Hướng dẫn Phân tích nhân vật Việt

Hướng dẫn Phân tích nhân vật Việt

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Nhân vật Việt là một trong hai hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm mang những phẩm chất rất chung của người chiến sĩ trẻ và cả những phẩm chất rất riêng của một anh chàng nhiệt huyết. Hãy cùng phân tích hình tượng nhân vật Việt bạn nhé!

1. Tính cách trẻ con
Việt là một thanh niên mới lớn với những phẩm chất hồn nhiên. Hồi còn ở nhà, cái gì Việt cũng giành với chị. Từ việc tranh giành với chị chuyện bắt ếch nhiều ít, chuyện bắn cháy tàu giặc trên sông Định Thủy, chuyện giành nhau đi tòng quân... Đến tuổi trưởng thành, đi đánh giặc nhưng lúc nào Việt cũng quảng cây ná thun vào cổ. Khi bị thương nặng trong đêm tối, không sợ chết mà sợ bóng đêm và sợ ma. Là con trai, lại là em quen được chiều chuộng nên mọi việc Việt đều “ỷ lại cho chị”, phó mặc tất cả cho chị. Nghe chị bàn việc gia đình một cách trang nghiêm, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì” và cứ ậm ờ cho qua chuyện, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết".

2. Việt có tình cảm với gia đình rất sâu sắc
Khi tỉnh dậy lần thứ nhất, Việt nhớ và thương má: “Ước gì bây giờ lại được gặp má... mà sẽ ghé lại xoa đầu Việt, đánh thức Việt dạy rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để dưới xuồng lên cho Việt ăn". Việt thương chị Chiến, Việt nhớ lại cái đêm trước ngày đi tòng quân, nhớ từng lời đối thoại, nhớ cả cái cảnh hai chị em khiêng bàn thờ má qua nhà chú Năm. Thương nhất là lúc “Nghe tiếng chân chị bịch bịch phía sau, Việt thấy thương chị lạ”. Việt thương chú Năm, nhớ giọng hò "đục và tức như gà gáy" nhưng lại "cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang... cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”.

Những đứa con trong gia đình.png

Những đứa con trong gia đình. Ảnh mạng.
3. Việt mang trong mình phẩm chất người anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ kiên cường.
Lúc còn nhỏ, Việt đã cùng chị Chiến cùng địa phương quân bắn cháy tàu giặc trên sông Định Thủy được chú Năm ghi chiến công vào cuốn sổ gia đình. Chứng kiến cảnh cha bị giặc chặt đầu, Việt lao vào đá vào chân thằng giặc cầm đầu ba. Nỗi đau thương và sự mất mát của của gia đình đã luôn thôi thúc Việt chiến đấu. Còn nhỏ nhưng đã xin tòng quân đi đánh giặc (thậm chí giành nhau với chị Chiến để được đi).

Vào trận mạc, Việt chiến đấu rất dũng cảm. Trong trận đánh tại rừng cao su, Việt diệt được xe bọc thép của giặc. Tuy bị thương nặng, lại lạc mất đồng đội, hai mắt không nhìn thấy gì. Cả “hai tay, vai, đầu, chân đang đau điếng và rỏ máu”, người sắp là đi vì đói khát. Việt vẫn trong tư thế đường hoàng chững chạc của người chiến sĩ kiên cường, sẵn sàng tiêu diệt giặc: “Tao sẽ chờ mày... Cả khu rừng này còn có mình tạo. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày... Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. Dù bị thương, dù tỉnh dù mê, dù kiệt sức vẫn sẵn sàng chiến đấu. Nghe tiếng súng nổ, Việt phân biệt được đâu là súng ta, đâu là súng giặc. Việt bò về phía có tiếng súng vì Việt “phía đó là sự sống”. Tay việt chỉ còn một ngón cử động được, lúc nào Việt cũng bỏ vào cò súng sẵn sàng nhả đạn về phía kẻ thù.

Tóm lại, Việt mang trong mình vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, gan dạ, đáng yêu, rất mực anh hùng dũng cảm. Việt đã tiếp nối và làm rạng rõ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, của nhân dân miền Nam nói riêng. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong thời đại đánh Mỹ.
 
Từ khóa
nhân vật việt những đứa con trong gia đình văn 12
464
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top