Baivanhay Phân tích tác phẩm “Viếng lăng Bác” mới nhất

Baivanhay Phân tích tác phẩm “Viếng lăng Bác” mới nhất

Bác đã ra đi vĩnh viễn vào cõi vĩnh hằng nhưng những tình cảm của thế hệ trẻ Việt Nam muôn đời vẫn hướng về lăng của Người với hết thảy lòng tự hào và kính yêu vô bờ. Vì vậy, đại diện cho những tình cảm tha thiết của nhân dân miền Nam, nhà thơ Viễn Phương đã sáng tác nên bài thơ “Viếng lăng Bác” với tất cả lòng biết ơn và sự tôn kính dâng lên chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

mxnn (2).png


Đề: Em hãy viết bài văn để phân tích tác phẩm “Viếng lăng Bác”

BÀI LÀM MẪU

Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Thơ ông thường có giọng nhỏ nhẹ, chứa chan tình cảm và giàu chất mơ mộng. Sau khi đất nước thống nhất một năm, tháng 4-1976, Viễn Phương có dịp cùng đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam ra Hà Nội thăm lăng Bác Hồ. Dịp này, từ những cảm xúc rất chân thực, ông sáng tác bài thơ nổi tiếng “Viếng Lăng Bác”. Bài thơ đã làm rung động hàng triệu trái tim vì chứa đựng cảm xúc dạt dào, niềm thương nhớ khôn nguôi và lòng kính yêu vô hạn đối với Bác Hồ, vì nỗi niềm của nhà thơ đã bắt gặp nỗi niềm chung của nhiều người.

Năm 1976 sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ này được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân.

Dòng cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ được diễn tả theo trình tự của cuộc viếng lăng Bác. Trong tâm tưởng của tác giả, Bác Hồ như đang sống, như thể Bác nhìn mọi người từ xa, nên tác giả thầm giới thiệu:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Câu thơ như chưa đựng một nỗi đau và một niềm tự hào. Tự hào “con ở miền Nam”, miền Nam gian khổ và anh hung, miền Nam thành đồng Tổ Quốc, miền Nam vừa chiến thắng vẻ vang… Nhớ lúc sinh thời Người nghĩ đến miền Nam, mong miền Nam được giải phóng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà


Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”.

Thế mà miền Nam không được đón Bác vào thăm ngày vui đại thắng. Nay thì Bác đã ra đi, nỗi đau mất Bác lấy gì bù đắp? Cho nên ngay từ đầu, giọng thơ nghe sao mà xót tủi. Đến với Bác, dù ngay giữa lòng Hà Nội, mà cảnh vật sao giản dị ,thân quen như trở về môt làng quê nào vậy:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát


Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng”


Không phải là đền đái tráng lệ, uy nghi mà chỉ là hàng tre giản dị quen thuộc, “hàng tre bát ngát”. Bát ngát của tre và bát ngát của sương , là những nét vẽ mờ tỏ, đậm nhạt, tạo nên vẻ đẹp lung linh như tranh thủy mặc, Từ hình tả thực ấy, tác giả liên tưởng khái quá nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ “hàng tre xanh xanh Việt Nam”, một biểu tượng của dân tộc. Hai tiếng “xanh xanh”không chỉ gợi ý niệm về màu sác mà còn gợi lên sức sống bất diệt của dân tộc. Hàng tre ấy mang bao phẩm chất của con người Việt Nam: nhũn nhặn, thanh cao, dẻo dai, kiên cường, bất khuất,..dù “bão táp mưa sa” cũng “đứng thẳng hàng” . Dấu hiệu đầu tiên nơi Bác ở là một dấu hiệu Việt Nam vì Bác là con người Việt Nam đẹp nhất!

Nhà thơ hòa vào dòng ngừi xếp thành hàng, chầm chậm bước đi, chân bước mà lòng nghĩ

“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng


Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”

Mặt trời đi qua trên lăng Bác là Mặt Trời của tạo hóa, thiên nhiên đang tỏa ra ngàn tia nắng ấm. Còn mặt trời rất đỏ trong lăng là Bác Hồ vĩ đại. Bác được ví như vầng thái dương chói lọi, sưởi ấm cho muôn loài. Mặt trời ấy là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng sáng ngời ấy như ánh mặt trời vĩnh hằng trên trái đất. Bởi vậy, Bác ra đi là sự mất mát lớn đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước, mất mát lớn đối với toàn thể dân tộc ta. Bác để lại muôn vàn nhớ thương trong tâm khảm mỗi con người:

Không khí thương nhớ bao trùm theo nhịp thơ chầm chậm, âm điệu trầm trầm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm. Nhưng không phải là cuộc tưởng niệm bình thường mà ca ngợi vinh quang của Bác. Và tràng hoa tưởng niệm cũng khôn phải bình thường mà nó được kêt bằng hàng triệu tấm lòng để dâng lên Bác dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”.

Ta lại theo chân nhà thơ vào lăng Bác. Đây là giây phút thiêng liêng và xúc động nhất vì được nhìn thấy:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.”

Với nỗi đau đớn, xúc động nghẹn ngào. Nhà thơ không muốn chấp nhận sự thật : Bác đã mất! Mà tưởng tượng “Bác chỉ “nằm trong giấc ngủ bình yên” sau một cuộc dời vất vả, hi sinh vì dân vì nước chưa hề được nghỉ ngơi. Giấc ngủ của Bác bình yên giữa một vùng ánh sáng nhè nhẹ “dịu hiền” được miêu tả như một “vầng trăng”. Con người tha thiết yêu trăng mà chưa bao giờ được bình yên để ngắm ấy bây giờ đã được yên nghĩ cùng trăng. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, lý trí đã nhắc nhà thơ: Bác mất thật rồi! cho nên cảm xúc dâng trào đã bật thành lời:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi


Mà sao nghe nhói ở trong tim”


Ở đây có sự hòa quyện giữa hai cảm xúc: cảm xúc vè sự bất tử, trường tồn của Bác, cảm xúc về nỗi đau và nỗi nhớ Bác khôn nguôi. Bác là mãi mãi như bầu trời xanh bất diệt, vĩnh viễn ở trên đầu và ở trong tâm tưởng của mỗi người , vĩnh viễn với non sông đất nước. Nhưng Bác mất thật rồi, không còn thấy Bác trong cuộc đời này nữa. Cái thiếu vắng ấy lấy gì bù đắp được? tiếng “nhói” vút cao lên nói hộ ta bao nỗi đau đớn xót xa. Đó là niềm xót ca, làm rung cảm rất chân thật của bất cứ ai vào lăng viếng Bác.

Xót xa, lưu luyến mấy rồi cũng phải chia tay. Bác nằm lại với “giấc ngủ bình yên”, mỗi người lại phải chia xa:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

Câu thơ như vẻ tiếc nuối, nghẹn ngào, xót xa. Một tiếng “thương”, một hình ảnh “trào nước mắt” là trọn vẹn tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác. Đó là niềm kính yêu, lòng kính trọng biết ơn đối với con người cao thượng và vĩ đại dành trọn cuộc đời mình cho dân cho nước. Đó là nỗi xót đau người đã để lại cho con cháu, đành phải giã biệt Bác. Thương Bác Bác nhưng không xa rời sự nghiệp mà người đã để lại cho con cháu, đành phải giã biệt Bác. Chân bước ra đi mà lòng còn lưu luyến. Nỗi niềm đó còn được diễn đạt trong mấy câu thơ giàu hình ảnh:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác


Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Về cuối bài, nhịp điệu câu thơ trở nên dồn dập với điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại đến ba lần nhấn mạnh ước nguyện sâu sắc, chân thành của tác giả. Và hàng loạt honfh ảnh ẩn dụ cụ thể hóa ước nguyện đó: con chim dâng tiếng hót vui, bông hoa dâng hương thơm ngát, cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ yên bình của Bác. Tất cả đều bên lăng. Tất cả đều nói lên tấm lòng kính yêu vô hạn của tác giả và cũng là của nhân dân đối với Bác.

Bài thơ đã được cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và trở thành bài hát được nhiều người yêu thích. Sở dĩ vậy bởi vì bài thơ đã giàu tính nhạc: giọng điệu thiết tha thầm lặng, trang nghiêm và thành kính, nhịp thơ chậm. qua đó nhà thơ bộc lộ cảm xúc tràn đầy , những tình cảm lớn lao thiêng liêng của mình và cũng là của nhân dân đối với Bác Hồ, đồng thời ca ngợi vinh quang của Bác. Tình cảm đối với Bác là tình cảm cao cả , nâng cao tâm hồn con người. với những giá trị đó, “Viếng lăng Bác” là một đóng góp quý báu vào kho tang thơ ca viết về Hồ Chủ tịch, vĩ lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
nhà thơ viễn phương vien phuong vieng lang bac
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top