Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất

Hướng dẫn Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nằm trong tập “Truyện Tây Bắc” đã thể hiện được gần như trọn vẹn bút lực sáng tác mãnh liệt và giàu tính nhân văn của Tô Hoài. Qua tác phẩm, người đọc càng thấy rõ những khía cạnh đặc biệt về cuộc sống lắm nỗi gian nan của người dân Tây Bắc.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (30).png


Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài?

Trả lời


- Năm sinh: 1920;

- Mất năm: 2014;

- Tên thật: Nguyễn Sen;

- Quê quán: Huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội);

- Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc;

- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996;

- Thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận,…

- Các tác phẩm chính:

+ Dế mèn phiêu lưu kí (truyện,1941);

+ O chuột (tập truyện,1942);

+ Quê người (tiểu thuyết,1942);

+ Nhà nghèo(tập truyện ngắn,1944);

+ Truyện Tây Bắc(tập truyện, 1953);

+ Miền Tây (tiểu thuyết,1967);

+ Cát bụi chân ai (hồi kí,1992);

+ Chiều chiều (tự truyện, 1999);

+ Ba người khác (tiểu thuyết, 2006).


Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”?

Trả lờ


- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được ra đời năm 1952;

- Tác phẩm được in trong tập Truyện Tây Bắc.

- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài tám tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn.

- Vợ chồng A Phủ gồm có hai phần:

+ Phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài;

+ Phần sau viết về cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Đoạn trích là phần đầu của truyện ngắn.

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”?

Trả lời


Nhan đề có tính khái quát cao và giàu ý nghĩa biểu tượng. Vì nhan đề của tác phẩm được đặt theo tên một nhân vật trong truyện (nhân vật A Phủ) nhưng lại bao hàm trong đó được cả hai nhân vật chính của chuyện (cụm từ “vợ chồng” - mối quan hệ trong xã hội - bao gồm cả A Phủ và Mị). Nội dung truyện kể về cuộc đời của Mị. Trong truyện, A Phủ và Mị vốn không hề quen biết nhưng lại gặp nhau tại nhà thống lý Pá Trá. Mỗi người một cảnh ngộ khác nhau. Mị chịu kiếp con dâu gạt nợ còn A Phủ chịu kiếp thân trâu thân ngựa - bòn rút sức lao động để trả nợ cho thống lý. Chính nhờ sự gặp gỡ với A Phủ và quyết định giải thoát cho A Phủ mà Mị cũng có dũng khí giải thoát cho chính mình. Quá trình trở thành “vợ chồng” của họ cũng chính là quá trình đi từ bóng tối ra ánh sáng. A Phủ đã đem Mị đến với ánh sáng của sự sống. Họ tìm đến với ánh sáng của cách mạng - cuộc đời của cả hai thay đổi.

Câu 4. Tóm tắt tác phẩm ““Vợ chồng A Phủ”

Trả lời


Truyện ngắn vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời và số phận của nhân vật Mị. Mị là một cô gái người dân tộc Mông xinh đẹp, chăm chỉ nhưng cuộc đời lại tủi nhục và bất hạnh vô cùng, chỉ vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mình mà Mị phải làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lý Pá Tra, cuộc sống của người con dâu gạt nợ chẳng khác gì người ở không công Mị không chỉ bị chà đạp, hành hạ, bóc lột về thể xác và còn bị đè nén về tinh thần tước đoạt đi tự do. Vì ở trong cái cực khổ nhiều nên Mị đã quen dần với cuộc sống đó, cô chấp nhận và cam chịu cuộc sống này. Cũng tại nhà của Thống lí Mị đã gặp A Phủ, chàng trai lương thiện tốt bụng, chăm chỉ, lao động giỏi nhưng chỉ vì mâu thuẫn nên đã đánh A Sử con trai thống lý mà bị bắt, đánh đập, phạt vạ và trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lý, sau đó chỉ vì để hổ bắt mất một con bò mà anh bị trói cho đến chết. Trước hoàn cảnh thương tâm đó Mị đã động lòng và đồng cảm với A Phủ, Mị đã cắt sợi dây cởi trói cho A Phủ và xin A Phủ cho mình theo với. Hai người cùng nhau và chạy trốn khỏi Hồng Ngài.

Câu 5. Viết một đoạn văn trình bày của cảm nhận của bản thân về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”?

Đoạn văn mẫu


Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nằm trong tập “Truyện Tây Bắc” đã thể hiện được gần như trọn vẹn bút lực sáng tác mãnh liệt và giàu tính nhân văn của Tô Hoài. Qua tác phẩm, người đọc càng thấy rõ những khía cạnh đặc biệt về cuộc sống lắm nỗi gian nan của người dân Tây Bắc. Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp - nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được. Vợ chồng A phủ nói lên nỗi bất hạnh của người dân trong xã hội lúc bấy giờ trước sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Tác giả đã khắc họa chi tiết cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm, khát vọng được tự do của người dân vùng núi miền Tây Bắc, qua đó thể tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn với người dân. Bằng ngòi bút miêu tả sắc sảo của mình, nhà văn đã tái hiện lại thực trạng cái xã hội vô nhân đạo, ở đó thân phận người dân nghèo mới mong manh bất ổn làm sao! Ta sững sờ trước cảnh cô Mị lặng lẽ ngồi lơ lững trong những đêm đông buốt giá, thằng chồng thì đi chơi về khuya ngứa tay đánh Mị ngã dúi xuống đất. Lại còn có cái hình ảnh nhức nhối phũ phàng: người con gái bị trói đứng vào cột trong buồng tối, bị trói chỉ vì muốn đi chơi tết như bạn bè. Sự bất lực của Mị tràn theo dòng nước mắt chua chát trên má môi mà không có cách gì lau đi được. Qua việc khắc họa thành công hai nhân vật chính trong truyện, Tô Hoài đã tái hiện chân thật và sinh động cuộc hành trình từ đau khổ, tối tăm ra phía ánh sáng cách mạng của những người dân lao động với chế độ cũ. Tác phẩm đem lại cho bạn đọc nhận thức đúng đắn về con đường cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Ngoài ra giá trị hiện thực của truyện còn được gia tăng bằng màu sắc địa phương rất đậm nét với cảnh sắc, phong tục, sinh hoạt của người Mèo, bằng bản sắc tâm hồn độc đáo của các nhân vật. Cùng một số phận, một cảnh ngộ, những diễn biến tâm lí của Mị rất khác A Phủ. A Phủ mạnh mẽ, bộc trực, dứt khoát. Mị dường như chính chắn hơn nhưng lại yếu đuối hơn. Với những cảnh đời éo le, với những nỗi khổ đau đến cùng cực, tưởng như mãi mãi phải chìm trong u tối, thì các nhân vật đã tỉnh ngộ, vùng dậy một cách bất ngờ và cương quyết, đó chính là thành công lớn nhất của tác phẩm và lá giá trị cao đẹp của tác phẩm. Tác giả đã có sự cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của Mị và A Phủ, trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này. Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã bổ sung cho câu chuyện của Mị - người con dâu gạt nợ, để hoàn thiện bản án về tội ác của bọn chúa đất đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng, đồng thời cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của họ.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY

Top mở bài hay về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Nhận định hay về nhà văn Tô Hoài cùng tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"
Khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ
Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị
Quá trình tìm lại khát vọng sống mãnh liệt của Mị
Ánh lửa hồng tái sinh cuộc đời Mị
Sức sống ở nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm cởi trói cho A Phủ
Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Ôn tập tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài mới nhất
Vợ chồng A Phủ, tổng hợp tất cả về tác phẩm
 
Từ khóa
tác phẩm vợ chồng a phủ tô hoài vợ chồng a phủ
  • Love
Reactions: Vanhoctre
746
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top