Chia Sẻ Phân tích hình ảnh “nồi chè khoán” trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân

Chia Sẻ Phân tích hình ảnh “nồi chè khoán” trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân

Anh Tony
Anh Tony
“Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm”, không một tác phẩm nào xuất sắc, nếu không thể tạo được những chi tiết giàu ý nghĩa nhân văn. Trong Chí Phèo ta còn nhớ những chi tiết tiếng chửi, bát cháo hành… còn với tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, tác giả đã xây dựng thành công một chi tiết vô cùng đắt giá và nổi bật, đó chính là “nồi chè khoán” của gia đình anh Cu Tràng.

Vợ Nhặt của Kim Lân lấy bối cảnh nước ta trong nạn đói năm 1945, thời gian đó người ta sống trong hoàn cảnh “ngụ cư” và phải chịu rất nhiều tấn khổ cực. Bi kịch của kiếp người là những cái chết ngả rạ, chết vì đói, mà cũng có thể là chết vì…no. Vì vậy, Kim Lân đã đặc biệt xây dựng thành công một hình ảnh “nồi chè khoán” vô cùng đặc biệt. Liệu đó có phải nồi chè khoán thật hay không? Tại sao trong một gia đình có mối nghèo truyền kiếp và hai miệng ăn còn không đủ no, lại có được một thức ăn đặc sản như thế trong những ngày đói cùng cực như vậy?

Hình ảnh nồi chè khoán của bà cụ Tứ hiện lên trong hoàn cảnh vô cùng ý nghĩa. Đó là nồi chè bà đã cất công làm ra để thiết đãi cô con dâu mới – Thị vừa mới về làm dâu với anh Cu Tràng, con trai bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ bưng bát cháo ra với tâm trạng vui phơi phới, và cố kiềm đi nỗi tủi cực của một hoàn cảnh nghèo khó, mà vui vẻ nói: “chúng mày đợi nhá. Tao có cái này hay lắm cơ” rồi bà bưng ra một cái nồi bốc khói lên nghi ngút, và lại vui vẻ nói tiếp: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” nhưng thực ra đây đâu có phải chè khoán? Bà cố tình vui vẻ thế thôi, vui vẻ trước mặt cô con dâu mới, vui vẻ để truyền niềm vui, lạc quan hi vọng vào các con. Thể hiện tâm trạng của một người mẹ nghèo trong nạn đói Ất Dậu 1945. Hơn thế, đó còn là sự biểu hiện một tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai mình. “Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để” lời nói trong vui mà có buồn, nỗi xót xa như ứ đọng nhưng buộc phải vui để mà sống. Vì vậy ta càng cảm nhận hơn một trái tim ấm áp, tấm lòng nhân hậu và vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng.

Là một chi tiết đắt giá trong truyện, hình ảnh “nồi cháo khoán” còn có ý nghĩa rất cao về nghệ thuật. Là một trong những chi tiết có tính thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa rõ nét tính cách, và tâm lí hành động của người mẹ nghèo nhưng rất thương con. Tuy là một chi tiết nhỏ, nhưng lại mang sức gợi rất cao. Đó là sự tin tưởng, một khát vọng sống vươn lên hoàn cảnh, và còn là sức mạnh của tình thương, một trái tim đẹp của con người dành cho nhau.

Kim Lân đã vô cùng tài hoa khi xây dựng được một chi tiết có nhiều giá trị nghệ thuật và nội dung đến như vậy. Thông qua đó còn gửi gắm một tấm lòng nhân đạo của ông dành cho con người, luôn tôn vinh và ngợi ca họ dù trong hoàn cảnh khó khăn và khốn cùng của kiếp người. Và nhờ chi tiết độc đáo “nồi cháo khoán” đã cho ta thấy một tầm vóc lớn của một nhà văn giàu lòng nhân đạo. Chi tiết đã nâng tầm của câu truyện lên và khiến cho ta, về sau khi đọc lại, vẫn sẽ luôn nhớ mãi một chi tiết “nồi cháo khoán” giản dị như một hời ấm nhen lên giữa những ngày đau thương của dân tộc.
 
Từ khóa
nồi chè khoán vợ nhặt - kim lân
1K
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top