mãnh liệt của Tố Hữu. Với bút lực tài nghệ trong văn chương của mình, Tố Hữu đã tạo nên được một bức tranh tứ bình thời chiến vô cùng đặc sắc.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (36).png



Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Việt Bắc” – Tố Hữu


Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu?

Trả lời


- Năm sinh: 1920;

- Mất năm: 2000;

- Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế;

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân;

+ Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước;

+ Các tác phẩm chính:

. Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946);

. Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954);

. Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961).

. Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa,…


+ Phong cách thơ Tố Hữu:

. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị;

. Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn;

. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào;

. Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.


Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Việt Bắc”?

Trả lời


- Việt Bắc là quê hương cách mạng, nơi có hang Pắc Bó mà Nguyễn Ái Quốc sau bao nhiêu năm tìm đường cứu nước đã đặt chân đầu tiên khi về với Tổ quốc (tháng 2 năm 1941), nơi Trung ương Đảng và Bác Hồ đã thành lập Mặt trận Việt Minh chuẩn bị tổng khởi nghĩa dẫn đến Cách mạng Tháng 8 thành công. Nơi đội tuyên truyền giải phóng quân ra đời (Quân đội nhân dân Việt Nam), nơi có 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, ngày 20 tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tháng 10 năm 1954 các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ chuyển về Hà Nội, cán bộ kháng chiến về xuôi. Sự lưu luyến bịn rịn đầy ân tình giữa cảnh và người Việt Bắc đối với người cán bộ về xuôi trong giờ chia tay ấy là cảm xúc lớn, trực tiếp đã giúp cho nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài thơ này và in trong tập thơ Việt Bắc.

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề “Việt Bắc”?

Trả lời


- Việt Bắc là tên một tác phẩm, là một địa danh lịch sử.

- Việt Bắc là cái nôi của cách mạng trong những năm tiền khởi nghĩa và là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 4. Viết một bài văn ngắn trình bày của cảm nhận của bản thân về bài thơ “Việt Bắc”

Đoạn văn mẫu


Bài thơ “Việt Bắc” mang theo hồn thơ dân tộc đã tái hiện một cách chân thật những tâm tình tha thiết, mãnh liệt của Tố Hữu. Với bút lực tài nghệ trong văn chương của mình, Tố Hữu đã tạo nên được một bức tranh tứ bình thời chiến vô cùng đặc sắc. Nhà thơ Tố Hữu được coi như một lá cờ tiên phong của phong trào thơ cách mạng nước ta với những tác phẩm trường tồn với thời gian như "Từ ấy" "Khi con tu hú" hay "Việt Bắc". Những tác phẩm của Tố Hữu viết về đề tài yêu nước, cách mạng mang màu sắc chính trị nhưng chưa bao giờ khô khan thiếu sức truyền cảm. Mà ngược lại trong tác phẩm của ông nhiều nghệ thuật đặc sắc khiến cho mọi người đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của nó. Bài thơ "Việt Bắc" được tác giả Tố Hữu trong hoàn cảnh sau mười lăm năm sống ở Việt Bắc khi nước ta chiến thắng thực dân Pháp những chiến sĩ cách mạng rời núi rừng về lại với thủ đô Hà Nội. Cuộc chia tay đầy bịn rịn giữa kẻ ở người đi khiến người đọc vô cùng xúc động, nghẹn ngào về tình cảm đồng bào, đồng chí thiêng liêng như ruột thịt. Đặc biệt trong tác phẩm "Việt Bắc" tác giả Tố Hữu đã khắc họa lên bức tranh tứ bình về phong cảnh bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông của núi rừng Việt Bắc vô cùng sinh động say đắm lòng người.

Xuyên suốt tác phẩm chính là những tâm tư tình cảm tha thiết, lắng động của tác giả Tố Hữu dành cho những người đồng bào dân tộc, nơi ông đóng quan tham gia kháng chiến. Nơi chứa những kỷ niệm gian khổ, buồn vui về những ngày khốn khó.

Bài thơ "Việt Bắc" nói lên hình ảnh bình dị, gần gũi của giữa những chiến sĩ cách mạng với người đồng bào Tây Bắc. Những người dân tộc hiền lành, chất phác nhưng một lòng yêu nước, đi theo cách mạng thủy chung son sắc.

Trong khổ thơ đầu tiên tác giả đã thể hiện buổi chia ly nặng tình, nặng nghĩa giữa "Ta" và " Mình" thể hiện sự đối đáp như những người thân, người thương trong một gia đình, thể hiện sự gắn bó thân thiết như máu mủ ruột già.

"Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người"

Tác giả Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ vô cùng tinh tế thể hiện sự khéo léo kín đáo của mình trong việc diễn tả mối quan hệ quân và dân nhẹ nhàng gắn bó, như người thân trong gia đình.

Câu thơ thể hiện nỗi lòng nặng trĩu của người đi cũng như những người ở lại. Mười lăm năm gắn bó đâu phải là quãng thời gian ngắn ngủi. Mà nó là một quãng thời gian suốt đời không thể nào quên. Những chiến sĩ cách mạng cùng với những người dân đồng bào Tây Bắc đã cùng nhau vượt qua những khó khăn hoạn nạn, cùng chia ngọt sẻ bùi, đã từng một thời "Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.

"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"

Sang tới những câu thơ này người đọc như sững sờ ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc trong khung cảnh khi mùa đông đến. Mỗi khi nhắc tới mùa đông con người thường cảm thấy sự lạnh lẽo, buồn bã. Nhưng trong những câu thơ của Tố Hữu thì mùa đông ở Việt Bắc không hề buồn mà còn ấm áp, thể hiện một không khí tươi vui rực rỡ khi những bông hoa chuối rừng nở hoa.

Màu hoa chuối đỏ làm cho khu rừng như bừng sáng, cùng với những ánh nắng làm cho màu sắc của khu rừng càng thêm bừng sáng trong mùa đông. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật chấm phá làm người đọc cảm thấy ấm áp hơn khi mùa đông trở nên ấm áp.

Những tia nắng hiếm hoi làm cho không khí mùa đông trở nên bừng sáng, những tia nắng làm cho bức tranh mùa đông trở nên ấp áp thơ mộng trữ tình hơn. Màu đỏ của hoa chuối hòa lẫn với ánh nắng tạo nên màu sắc hy vọng ngập tràn sức sống của thiên nhiên con người tràn đầy hy vọng.

"Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"

Trong những câu thơ tiếp theo bức tranh khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng Tây Bắc hiện lên thật dịu dàng, êm ái, tạo nên sức sống vô cùng mãnh liệt, gợi lên một bức tranh mùa xuân vô cùng đặc sắc. Hoa mơ chính là loài hoa gắn liền với núi rừng Tây Bắc cứ mỗi dịp Tết đến xuân về thì những cánh rừng hoa mơ bạt ngàn lại nở trắng rừng, làm nên bức tranh mùa xuân Tây Bắc.

Mỗi bức tranh đều gắn liền với hình ảnh con người vô cùng đặc sắc, diễn tả một người con gái dịu dàng làm công việc vô cùng tỉ mỉ. Những con người hăng say với công việc của mình, yêu lao động và cần mẫn chăm chỉ tạo nên bức tranh xuân và con người vô cùng đặc sắc.

"Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình"

Tiếng ve kêu làm cho khu rừng khi mùa hè về trở nên sinh động hơn. Màu vàng đặc trưng của rừng phách làm cho mùa hè trở nên vô cùng ấn tượng, một bức tranh vô cùng tươi đẹp trên xứ sở cao nguyên. Tiếng ve râm ran như phá vỡ sự tĩnh lặng, bình yên của núi rừng làm cho không khí mùa hè trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết.

Tác giả Tố Hữu sử dụng động từ "đổ" để nhấn mạnh bức tranh mùa hè với những chuyển biến quyết liệt, quyến rũ về màu sắc. Bức tranh mùa hè chợt bừng tỉnh với những sức sống mới vô cùng rực rỡ.

Ở trong bức tranh thiên nhiên mùa hè này người đọc cảm nhận bóng dáng con người trong đó. Người con gái hái măng một mình nhưng không gợi lên vẻ cô đơn, mà vẫn thể hiện một cuộc sống tràn đầy sức sống.

"Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."

Trong những câu thơ này cảnh mùa thu núi rừng Tây Bắc với ánh trăng dịu dàng, mát lành thể hiện một bức tranh thiên nhiên vô cùng ưu đãi cho vùng đất tuyệt vời này. Ánh trăng trong bức tranh mùa thu là ánh trăng thể hiện tri kỷ thể hiện tình bạn gắn bó thân thiết của con người và thiên nhiên trong những năm tháng khó khăn gian khổ gắn bó thân thiết.

Hình ảnh ánh trăng mang tới cho con người vẻ đẹp vô cùng rạng rỡ trong mùa thu ở núi rừng Việt Bắc. Tác giả Tố Hữu nhìn trăng nhớ tới con người, nhớ tới tình nghĩa gắn bó giữa những chiến sĩ cách mạng và người dân đồng bào.

Bài thơ " Việt Bắc" của Tố Hữu thể hiện bức tranh thiên nhiên Việt Bắc vô cùng đặc sắc, tinh tế tràn đầy sức sống. Thể hiện tình cảm quân dân vô cùng gắn bó vượt qua những năm tháng khó khăn thử thách. Tác giả Tố Hữu đã tinh tế thể hiện sự khéo léo những tình cảm gắn bó sâu sắc của những người chiến sĩ với mảnh đất thân thương gắn bó như quê hương thứ hai của mình.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
bài thơ việt bắc to huu việt bắc
809
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top