Baivanhay Phân tích đoạn trích "Cảnh ngày xuân” mới nhất

Baivanhay Phân tích đoạn trích "Cảnh ngày xuân” mới nhất

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của đại thi hào của Nguyễn Du đã khắc họa nên những hình ảnh rộn ràng, vui tươi trong tiết trời giao hòa. Bên cạnh đó, sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên và con người cũng là một trong những hình ảnh đặc trưng của đoạn trích.

dn (4).png


Đề: Em hãy viết bài văn để phân tích đoạn trích "Cảnh ngày xuân”

BÀI LÀM MẪU

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của đại thi hào của Nguyễn Du đã khắc họa nên những hình ảnh rộn ràng, vui tươi trong tiết trời giao hòa. Bên cạnh đó, sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên và con người cũng là một trong những hình ảnh đặc trưng của đoạn trích.

Người xưa có câu: Thi trung hữu họa, và nếu thế thì “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du quả thực đã họa nên một bức tranh màu xuân vừa tinh khiết, tươi mới, lại cũng giàu sức sống biết bao.
"Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Câu thơ mở đầu, ẩn dụ qua hình ảnh con én đưa thoi đã cho thấy sự trôi chảy quá nhanh của thời gian, lúc này đã sang tháng ba, tháng cuối cùng của mùa xuân. Hình ảnh ẩn dụ đã nêu và hình ảnh hoán dụ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” là một cách nói rất đắt của Nguyễn Duy diễn tả sự trôi chảy quá nhanh của thời gian. Để tiếp đến, trước sự ngỡ ngàng của lòng người, tác giả phác họa nên một vài nét về bức tranh xuân với những điểm họa độc đáo. Nền của bức tranh là màu của sự sống, của sức xuân, của sức trẻ, của sự tươi mới, ấy là màu xanh non trải rộng bất tận tới chân trời, không chỉ gợi nên không gian bao la, mà còn thổi hồn cho không gian sống tưởng như vô tri ấy. Tất cả đếu sinh động, tươi mới đến lạ thường, rõ ràng thơ cổ ưa vẻ đẹp tĩnh, thanh đạm ..thế nhưng ở trong thơ Nguyễn Du, bức tranh thiên nhiên mùa xuân hiện lên dồi dào sức sống, rạo rực nhựa sống. Và trên nền màu xanh non ấy, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Gam màu trắng của hoa lê và nền xanh của cỏ đã tạo nên một bức tranh thật hài hòa màu sắc, tinh tế trong đường nét. Nguyễn Du không hề tả chi tiết từng cảnh vật lúc đương xuân, mà chỉ chọn mắt điểm tên, nhưng vẫn nảy ra được vẻ đẹp đặc trưng của không gian màu xuân, mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống “cỏ non”; khoáng đạt và trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng và thanh khiết (trắng trẻo). Khéo khen thay cho ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du, đặt chữ điểm ở câu thơ đã làm cho cảnh vật trở nên không tĩnh tại, sống động và có hồn.

Trong thơ cổ Trung Quốc cũng có những câu thơ rất ấn tượng, thậm chí đã trở thành điển cố khi tả về mùa xuân:
"Phương thảo niên bích

Lê chỉ số điểm hoa"

Có thể thấy, chữ điểm trong thơ Nguyễn Du đã khiến cho cảnh vật thêm sinh động, sống động và có hồn hơn, chứ không mang vẻ đẹp tĩnh lặng như trong câu thơ cổ.

Không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên, trong cảnh ngày xuân, Nguyễn Trãi còn tái hiện lại những hoạt động nô nức của con người trong những ngày này:

"Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thành

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Thiên nhiên ngập tràn sự sống, con người cũng rộn ràng, náo nức cùng đi tảo mộ, đi thưởng ngoạn đó đây, so sánh “như nước, như nêm” của Nguyễn Du đã cho thấy cảnh tượng đông đúc nhộn nhịp của con người đi chảy hội, đồng thời phần nào là bản lề đối lập cho bức tranh tâm trạng của chị em Thúy Kiều trong câu thơ cuối:
"Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Thiên nhiên tươi đẹp, con người rộn ràng, náo nức, thế nhưng dường như ở giữa bức tranh đó, tâm trạng của chị em đặc biệt là Thúy Kiều vẫn cảm thấy phần nào cô quạnh, hiu hắt. Trước hết là bởi thời gian chiều tà muôn thuở là thời gian gợi buồn, thêm nữa để ý thấy các tính từ trong đoạn thơ cuối cũng giảm dần sắc độ, nhịp độ, tạo nên một bức tranh phong cảnh nhỏ xinh, dịu dịu phù hợp với sắc thái tâm trạng của nhân vật. Nao nao, thanh thanh, nho nhỏ, tất cả các từ láy tượng hình, tượng thanh đều góp phần giúp Nguyễn Du đặc tả thế giới nội tâm đang rất phức tạp của nhân vật, đồng thời cũng nói lên khả năng quan sát tinh tế của nhà thơ.

Quả thật, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong tác phẩm “Truyện Kiều” đã mang đến màu sắc độc đáo. Qua đó, năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ của đại thi hào Nguyễn Du cũng ngày càng được khẳng định rõ ràng và chân thật.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
canh ngay xuan nguyen du truyen kieu
368
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top