Phân tích thân phận Mị qua đoạn trích

Phân tích thân phận Mị qua đoạn trích

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Đoạn văn mở đầu, Tô Hoài tập trung khắc họa nỗi thống khổ của Mị. Đó là kiếp sống nô lệ bị hắt hủi, bị chà đạp, bị bóc lột sức lao động một cách tàn bạo:

Một hôm, Mỵ trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mỵ quì, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mỵ cũng khóc, đoán biết lòng con gái:
- Mày về chào lậy tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn quan lại bắt trả nợ. Mày chết rồi, không lấy ai làm nương ngô, trả được nợ, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!

Mỵ chỉ bưng mặt khóc. Mỵ ném nắm lá ngón xuống đất. Nắm lá ngón Mỵ đã đi tìm hai trong rừng. Mỵ vẫn giấu trong áo. Thế là Mỵ không đành lòng chết. Mỵ chết thì bố Mỵ còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ.
Mỵ lại trở lại nhà thống lý.

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mỵ chết. Nhưng Mỵ cũng không còn nghĩ đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử. ở lâu trong cái khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.

Mỵ cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.

nhân vật Mị.jpg

Thân phận tủi nhục của Mị. Ảnh mạng.
"Lần lần mấy năm sau bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến việc ăn lá ngón tự tử nữa". Những câu văn trần thuật chậm rãi, nhịp điệu mòn mỏi. Thời gian qua phép điệp “mấy năm qua, mấy năm sau” như ngắt quãng, ngưng đọng, trì trệ, chậm chạp, diễn tả sự tê liệt tinh thần ở Mị, con người sống vật vờ, lặng lẽ như chiếc bóng. Trước đó, Mị từng có ý định ăn lá ngón để tự tử trước mặt cha. Nhưng vì chữ Hiếu, Mị không chết. Nay cha Mị đã mất, sự ràng buộc cũng không còn. Mị có thể giải thóat số phận nhưng Mị đã không còn nghĩ đến chuyện tự tử nữa. Bởi “ở lâu trong cái khổ. Mị quen khổ rồi". Sự thống khổ đã làm Mị chai sạn, mất hết cả cảm xúc, tâm hồn đã héo úa, sống mà như đã chết.

Con người quen với khổ đau thì sẽ không còn nhận ra sự khổ đau của mình nữa, vì nó đã quen thuộc. Thậm chí, Mị còn nhầm tưởng “Bấy giờ Mị cũng tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa phải đổi cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, đi làm mà thôi". Phép điệp “mình cũng là” kết hợp so sánh mình với trâu ngựa cũng là một cách để thấy Mị đã hoàn toàn khuất phục trước hoàn cảnh, chấp nhận an phận, cam chịu như việc thân phận con ngựa phải đổi tàu ngựa nhà này đến nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, đi làm.

Nhà thống lý đối với nô lệ thì chỉ có công việc Mị tuy là dâu nhưng lại là dâu gạt nợ. Vì thế Mị cũng là con ở không hơn không kém. Thế nên, cuộc sống của Mị trong nhà thống lý là vòng xoáy công việc: "lúc nàocũng chỉ nhớ đã nhỏ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại". Câu văn sử dụng phép điệp, liệt kê thời gian lặp đi lặp lại gợi ra sự quanh quẩn, nhàm chán, bế tắc, tuyệt vọng. Thời gian và công việc như cái vòng lặp bế tắc không lối thoát: "Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bè bắp, và dù lúc đi hải củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bỏ đay trong cánh tay để tước thành sợi”. Tô Hoài chỉ trong một đoạn văn ngắn nhưng đã sử dụng rất nhiều những từ ngữ chỉ thời gian: “tết xong”, “giữa năm”, “đến mùa" ...Thời gian liên tục ấy như vòng xoay nghiệt ngã đã đổ ập lên đầu Mị.

Phép liệt kê được Tô Hoài sử dụng trong đoạn văn mang đến cho người đọc nỗi ám ảnh về cuộc sống địa ngục trong nhà thống lý. Mị như bị khối lượng công việc đồ sộ đè lên cuộc đời: hải thuốc phiện, giặt đay, xe đay, đi nương bẻ bắp, hái củi, bung ngô, tước đay ... Với số lượng công việc ấy, Mị dường như không thể nào còn biết đến niềm vui là gì bởi phải làm việc quần quật, không được nghỉ tay, nghỉ mắt. Trong nỗi thống khổ cùng cực, Mị lại một lần nữa so sánh thân phận mình: “con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân nhai cỏ”. Còn “đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày”. Một bên thong thả nghỉ ngơi “đứng gãi chân nhai cỏ", một bên “vùi vào làm việc cả đêm cả ngày” đã nói hết được tất cả những khổ đau mà Mị phải gánh chịu. Ở một đoạn văn sau đó, có lần chính Mị cũng đã thổn thức nhận ra “mình không bằng con ngựa”. Đó là kiếp sống súc nô đầy đau đớn của Mị.
 
Từ khóa
nhân vật mị vợ chồng a phủ
  • Like
Reactions: Triều Anh
626
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top