“Chiếu cầu hiền” là bài chiếu mà vua Quang Trung- Nguyễn Huệ giao cho Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu để chiêu mộ người có đức, có tài ra phục vụ triều đình giúp dân, giúp nước. Thay tâm nguyện của đức vua Ngô Thì Nhậm đã thể hiện cho muôn dân thấy được tấm lòng vì dân, vì nước của vua Quang Trung, cũng như sự hiểu biết và tầm nhìn xa trông rộng của đức vua. Cùng phân tích bài "Chiếu cầu hiền" của Ngô Thì Nhậm để hiểu rõ hơn về văn bản này nhé!
Ngô Thì Nhậm là một Nho sĩ toàn tài có đóng góp to lớn, tích cực cho triều đại Tây Sơn. "Chiếu cầu hiền" là tác phẩm của Ngô Thì Nhậm viết thay cho vua Quang Trung nhằm mục đích kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Trước tình thế khó khăn của đất nước và ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm soạn Chiếu Cầu Hiền nhằm thu phục người tài ra giúp dân giúp nước. Bài chiều thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung, đặc biệt cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Đoạn văn mở đầu tác giả nêu quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử. Tác giả đã dẫn lời của Khổng Tử trong sách Luận ngữ nhằm tạo dấu ấn mạnh đối với các nho sĩ: “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”.
Hình ảnh so sánh: Người hiền “như sao sáng trên trời cao” đã nhấn mạnh, đề cao vai trò của người hiền, khẳng định người hiền tài là những tài sản quí giá của đất nước, giống “như sao sáng trên trời”, tinh anh, tinh túy như hoa của vũ trụ. “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần”: đây là quy luật tự nhiên, khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng đắn, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời mà người tài tất phải ra giúp vua trị nước mới xứng với “ý trời” đã sinh ra, nếu không là trái quy luật, đạo trời.
Tác giả cũng thông qua đó mà lên án: Người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi. Có thể nói, bằng tài năng xuất chúng của Ngô Thì Nhậm, đoạn mở đầu đã mang đến cho người đọc một so sánh đầy sáng tạo, cách lập luận chặt chẽ, cách đặt vấn đề hấp dẫn, có sức thuyết phục.
Ở phần tiếp theo, tác giả bàn về cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu cần hiền tài của triều đại mới. Trước hết tác giả nói về cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà. Khi thời thế suy vi, họ, hoặc là mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng; hoặc là ra làm quan nhưng lúc nào cũng sợ hãi, im lặng như bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng. Một số “ra biển vào sông”: ẩn đi mỗi người một phương
Khi thời thế đã ổn định, họ vẫn còn hoài nghĩ. Thế nên, “chưa thấy có ai tìm đến”. Ý văn đã thể hiện tâm trạng của vua Quang Trung, niềm khắc khoải mong chờ người hiền ra giúp nước. Nhà vua có ý muốn trách những người tài của đất nước. Nay đất nước đã thái bình, nhà vua cần có sự hợp sức của nhân tài để quốc gia được phồn vinh, thịnh vượng hơn. Thế mà người hiền thì ở ẩn hoặc cố ý giữ lấy khí tiết của mình mà không để ý đến việc quốc gia đại sự. Đây là cách phê phán nhẹ nhàng và tế nghị nhưng ẩn ở phía sau là những hàm ý rất thâm thúy.
Hai câu hỏi tu từ liên tiếp “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” cho thấy sự day dứt, trăn trở khôn nguôi trong lòng vua Quang Trung. Những câu hỏi tu từ cũng đầy sự thôi thúc, khiến người nghe phải tự suy ngẫm. Cách nói khiêm tốn nhưng thuyết phục, tác động vào nhận thức của các hiền tài buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử.
Tác gải vạch rõ thực trạng và nhu cầu của thời đại. Buổi đầu dựng nghiệp nên triều chính chưa ổn định; biên ải chưa yên; dân chưa hồi sức sau chiến tranh; Đức của vua chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Những trăn trở trên cho thấy vua Quang Trung không chỉ làm phận sự của một vị tướng tài là dẹp giặc, trừ bạo mà còn lo toan đến đời sống của nhân dân.
Đoạn văn chứa đựng tấm lòng nhà vua vì sự bình an dân chúng và sự phồn vinh nước nhà. Những lời văn chan chứa tâm huyết của vua Quang Trung cho thấy vua không lúc nào không nghĩ đến cuộc sống của người dân và lo toan cho quốc gia đại sự. Quang Trung là vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ thể hiện qua lời lẽ khiêm nhường, chân thành, tha thiết nhưng cũng kiên quyết, có sức thuyết phục cao. Tấm lòng đó quả là rộng lớn và quý báu của một vị vua suốt đời dâng hiến cho dân tộc. Có một nhà vua với những lí tưởng cao đẹp như thế đất nước sẽ luôn được thái bình, dân chúng sẽ luôn được hưởng ấm no hạnh phúc.
Phần cuối là cách chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung, đây là một đường lối hết sức dân chủ cho thấy Quang Trung là vị vua có tư tưởng tiến bộ: “Vậy ban chiếu xuống, quan việc lớn nhỏ và dân chúng trăm họ ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều cho phép được dâng thư bày tỏ công việc”. Có thể nói ở đây, tính dân chủ đã được hình thành và phát huy cao độ. Điều đó nói lên tính cấp thiết của đất nước trong việc trọng dụng người tài vào nắm giữ các chức vụ khác nhau trong triều đình mới. Mọi tầng lớp đều được dâng thư bày tỏ việc nước. Các quan được phép tiến cử người có tài nghệ. Những người ở ẩn được phép dâng sớ tự tiến cử.
Đây là biện pháp cầu hiền đúng đắn, thiết thực và dễ thực hiện, miễn là người hiền có tài thực sự, tùy theo tài năng gì mà nhà vua sẽ dử dụng kẻo uổng phí tài năng. Trong lịch sử ít có một nhà vua nào đề cao tối đa tính dân chủ trong việc tuyển dụng nhân tài giúp nước như vua Quang Trung. Cách nhìn xa trông rộng đó chứng tỏ nhà vua là người am hiểu quy luật phát triển của lịch sử, đã thấy được tương lai sau này của đất nước.
Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luân chặt chẽ, khúc chiết, thấu tình đạt lý, Chiếu cầu hiền đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung và triều đình Tây Sơn trong việc cầu hiền tài phục vục cho sự nghiệp dựng nước. Quang Trung xứng đáng đi vào lịch sử như một nhân vật tài ba nhất trong lịch sử trung đại nước nhà.
Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/chieu-cau-hien-ngo-thi-nham.1130/
Ngô Thì Nhậm là một Nho sĩ toàn tài có đóng góp to lớn, tích cực cho triều đại Tây Sơn. "Chiếu cầu hiền" là tác phẩm của Ngô Thì Nhậm viết thay cho vua Quang Trung nhằm mục đích kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Trước tình thế khó khăn của đất nước và ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm soạn Chiếu Cầu Hiền nhằm thu phục người tài ra giúp dân giúp nước. Bài chiều thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của vua Quang Trung, đặc biệt cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của một nhà lãnh đạo kiệt xuất hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Đoạn văn mở đầu tác giả nêu quy luật xử thế của người hiền và mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử. Tác giả đã dẫn lời của Khổng Tử trong sách Luận ngữ nhằm tạo dấu ấn mạnh đối với các nho sĩ: “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”.
Hình ảnh so sánh: Người hiền “như sao sáng trên trời cao” đã nhấn mạnh, đề cao vai trò của người hiền, khẳng định người hiền tài là những tài sản quí giá của đất nước, giống “như sao sáng trên trời”, tinh anh, tinh túy như hoa của vũ trụ. “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần”: đây là quy luật tự nhiên, khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng đắn, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời mà người tài tất phải ra giúp vua trị nước mới xứng với “ý trời” đã sinh ra, nếu không là trái quy luật, đạo trời.
Tác giả cũng thông qua đó mà lên án: Người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi. Có thể nói, bằng tài năng xuất chúng của Ngô Thì Nhậm, đoạn mở đầu đã mang đến cho người đọc một so sánh đầy sáng tạo, cách lập luận chặt chẽ, cách đặt vấn đề hấp dẫn, có sức thuyết phục.
Ở phần tiếp theo, tác giả bàn về cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu cần hiền tài của triều đại mới. Trước hết tác giả nói về cách hành xử của sĩ phu Bắc Hà. Khi thời thế suy vi, họ, hoặc là mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng; hoặc là ra làm quan nhưng lúc nào cũng sợ hãi, im lặng như bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng. Một số “ra biển vào sông”: ẩn đi mỗi người một phương
Khi thời thế đã ổn định, họ vẫn còn hoài nghĩ. Thế nên, “chưa thấy có ai tìm đến”. Ý văn đã thể hiện tâm trạng của vua Quang Trung, niềm khắc khoải mong chờ người hiền ra giúp nước. Nhà vua có ý muốn trách những người tài của đất nước. Nay đất nước đã thái bình, nhà vua cần có sự hợp sức của nhân tài để quốc gia được phồn vinh, thịnh vượng hơn. Thế mà người hiền thì ở ẩn hoặc cố ý giữ lấy khí tiết của mình mà không để ý đến việc quốc gia đại sự. Đây là cách phê phán nhẹ nhàng và tế nghị nhưng ẩn ở phía sau là những hàm ý rất thâm thúy.
Hai câu hỏi tu từ liên tiếp “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” cho thấy sự day dứt, trăn trở khôn nguôi trong lòng vua Quang Trung. Những câu hỏi tu từ cũng đầy sự thôi thúc, khiến người nghe phải tự suy ngẫm. Cách nói khiêm tốn nhưng thuyết phục, tác động vào nhận thức của các hiền tài buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử.
Tác gải vạch rõ thực trạng và nhu cầu của thời đại. Buổi đầu dựng nghiệp nên triều chính chưa ổn định; biên ải chưa yên; dân chưa hồi sức sau chiến tranh; Đức của vua chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Những trăn trở trên cho thấy vua Quang Trung không chỉ làm phận sự của một vị tướng tài là dẹp giặc, trừ bạo mà còn lo toan đến đời sống của nhân dân.
Đoạn văn chứa đựng tấm lòng nhà vua vì sự bình an dân chúng và sự phồn vinh nước nhà. Những lời văn chan chứa tâm huyết của vua Quang Trung cho thấy vua không lúc nào không nghĩ đến cuộc sống của người dân và lo toan cho quốc gia đại sự. Quang Trung là vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ thể hiện qua lời lẽ khiêm nhường, chân thành, tha thiết nhưng cũng kiên quyết, có sức thuyết phục cao. Tấm lòng đó quả là rộng lớn và quý báu của một vị vua suốt đời dâng hiến cho dân tộc. Có một nhà vua với những lí tưởng cao đẹp như thế đất nước sẽ luôn được thái bình, dân chúng sẽ luôn được hưởng ấm no hạnh phúc.
Phần cuối là cách chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung, đây là một đường lối hết sức dân chủ cho thấy Quang Trung là vị vua có tư tưởng tiến bộ: “Vậy ban chiếu xuống, quan việc lớn nhỏ và dân chúng trăm họ ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều cho phép được dâng thư bày tỏ công việc”. Có thể nói ở đây, tính dân chủ đã được hình thành và phát huy cao độ. Điều đó nói lên tính cấp thiết của đất nước trong việc trọng dụng người tài vào nắm giữ các chức vụ khác nhau trong triều đình mới. Mọi tầng lớp đều được dâng thư bày tỏ việc nước. Các quan được phép tiến cử người có tài nghệ. Những người ở ẩn được phép dâng sớ tự tiến cử.
Đây là biện pháp cầu hiền đúng đắn, thiết thực và dễ thực hiện, miễn là người hiền có tài thực sự, tùy theo tài năng gì mà nhà vua sẽ dử dụng kẻo uổng phí tài năng. Trong lịch sử ít có một nhà vua nào đề cao tối đa tính dân chủ trong việc tuyển dụng nhân tài giúp nước như vua Quang Trung. Cách nhìn xa trông rộng đó chứng tỏ nhà vua là người am hiểu quy luật phát triển của lịch sử, đã thấy được tương lai sau này của đất nước.
Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luân chặt chẽ, khúc chiết, thấu tình đạt lý, Chiếu cầu hiền đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung và triều đình Tây Sơn trong việc cầu hiền tài phục vục cho sự nghiệp dựng nước. Quang Trung xứng đáng đi vào lịch sử như một nhân vật tài ba nhất trong lịch sử trung đại nước nhà.
Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/chieu-cau-hien-ngo-thi-nham.1130/