Phân tích tâm trạng của Hai đứa trẻ trong cảnh đợi chuyến tàu đêm

Phân tích tâm trạng của Hai đứa trẻ trong cảnh đợi chuyến tàu đêm

Khác với những nhà văn cùng thời, Thạch Lam tiến đến văn học với một dấu ấn rất riêng. Ông quan niệm rằng: “Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật””. Đó cũng chính là tư tưởng xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm của ông. Và truyện ngắn “Hai đứa trẻ”đã “thổi hồn” tư tưởng ấy vươn lên đỉnh cao.Đặc biệt, dưới ngòi bút nhân đạo của Thạch Lam, những giá trị nghệ thuật sâu sắc đều được kết tinh trong “chính tâm trạng của liên cảnh đợi tàu ”


Thạch lam được biết đến là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Đến với các sáng tác của ông, ta sẽ cảm nhận được hơi thở của hiện thực và lãng mạn đan xen nhau. Không trào phúng như Vũ Trọng Phụng cũng chẳng viết về hiện thực tàn khốc như Nam Cao, thế giới văn chương trong Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu lắng. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập “Nắng trong vườn” . Qua tác phẩm, nhà văn đã thể hiện rõ niềm thương cảm sâu sắc với những cảnh đời nghèo khổ, khao khát một sự đổi thay đến với cuộc đời của họ. Dưới lăng kính hiện thực, cảnh đợi tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã ánh lên tia hy vọng cho hai chị em Liên về một thế giới tươi sáng hơn so với cảnh nghèo túng, tẻ nhạt mọi ngày.


Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình thất cơ lỡ vận phải chuyển về quê- một phố huyện hẻo lánh. Cái phố huyện ấy hiện lên trong thời gian ngắn ngủi bắt đầu từ lúc chiều tàn cho đến đêm khuya, Nổi bật lên giữa thế giới đầy bóng tối là sự ảm đạm của cảnh vật, là cảnh sống lam lũ quẩn quanh của những đứa trẻ nhặt rác, mẹ con chị Tí, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên và hai chị em Liên và An với gian hàng tạp hoá còm cõi,xơ xác. Cuộc sống của hai chị em lay lắt, tẻ nhạt,lặp đi lặp lại thật đơn điệu ,.. Từ cảnh thiên nhiên đến số phận con người đều có một cái gì đó, không tương lai, tăm tối.. Sống trong yên lặng, trong buồn chán, may mắn thay hai chị em Liên cũng tìm được chút niềm vui để mong đợi, để hy vọng. Mỗi đêm, chuyến tàu từ Hà Nội sẽ đi qua phố huyện trong mấy phút. Mỗi đêm hai chị em Liên đều cố thức để nhìn chuyến tàu đi qua.


Ta có thể thấy, trong Phố huyện Cẩm Giàng, không chỉ riêng hai chị em Liên mà tất cả những người dân nơi đây đều mong ngóng thời khắc ấy. Với người dân, họ chờ tàu đến để kiếm thêm miếng cơm manh áo qua vài đồng lẻ, nhưng đối với Liên và An lại khác. Liên “không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.”, Nguyên nhân của sự chờ đợi của chị em Liên còn sâu xa hơn nhiều. Xuất phát từ nhu cầu của đời sống tinh thần, hình ảnh đoàn tàu là niềm vui duy nhất trong ngày ,“Con tàu như đem theo một chút thế giới khác đi qua. khiến Liên nhớ về những ngày quá khứ đẹp đẽ nơi Hà Nội, khi gia đình Liên còn được sống trong những ngày vui vẻ, an yên. Bởi lẽ đó mà Liên “dù buồn ngủ díu cả mắt vẫn cố thức, còn An “mi mắt sắp sửa rơi xuống vẫn không quên dặn chị “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Khi tiếng còi xe lửa ở xa vang lại, Liên cuống quýt gọi em dậy với sự giục giã như k muốn để vụt mất một điều đáng quý và đáng trân trọng..dù đoàn tàu còn ở phía xa, Liên đã trông thấy ngọn lửa xanh biếc, những âm thanh huyên náo “tiếng còi xe lửa”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ”, tiếng xe rít mạnh vào ghi”... Liên và An say mê ngắm nhìn “các toa đèn sáng trưng, lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh…”. Cư dân phố huyện như choáng ngợp bởi sự náo động của đoàn tàu .Thực ra, đó là chuyến tàu không đông đúc như mọi khi, vậy mà nó vẫn đem đến cho hai đứa trẻ biết bao xúc động.


Chuyến tàu qua được miêu tả vô cùng cụ thể từ ánh sáng, hoạt động của người trên các toa, âm thanh xa xa đến tiếng ồn vội vã khi tàu đến.Chúng như muốn xé toạc thứ âm thanh ảo não đang gặm nhấm nơi hai chị em Liên sinh sống. Dù chỉ dừng lại trong giây lát rồi lại tiến vào trong đêm tối, đoàn tàu tựa như một ngôi sao sáng lấp lánh. Sự tương phản về ánh sáng và bóng tối dày đặc bao trùm lấy cảnh vật càng làm ta hiểu rõ sự “khát thèm được chiếu sáng và đổi thay”. Liên xúc động “lặng theo mơ tưởng. Liên ngắm nhìn những luồng sáng rực rỡ mà con tàu đem đến, khác hẳn với ánh đèn dầu tù mù leo lét của quán hàng nước nhà chị Tí và ngọn lửa của bác SiêuVà cứ thế, với sự xuất hiện của đoàn tàu khiến 2 chị em Liên và tất cả người dân nơi đây dần mơ về một thế giới rực rỡ và đẹp đẽ hơn cái thực tại khổ sở, nghèo túng vẫn đang bám víu lấy họ. Với chị em Liên, chuyến tàu từ Hà Nội về không chỉ đơn thuần là hồi ức mà còn là niềm an ủi, liều thuốc chữa lành làm vơi đi mọi chán chường, buồn tẻ của hiện thực.


Và khi tàu dần xa, chỉ còn “cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”, thì cũng chính cuộc sống tẻ nhạt nơi phố thị quay trở lại, và tâm trạng họ lại trở về như ban đầu: chị Tí và bác Siêu về làng, gia đình bác xẩm ngủ ngục trên manh chiếu rách bên đường còn chị dần ngập vào giấc ngủ yên tĩnh. “Bánh xe” của thời gian vẫn quay đều, họ không có niềm vui, không mục đích, hết thảy đều vô nghĩa, dường như những cảnh đời nơi phố huyện chứa đầy bóng tối. Bóng tối ấy không phải là của vũ trụ mà là bóng tối của sự nghèo nàn, khốn khó.đọc đến đây ta sự nhớ đến cái bóng tối chốn nhà lao đầy góc khuất,nhơ nhuộc trong”chữ người tử tù”. Chỉ khác là thứ ánh sáng trong 2 đứa trẻ là đoàn tàu còn trong chữ người tử tù lại là thiên lương rực sáng của Huấn Cao.


Câu chuyện không có một tình huống thật li kì mà . Cái làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Thạch Lam là những rung động nhỏ bé, những biến động thầm lặng mà mãnh liệt trong diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên. Thạch Lam không chọn một điểm nhìn bên ngoài, ông quan sát từ bên trong nội tâm nhân vật bằng cách hóa thân vào Liên – một cô bé mới lớn, nhạy cảm, nhân hậu và giàu mơ ước. Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo cùng giọng văn đậm chất thơ ,nhẹ nhàng mà day dứt . (Thạch Lam đã khắc họa rõ nét tâm trạng mong ngóng, bồi hồi của chị em Liên khi đợi tàu.)…. chuyến tàu tường chừng bình thương nhưng ẩn sâu trong đó là cái nhìn nhân văn .tấm lòng nhân đạo, của nhà văn... Ông viết về những cảnh đời nghèo túng với tấm lòng thương cảm sâu sắc, thể hiện sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân phố huyện. đặc biệt trong thời khắc đợi tàu .


Đến với tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó không chỉ đơn thuần là một truyện ngắn mà nó còn chính là bản cách ngôn của nhà văn với con người và cuộc đời. Thạch Lam đã khéo léo sử dụng chất liệu miêu tả nội tâm chân thực và tinh tế, khiến cho nhân vật Liên trong cảnh chờ tàu càng để lại trong lòng độc giả nhiều đồng cảm. Nhờ đó mà “Hai đứa trẻ” đã để lại trên văn đàn một dấu ấn sâu đậm rất riêng của Thạch Lam - Nhà văn với tâm hồn nhạy cảm, luôn trân trọng và chắt chiu cái đẹp.
1673009465702.png
 
Từ khóa
hai đứa trẻ truyen ngan van 11
535
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top